1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH
1.4.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm của dự án
a. Giai đoạn hoạt động hiện nay
Công ty TNHH Jiawei đang thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất
đã được phê duyệt theo Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước.
Quy trình công nghệ sản xuất hiện nay của dự án gồm:
❖ Quy trình dệt vải
Quy trình dệt vải của Công ty được trình bày trong Hình sau:
N guyên liệ u (sợi)
Hình 1.7. Quy trình công nghệ dệt vải
❖ Thuyết minh quy trình công nghệ dệt vải:
Nguyên liệu sợi thô (sợi nylon, sợi nhựa polyester) được đưa vào ống quấn sợi quấn theo tiêu chuẩn của từng loại vải cần dệt. Sau khi đạt được thông số yêu cầu sẽ cho ông quấn sợi lên máy dệt và bắt đầu dệt
Dự án sử dụng loại hình dệt kim tròn và dệt kim phẳng. Vải thô được tạo thành sau khi qua máy dệt. Trong quy trình dệt vải không có công đoạn gia nhiệt. Vải thô được chuyển qua quá trình in và nhuộm.
❖ Quy trình nhuộm vải
Thuyết minh dự án “Mở rộng, tăng công suất nhà máy dệt nhuộm, in vải từ 1.800 tấn vải/năm lên 3.600 tấn vải/năm, tương đương tăng từ 6.300.000 m2 vải/năm lên 12.600.000 m2 vải/năm”
Quy trình nhuộm vải của Công ty được trình bày trong Hình sau:
Hình 1.8. Quy trình nhuộm vải
❖ Thuyết minh qụy trình nhuộm vải:
Toàn bộ vải thô (nylon, polyester) từ công đoạn dệt tiếp tục được đưa đến nhuộm vải. Quá trình nhuộm vải được thực hiện bằng máy nhuộm chuyên dụng nhằm mục đích tạo màu theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Đây là công đoạn chính, sử dụng các loại thuốc nhuộm tạo màu cho vải. Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm và phụ gia để tăng khả năng gắn màu. Phần hóa chất và thuốc nhuộm không gắn vào vải đi vào nước thải gây ra độ màu và COD cao của nước thải nhuộm.
Khi nhuộm vải công ty cho vải thô, nước và dung dịch nhuộm trực tiếp vào máy nhuộm. Vải sẽ được ngâm trong dung dịch nhuộm và gia nhiệtliên tục ở 1300C làm cho dung dịch thuốc nhuộm được thấm đều vào vải và phân bố đều trên toàn bộ diện tích của nó. Quá trình cấp nhiệt liên tục cho máy nhuộm
là từ lò nhiệt, lò nhiệt cung cấp nhiệt cho dầu tải nhiệt bao quanh máy nhuộm.
Từ đó, dầu tải nhiệt giữ nhiệt để cung cấp nhiệt liên tục cho quá trình nhuộm. Nhờ đó, thuốc nhuộm được tạo điều kiện để liên kết với vải được đồng đều.
Thuyết minh dự án “Mở rộng, tăng công suất nhà máy dệt nhuộm, in vải từ 1.800 tấn vải/năm lên 3.600 tấn vải/năm, tương đương tăng từ 6.300.000 m2 vải/năm lên 12.600.000 m2 vải/năm”
Nhuộm là quá trình gia công nhằm tạo màu vải sao cho màu đó đều, sâu và bền. Người ta dùng thuốc nhuộm để tạo màu trong công nghệ nhuộm, ứng với mỗi loại vật liệu ta có thể dùng một hoặc vài loại thuốc nhuộm để nhuộm màu. Quá trình nhuộm là quá trình kỹ thuật được hình thành bởi các yếu tố: Vật liệu nhuộm, thuốc nhuộm sử dụng nhiệt độ, các chất phụ trợ, áp suất, dung tỷ nhuộm, thiết bị và phương pháp tiến hành nhuộm. Mỗi loại vật liệu, sản phẩm
sẽ có một qui trình và công thức nhuộm riêng tối ưu cho loại vật liệu, sản phẩm đó.
Để thực hiện quá trình nhuộm, nước, các loại thuốc nhuộm với mức định lượng khoảng 30 kg/tấn vải và phụ gia nhuộm với mức định lượng khoảng 3% lượng thuốc nhuộm sử dụng được vào thiết bị để thực hiện công đoạn nhuộm, trong máy nhuộm vải sẽ được tiếp xúc đồng đều với màu và các loại hóa chất
để tạo khả năng giữ màu và mang đến màu sắc đồng đều cho sản phẩm.
Sau khi quá trình nhuộm hoàn tất, máy nhuộm sẽ xả nước ra khỏi máy nhuộm; sau đó, vắt khô vải bằng phương pháp quay li tâm.
Vải tiếp tục được đưa qua quá trình định hình bằng máy định hình để đảm bảo sự đồng đều của khổ vải.Nhiệt cấp cho quá trình định hình được lấy từ lò nhiệt.
Đến đây tùy theo loại vải, có thể thực hiện công đoạn cào lông hoặc không.
- Nếu vải ít xù lông, vải được chuyển sang công đoạn kiểm tra, đóng gói thành phẩm.
- Nếu một số loại vải xù lông, vải được chuyển sang công đoạn cào lông nhằm loại bỏ lông ra khỏi mặt vải, giúp bề mặt vải trơn mịn hơn.Cuối cùng là công đoạn kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
Quy trình nhuộm không có quá trình hồ vải.
Quy trình in vải
Hiện nay, Công ty chưa triển khai quy trình in vải theo Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước. Quy trình in vải của Công ty được trình bày trong Hình sau
Thuyết minh dự án “Mở rộng, tăng công suất nhà máy dệt nhuộm, in vải từ 1.800 tấn vải/năm lên 3.600 tấn vải/năm, tương đương tăng từ 6.300.000 m2 vải/năm lên 12.600.000 m2 vải/năm”
Hình 1.9. Quy trình in vải
❖ Thuyết minh quy trình:
Vải sau khi nhuộm một phần sẽ xuất bán và một phần được chuyển sang quá trình in.
In vải: được thực hiện bằng máy in chuyên dụng công nghệ trục lăn sử dụng mục in 80% mực gốc nước và 20% mực gốc dầu. Máy in có đi kèm máy chế bản nhằm mục đích in những mẫu hoa văn lên vải để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Trong quá trình in, mực được thấm hút vào bề mặt vải
và cố định tại các bản in theo hoa văn được xác định trước. Mực sau khi thấm hút vào vải được khô tự nhiên không qua quá trình sấy. Sau khi ra máy in, vải được để ổn định màu tự nhiên. Đây là công nghệ in mớiantoàn, ít gây gây ảnh hưởng sức khỏe đến công nhân thao tác in. Hơi dung môi phát sinh trong quá trình in là rất ít do thành phần mực in và dung mối pha mực (nước) rất khó bay hơi trong điều kiện in ấn. Lượng mực in sử dụng khoảng 50 kg/tấn vải, phụ gia. Lượng phụ gia in khoảng 80 kg/tấn vải.Sau khi in vải không giặt và chuyển qua công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm.
Hoàn chỉnh sản phẩm sau khi in, bao gồm các công đoạn:
-Định hình khổ vải nhằm tạo khổ vải thẳng để hoàn thiện sản phẩm. Nhiệt cấp từ quá trình định hình được lấy từ lò nhiệt.
- Cuối cùng là công đoạn kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
b. Giai đoạn nâng công suất
Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Jiawei trong giai đoạn nâng công suất không thay đổi so với giai đoạn hoạt động hiện nay.
Công ty TNHH Jiawei tiếp tục thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất