Ngày nay chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề hát nhép

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 20 - 29)

5. Biểu diễn âm “nhạc nhìn”

5.3 Ngày nay chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề hát nhép

Trước hết, khoan nhắc tới những hạt sạn còn sót lại trên sân khấu ca nhạc Việt Nam hiện nay, một số ca sĩ chuyên lipsync để chạy show kiếm tiền. Đó chỉ là một bộ phận nhỏ và chính vì thế, vơ đũa cả nắm, cho rằng ca

sĩ ai ai cũng muốn hát nhép để chạy show càng nhiều càng tốt là không đúng. Không phải ai cũng muốn hát nhép cả. Hãy nhìn vào những gương mặt ca sĩ có đẳng cấp tại Việt Nam, họ có mức cát-sê đáng nể và hẳn nhiên

là họ không đem việc hát nhép ra làm tiêu chí khi chạy show.

Mỹ Lệ chẳng hạn, vì sao hơn chục năm qua giọng hát của cô vẫn mượt mà truyền cảm đến thể mặc dù cô không hề đến bất kỳ một lớp thanh

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ 13

nhạc nào sau khi tốt nghiệp nhạc viện? Cô hát live, hát live là cách luyện giọng tốt nhất. Ca sĩ là một nghề. Nhưng không phải là sự bóc lột chính bản thân nhằm thu lợi nhuận tối đa. Mỗi ngày chạy show ở năm hay sáu tụ điểm, liên tục trong một thời gian dài để kiếm tiền và tàn phá chất giọng không phải là tiêu chí của những ca sĩ có đẳng cấp - cũng như lipsync không phải là tiêu chí của bất kỳ ai muốn trở thành ca sĩ một cách nghiêm túc.

5.3.1 Giới trẻ thế giói nói chung và Việt Nam nói riêng đang chọn

xu hướng thưởng thức nhạc nhìn&nghe chứ không chỉ là nghe.

Đại bộ phận teenagers thích xem những clip của cô nàng Britney Spears hcm là nghe Faith Evans hát. Vì sao ư? Vì Brit đẹp. Faith không quyến rũ như Brit. Tại sao Ưng Hoàng Phúc có giọng hát chưa mấy thuyết phục nhưng vẫn tạo nên một hiện tượng? Vì anh chàng ca sĩ này "ăn sân khấu"! Chính vì thế, nên chăng việc ca sĩ chăm chút phần nhìn hom một chút còn phần nghe thì có thể lipsync? Liệu có nên lên án họ, những ca sĩ hát nhép không hay là nên nhìn lại chúng ta, những người thưởng thức? Bạn trẻ chọn nhìn, rõ ràng, và vì thế ca sĩ không còn chăm chăm lo hát nữa. Vừa hát vừa nhảy liên tục hầu như là việc làm quá sức. Ngay cả vũ công, những người nhảy múa chuyên nghiệp, sau khi diễn xong một bài còn muốn đứt hơi nữa thì làm sao ca sĩ có thể vừa hát vừa diễn cho hoàn hảo được? Lipsync có là lựa chọn đúng đắn cho những ca sĩ hát nhạc trẻ với thể loại pop, dance... bình dân kết hợp vũ đạo ?

Nói tới vấn đề nhu cầu khán giả thì không thể không nhắc đến show

ca nhạc tụ điểm. Show ca nhạc tụ điểm được ví như một gói mì ăn liền cho khá nhiều fans âm nhạc. Fans của ca sĩ X mua vé đến xem anh X hát, họ mua vé hàng đầu, chuẩn bị hoa và ngồi chờ... Chẳng may ca sĩ X tự dưng bị khản tiếng, những fans kia liệu có đòi hỏi anh X phải cancel show diễn không hay là họ chấp nhận việc anh X lên hát nhép để họ có thể thấy anh?

“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ 14

Còn show tỉnh nữa. Với chất lượng âm thanh của những chưcmg trình ca nhạc tụ điểm tinh hiện nay thì hát live toàn bộ đồng nghĩa với việc "giết" ca

sĩ. Họ có thể làm mất hình tượng của mình chỉ sau năm phút sống chung với dàn âm thanh loại 3 như thể.

Nếu chỉ là để thể hiện đẳng cấp của mình, không lipsync chỉ vì âm thanh không đáp ứng đủ yêu cầu thì có lẽ những fans ca nhạc tỉnh lẻ sẽ chả bao giờ được thấy Mỹ Tâm hay Lam Trường cả. Điều đó có quá bất công với họ không? Cũng như nhu cầu cuộc sổng, vì sao bây giờ chúng ta đòi hỏi phải ăn ngon mặc đẹp, chính vì đã ăn no mặc ấm rồi nên mới có đòi hỏi cao hơn. Âm nhạc cũng vậy, dân thành thị lên án việc hát nhép chỉ vì họ được nghe, nhìn quá nhiều, quá đủ, còn khán giả các tỉnh thì vẫn còn thiếu thốn nhiều, đời sống âm nhạc ở tỉnh lẻ đôi lúc còn ảm đạm, không đủ nghe, thiếu

cả nhìn thì lấy gì mà đòi hỏi?

5.3.2 Hát - Mốt mới của người mẫu

Sau khi tứ ca Ngẫu Nhiên với 4 người đẹp đột phá vào lĩnh vực âm nhạc, người ta thấy N.T.V cũng bỏ sàn catwalk rồi đế cô người mẫu H.N.H

và gần đây là nam người mẫu V. Chuyện người đẹp hát dường như đã trở thành mốt đối với nhiều người mẫu. Nhưng sự thực giọng ca của họ thế nào thì còn là chuyện phải bàn. Có những người mẫu, mặc dù chi hát nhép nhưng cũng có một số nơi quen biết giới thiệu: Sau đây là giọng ca của ca

sĩ N.T, ca sĩ X.T, ca sĩ B.L... những danh xưng mà ngay bạn bè họ ngồi xem bên dưới cũng phải ngạc nhiên vì không biết bạn mình có khả năng đó

từ hồi nào.

Điều đáng nói là sau đó nhiều người trong số này bèn tuyên bố mình

"tự tin" đã có thể trở thành ca sĩ và bắt đầu lo lót chạy show với mác ca sĩ, làm nên một phong trào rầm rộ trong người mẫu. Chỉ tội cho khán giả, rõ ràng nghe người mẫu hát mà bị bắt buộc cả về danh xưng lẫn tiền vé là nghe ca sĩ hát. Điển hình người mẫu V. chưa nỗ lực phấn đấu được bao

“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HỎ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 15

nhiêu, vừa được báo chí ghi nhận qua một vai diễn đầu coi cũng được, liền sau đó phát biểu: "Tôi tự tin trong làng người mẫu bây giờ tôi đã đứng nhất. Tôi bây giờ tự tin mình đang là một diêh viên điện ảnh được nhiều nơi mời, diễn xuất là dam mê của tôi, là sự nghiệp tôi theo đuổi". Chưa đóng được mấy phim cho ra đầu ra đũa, anh này đã vội cho biết đóng phim cực quá, cát-xê ít quá nên nhảy sang làm ca sĩ và tiếp tục tự tin: "Tôi tự tin vào sự thành công của mình khi album cá nhân ra đời. Hiện nay, tôi như N.T.V, H.N.H... đang quá bận rộn cho việc ca hát!".

Tất nhiên, hát mới chỉ là một phần rất nhỏ để giới người mẫu khẳng định sự "tự tin vào năng lực bản thân". Họ tự tin làm đủ mọi chuyện, tự tin đưa ra những tuyên bố gây kinh ngạc... nhưng lại khiến người khác đặt câu hỏi đâu là cơ sở thật cho sự tự tin" đó. Và phải chăng, đang có một sự ngộ nhận trong giới người mẫu ở sự dễ dãi với việc trau dồi năng lực mà điều

đó như là sự xem thường công chúng? Để thành công trong nghệ thuật, người nghệ sĩ cần phải có thực tài. Tất cả những thủ thuật nhằm lăng xê, đánh bóng tên tuổi sẽ giống như con dao hai lưỡi. Chỉ cần quá đà một chút, người chơi dao rất dễ bị đứt tay. Nhiều ca sĩ theo nghề đã lâu mà con đường công danh vẫn thấy mù mịt, liền nghĩ ra cách để tự lăng xê mình. Khởi đầu

là những trang phục không giống ai, hoặc những bộ quần áo mà thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa. Có cô ca sĩ luôn ăn mặc theo kiểu ấn tượng khó nhìn ,

áo thun thể thao ba lỗ màu trắng, nội y lại màu đen, dây nhợ chàng chịt Để tạo không khí cuồng nhiệt (giả), nhiều bầu đã bỏ tiền thuê xe, mua hoa, thú nhồi bông rồi thuê nhiều người bám theo ca sĩ vào các điểm diễn. Những người này có nhiệm vụ hò hét kêu tên ca sĩ, tặng hoa, tặng thú nhồi bông liên tục (con nào con nẩy to gần bằng ca sĩ)... để tạo ảo giác ca sĩ có đông người hâm mộ. Bầu T. là người đi đầu trong phong trào này, tiếp sau đó là hàng loạt ca sĩ bắt chước học theo. Bầu còn dạy ca sĩ tạo giá trị (ảo) bằng cách bất chấp qui định chương trình, phải đi từ dưới khán giả lên để người này níu, người kia kéo, vuốt má, nắm tay.

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 16

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHÓ HÓ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

5.4.1 Nhàm đánh bóng tên tuổi, không ít ca sĩ đã tự tạo xì-căng- đan.

Cảm nhận thời của mình chẳng được bao nhiêu và muốn níu kéo một danh vọng sắp đến đoạn cuối, ca sĩ T. luôn nghĩ ra nhiều chiêu được bạn bè trong giới xếp vào loại hàng độc . Khi còn là ca sĩ độc quyền cho một công ty, công ty này chỉ lăng xê cho cô trong một chừng mực nhất định (có lẽ vì công ty ấy hiểu rõ thực lực của cô đến đâu).

Chính vì thế khi tách ra thành ca sĩ độc lập, chiến lược tự lăng xê của cô xem ra ầm ĩ hơn nhiều. Xuất hiện trên sân khấu bao giờ cũng phải có những

bộ trang phục được thiết kế riêng để trông cô luôn nhí nhảnh, trẻ trung, dễ thương như búp bê. Ở chương trình nào, cô cũng phải tranh thủ giao lưu dài dòng với khán giả. Chiêu tung tin mình và một nam ca sĩ đang nổi yêu nhau xem ra khá thành công. Để củng cố tin đồn, cô và nam ca sĩ ấy đã làm chung album, chụp chung những tấm hình hết sức ấn tượng. Không những vậy, kiểu trả lời ỡm ờ của cô trên các mặt báo, trong những câu chuyện giao lưu còn khiến nhiều khán giả lầm tưởng họ sắp kết hôn đến nơi. Câu chuyện của ca sĩ V.T.T lại khác. Đe mong nổi tiếng, T. chấp nhận phó mặc toàn bộ con người mình cho ông bầu nhào nặn. Đầu tiên là việc từ bỏ cái tên V.T.T để thay bằng cái tên mang hơi hướng tài tử Hồng Công. Tiếp sau

đó là việc ra CD. Bìa của CD phải thật ấn tượng, và thế là một hình ảnh thiếu thẩm mỹ đã gây phản ứng trong khán giả. Kết cục của kiểu lăng xê ấn tượng đó là ca sĩ chưa kịp thành danh đã chết yểu .Ép nổi tiếng, một kiểu khai thác trẻ em để kiểm tiền

5.4.2 Ca sĩ hiện nay

là nghề dễ nổi tiếng và một khi nổi tiếng rồi thì rất dễ hái ra tiền, cũng được đón chào trọng vọng. Không ngạc nhiên là hiện nay có khá đông bạn trẻ đang nuôi mộng và chọn cách tiến thân bằng con đường này, cho dù

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 17

TRƯƠNG ĐẠI HOC MỞ TP.HCM

T H Ư V I Ệ N

khả năng của mình vẫn hạn chế và có người hầu như chưa có chút hiểu biết

gì về kiến thức âm nhạc! Đó là nguyên nhân dẫn tới nhờ kỹ thuật âm thanh

5.4.3 Lại nói các chương trình truyền hình.

Người xem tivi có thể nói 7/10 là xem ảnh, 3/10 còn lại chưa chắc

là nghe. Muốn nghe nhạc với người thật, giọng thật thì chả có lý do gì để ngồi ở nhà bật tivi lên xem cả, người có thật đâu mà đòi tiếng thật, toàn thu

đi phát lại, thế thôi! Show truyền hình, với đặc điểm thu đi phát lại, người làm chương trình ai chả muốn đem lại một chương trình hay, chất lượng hoàn hảo đến cho người xem, người nghe tại gia. Bạn muốn xem Giai Điệu Tình Yêu, show ca nhạc truyền hình có chất lượng hình ảnh lẫn âm thanh hàng đầu hay muốn xem những chương trình truyền hình do các tinh vác camera đến thu live tại một số tụ điểm với chất lượng âm thanh và hình ảnh thuộc vào hàng "đại tệ"? Việc thu phát của show ca nhạc truyền hình cũng giống như việc quay video clips tặng kèm của ca sĩ vậy, phải chăm chút hình ảnh và đạt một số tiêu chuẩn về âm thanh khi phát sóng. Lipsync nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh khi phát sóng, đó không phải là lời biện minh

mà chính là sự thật.

"Nghe truyền hình trực tiếp" là một cụm từ quá lạ tai. Đã gọi là truyền hình tức là truyền tải hình ảnh đến người xem thì phải xác nhận là xem truyền hình chứ không thể nói là nghe truyền hình được. "Nghe truyền hình trực tiếp" lại càng lệch nghĩa vì xem trực tiếp tức là thưởng thức những hình ảnh mà khán giả truyền hình không thể đến tại nơi diễn ra sự kiện tận mắt chứng kiến. Nói "xem truyền hình trực tiếp khác gì nghe đĩa"

để lên án việc hát nhép là hết sức sai lầm. Nghe đĩa tức là không xem hình,

mà xem hình không có nghĩa là không muốn nghe tiếng, và riêng với âm nhạc, tạp âm chính là điều gây khó chịu lớn nhất. Tại sao nhà đài lại không

có quyền giảm thiểu tạp âm và rủi ro bằng lipsync?

Còn vấn đề cuối cùng. Xem hát và xem tuồng khác nhau hoàn toàn.

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 1 8

Ví việc ca SĨ hát lipsync như nghệ sĩ diễn tuồng có lẽ là quá khập khiễng. Diễn tuồng cũng lipsync được sao? Diễn tuồng mà cũng lipsync thì có lẽ cả đến MC cũng phải nhép.

Ca sĩ tại Việt Nam lipsync, tại hải ngoại lipsync, điều đó chả có gì lạ

vì ca sĩ nước khác cũng lipsync. Hồng Kông hát nhép, Trung quốc hát nhép, Mỹ hát nhép, Anh cũng nhép, Hàn Quốc lại càng nhép dữ dội... Thế mới thấy, lipsync không phải là vấn nạn của nền âm nhạc Việt mà chính là một phần tất yếu của làng showbiz thế giới.

5.4.4 Hình thể hay giọng hát?

Đã nói đến nghề biểu diễn thì phải nói đến hình thể, trang phục, đến động tác... Nhưng lạm dụng hình thể và mốt như thời gian qua thì có lẽ chưa thời điểm nào sánh bằng. Các ca sĩ dường như không ai ngần ngại khoe ra những phần rất nhạy cảm ở cơ thể. Trang phục biểu diễn được tính toán đến từng li, sao cho một cái nhún nhăn, một cái lắc mông, một cái cúi chào, một cái uốn vòng eo cũng để lộ cái phần mỹ miều nhất của mình ra. Khát vọng làm mới mình dường như không phải ở cách xử lý bài hát mà là

ở trang phục, đầu tóc, giày dép.

Nhiều nữ ca sĩ còn tập các động tác nhảy múa kỳ công, và đương nhiên, động tác phô diễn thân thể còn dữ dội hơn cả dân múa. Thực lòng

mà nói, khi xem lại những đĩa của Madona cái thời bị coi là “biểu tượng của sex” thì cũng chưa hở hang gì lắm so với một hai nữ ca sĩ thời thượng của ta bây giờ. Còn các nam ca sĩ chẳng lẽ lại khoe cơ thể? Kính chẳng bõ phiền, vì thế cũng lao vào đầu tóc, giày dép, áo quần. Nhìn Đan Trường, Lam Trường, Minh Quân, Phi Hùng, Đào Vĩnh Hưng... nhiều lúc thấy họ giống diễn viên điện ảnh xứ Hàn quá. Người ta mặc đẹp, đầu đẹp — mình bắt chước không sao, nhưng lại quên mất rằng kiểu tóc ấy, trang phục ấy là

để vào vai nhân vật trong phim chứ không phải để đi hát. Lại còn quá hơn khi một số nam ca sĩ trẻ ăn mặc rất giống chị em, động tác cũng rất giống

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 19

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIÁI PHÁP

chị em... Trời!!!

Dĩ nhiên, trong một buổi biểu diễn, phần nhìn rất quan trọng: Ca sỹ

ăn mặc trang điểm thế nào, sân khấu bài trí ra sao. Tuy vậy, yếu tố chiếm vị trí số một của chương trình vẫn là âm nhạc, là sự nghe và thưởng thức giọng hát, giai điệu, ca từ. Vậy mà trong rất nhiều liveshow gần đây, có vẻ việc đầu tư cho phần nghe xem ra không đáng kể so với phần nhìn. Hình như trong bất kỳ live show nào của HTV 7 tổ chức, đặc biệt chương trình Giai điệu tình yêu và Nhóm ca & bạn trẻ, điều kiện bắt buộc là phải có múa phụ họa. Nhiều chương trình, mười tiết mục thì đến tám có múa, nhộn nhịp, mạnh mẽ với những động tác như ... aerobic và nhổ nhăng với những kiểu quần áo nửa kín nửa hở khá kỳ quái của các nhóm múa.

Những ca khúc sôi động trẻ trung cần phụ họa đã đành. Đằng này, nhiều bài nội dung buồn sầu hoặc thuộc thể loại nhạc trữ tình quê hương cũng nhảy múa một cách gượng gạo cưỡng ép rất khó chịu. Phải chăng do bài hát và ca sỹ không đủ hay nên phải nhờ đến múa phụ họa để bớt phần nhạt nhẽo?!

Cao cấp hơn một chút là múa minh họa. Những bài hát truyền thống - cách mạng như ‘Người mẹ của tôi’ (Xuân Hồng) hay ‘Đất nước’ (Phạm Minh Tuấn) chắc chắn phải có hình ảnh người mẹ múa ... đau khổ và những đứa con sụt sùi. Nếu ca khúc nói về khát vọng tình yêu, hẳn minh họa sẽ là thiên thần có cánh hay nàng thơ choàng khăn voan bay xuống từ phía trên sân khấu. Hát về mái trường ? Có ngay những chàng trai cô gái học sinh ngây thơ hồn nhiên, nhí nhảnh dỗi hờn, cười đùa xí xọn, lật sách giở vở một cách rất kịch ... vân vân và vân vân ...

Nếu không có múa minh họa, ca sỹ hãy yên tâm vì đã có ... khói nhân tạo mịt mù bao phủ. Khá nhiều trường hợp, ca sỹ vấp ngã lăn đùng trên sân khấu, làm trò cười cho khán giả do không thấy đường bởi khói quá dày đặc. Khói nhân tạo xong, sẽ có mưa nhân tạo trong những bài hát về mưa để ca

20

LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)