Thảo luận dựa trên kết quả xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thảo luận dựa trên kết quả xử lý dữ liệu

Sau khi kiểm tra tất cả các giả định, nghiên cứu kết luận rằng chấp nhận mô hình hồi quy do không vi phạm bất kỳ giả định quan trọng nào trong hồi quy tuyến tính.

Do đó, khi làm sạch và xử lý dữ liệu, nghiên cứu đã rút ra một số kết quả như sau: Sau khi kiểm tra thang đo của từng biến quan sát, dữ liệu kiểm tra cho thấy các thang đo có độ tin cậy cao. Với 5 nhóm biến độc lập (HI, DSD, RR, AH, CP) và 1 biến phụ thuộc (Y) ban đầu, không có thay đổi trong quá trình phân tích.

Y = 0,420 x HI + 0,219 x DSD + 0,222 x RR + 0,116 x AH + 0,130 x CP

Dựa trên kết quả của mô hình hồi quy, có thể thấy rằng các biến độc lập có ý nghĩa thống kê và đều có tác động đến biến phụ thuộc. Trong đó, các giá trị p-value

của các biến độc lập bao gồm HI, DSD, RR, AH, CP đều có Sig. = 0,00 <0,01, do

đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có độ tin cậy 99%.

Hệ số HI = 0,420 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, HI có tác động tích cực đáng kể đến Y và khi HI thay đổi 1 đơn vị, Y thay đổi 0,420 đơn

vị. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Amin (2009), Trivedi (2016), Phạm Thị Dung (2020), Tô Anh Thơ và Trịnh Thị Hồng Minh (2021) Abdel và cộng sự. Do đó, việc nâng cấp

ví điện tử với nhiều sự hữu ích hay, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng luôn yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Hệ số DSD = 0,219 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, DSD

có tác động tích cực đáng kể đến Y, và khi DSD thay đổi 1 đơn vị, Y thay đổi 0,219 đơn vị. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Amin (2009), Trivedi (2016), Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), và Phạm Thị Dung (2020). Điều này chứng tỏ một thực

tế là khách hàng cần học cách sử dụng và thao tác ví điện tử một cách dễ dàng là một phần quan trọng trong ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Hệ số RR = 0,222 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, RR có tác động tích cực đáng kể đến Y và khi RR thay đổi 1 đơn vị, Y thay đổi 0,222 đơn

vị. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết quả nghiên cứu của Swilley (2010), Padiya và Bantwan (2018), Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020), và Phạm Thị Dung (2020) . Đối với việc sử dụng ví điện tử, nhận thức ít rủi ro là yếu tố tạo niềm tin của khách hàng, và khách hàng sẽ nhanh chóng chấp nhận sử dụng ví hơn khi nó hạn chế được những rủi ro.

Hệ số AH = 0,116 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, AH có tác động tích cực đáng kể đến Y và khi AH thay đổi 1 đơn vị,Y thay đổi 0,116 đơn

vị. Điều này chứng tỏ kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và Trần Thảo (2020).

Đặc biệt, nghiên cứu của Phan Trọng Nhân và cộng sự (2020), cho rằng Ảnh hưởng

xã hội có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử của người trẻ tuổi

nhưng kết quả nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy yếu tố này có tác động ít nhất

đến Y trong số 5 yếu tố.

Hệ số CP = 0,130 chỉ ra rằng trong điều kiện khác các biến không đổi, CP có

tác động tích cực đáng kể đến Y và khi CP thay đổi 1 đơn vị, Y thay đổi 0,130 đơn

vị. Nó cho thấy kết quả nghiên cứu là phù hợp với giả thuyết ban đầu cũng như kết

quả nghiên cứu của Padiya và Bantwan (2018), Nguyễn Cường, Nguyễn Trang và

Trần Thảo (2020), và Phạm Thị Dung (2020). Nó cho thấy rằng chi phí là một yếu

tố không thể thiếu trong ý định sử dụng ví điện tử của người dân Vĩnh Long.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Từ những phương pháp xử lý dữ liệu, nghiên cứu kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính được đặt ra ở chương 3 đượcchấp nhận. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức ít rủi

ro, nhận thức ảnh hưởng xã hội và nhận thức chi phí giao dịch. Trong đó nhận thức tính hữu ích là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Từ những kết quả phân tích trong chương

4 sẽ là một cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ví điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Những giải pháp này xuất phát từ việc phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu để các nhà cung cấp có thể phát triển các dịch vụ ví điện tử cũng như nâng cao chất lượng của ví điện tử ở khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)