Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ của các phòng ban, bộ phận

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp. Chuyên ngành Kế toán (Trang 42 - 45)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

2.1.4. Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ của các phòng ban, bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm các cổ đông góp vốm theo luật sở hữu các cổ phần của công ty, có nhiệm vụ bầu ra Hội đồng quản trị và tiến hành đại hội theo định kì để quyết sách các vấn đề của công ty, hoạt động theo sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp.

Ban kiểm soát: Được đại hội đồng cổ đông bầu ra với nhiệm vụ là giám sát sự hoạt động của hội đồng quản trị và kiểm tra các hoạt động đặc biệt là hoạt động tài chính.

Hội đồng quản trị: Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông điều hành các hoạt động kinh doanh và giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động của công ty.

Ban giám đốc:

Tổng giám đốc: Là người thay mặt hội đồng quản trị quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc ủy quyền cho các phó giám đốc, giám đốc các phòng ban quản lí từng bộ phận.

Giám đốc Tài chính: Có nhiệm vụ quản lí hoạt động tài chính của công

ty, định hướng phát triển tài chính của toàn doanh nghiệp, chỉ đạo phòng tài chính kế toán phản ánh các hoạt động của đơn vị.

Giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc phụ trách quản

lí hoạt động kinh doanh và nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác làm ăn, chỉ đạo phòng kinh doanh mua nguyên vật liệu, nhập hàng hóa đặc biệt là hoạt động tiêu thụ hàng hóa.

Giám đốc chất lượng: có nhiệm vụ quản lí các phòng ban liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sảnphẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc phụ trách quản lý

và điều hành các hoạt động sản xuất, đồng thời tham mưu giúp tổng giám đốc tìm ra những quyết định liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các phòng ban:

Phòng Tài chính – Kế toán:

Có chức năng quản lí nguồn vốn của công ty một cách cụ thể chính xác. Hạch toán đúng, đủ nghiệp vụ kế toán tạo điều kiện cho giám đốc quyết định ban hành những quyết định đúng đắn liên quan đến vấn đề tài chính. Kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu, tăng cường công tác quản lí vốn và

sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó.

Tổ chức thực hiện, quản lý và đảm bảo công tác kế toán-thống kê trong toàn Công ty tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, Luật thống kê, Luật Thuế và chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước

và Quy chế tài chính của Công ty.

Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp ban lãn đạo phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng Marketing:

Có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Điều hành việc triển khai chiến lược marketing.

Theo dõi giám sát tiến trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá báo cáo kết quả chiến lược marketing.

Phòng kinh doanh:

Thực hiện các công việc kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp từ khâu mua nguyên vật liệu cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm.

Giúp lãnh đạo tham mưu sản xuất kinh doanh theo sự biến động của thị trường.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hoạch định chiến lược tìm hiểu thị trường

Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho những sản phẩm mới

Xây dựng, quản lý và đề xuất kế hoạch phát triển sản phẩm mới tiên tiến.

Phòng đảm bảo chất lượng:

Giám sát toàn bộ quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.

Phòng kiểm tra chất lượng:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đề ra trước khi đưa ra thị trường.

Phòng nghiên cứu phát triển:

Phụ trách vấn đề nghiên cứu phát triển kinh doanh.

Tìm cách sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng và

nghiên cứu phát triển thử nghiệm sản phẩm mới.

Các phân xưởng:

Trong các phân xưởng thì người đứng đầu là quản đốc phân xưởng. Quản đốc là người lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Phòng cơ điện:

Phụ trách vấn đề máy móc thiết bị sản xuất và cung cấp cho sản phẩm kinh doanh.

Có nhiệm vụ theo dõi thực hiện lắp ráp sửa chữa máy móc khi cần.

Phòng quản trị nhân sự:

Có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách và các vấn đề hành chính trong công ty.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc Luận văn tốt nghiệp. Chuyên ngành Kế toán (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)