Bản quyên tác giả

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 53)

Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT) vừa ban hành văn bản sổ 132 đề nghị Cục Nghệ thuật - Biểu diễn, Sở VH-TT cần xem xét kỹ trước khi cấp giấy phép sản xuất, biểu diễn, phát sóng các chương trình ca, múa, nhạc có

sử dụng bài hát, bản nhạc không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và tác giả, hoặc chỉ ghi chung chung là nhạc nước ngoài, nhạc Hoa, nhạc Thái, dùng nhạc nước ngoài đặt lời Việt rồi tự đứng tên tác giả... Các đài phát thanh, truyền hình không nên phát sóng ca khúc dạng này. Với văn bản này liệu nhạc

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 3 9

ngoại lời Việt đã đến hồi cáo chung

Bài hát nhảm nhí quá nhiều, lập lờ giữa nhạc ngoại lời Việt và nhạc

và lời made in Vietnam, thỉnh thoảng lại thấy một "trường phái" mới xuất

hiện, gần đây nhất là kiểu hát như nói được người "phát minh" - là một ông bầu nhiều tai tiếng - miêu tả và biện minh đại loại rằng "góc nhìn quá táo bạo nên chưa hợp với nhiều người". Các biện minh ấy cho phép những ca khúc với lời ca không chỉ nhảm nhí mà còn vô duyên, thiếu thẩm mỹ xuất hiện ngày càng nhiều. Một cách để giới làm nhạc "thị trường" khích bác phe "nghệ thuật" vốn đang ngày càng thu hẹp ảnh hưởng của mình.

Các nhạc sĩ tên tuổi có lẽ đã trở nên thận trọng hon khi tung ra ca khúc mới của mình, bởi đon giản những bài hát ấy sẽ bị "soi" rất kỹ dưới nhiều góc nhìn của nhiều lớp người khác nhau với mục đích chung là xem trong bài hát ấy có dấu vết nào của "đạo nhạc" hay không. Trong khi những cây viết nhạc còn gần như vô danh thì cứ thoải mái tung sáng tác của mình

ra, copy thoải mái những điệp khúc, những intro của nhạc Hoa, nhạc Hàn nhưng thường không bị "tóm". Điều lạ là người viết có thể còn rất mới, nhưng những ca sĩ hát ca khúc ấy lại khá nổi tiếng và ăn khách, ca khúc dạng ấy lan tràn trên thị trường từ quán cà phê tới cổng trường học. Và đưorng nhiên là trước đó chúng phải đi qua cửa "duyệt" của nơi cấp phép phát hành, nơi cấp tem. Nhưng có lẽ các nhà quản lý quá bận rộn nên đã không có dịp nhận ra sự giống nhau kỳ lạ giữa những bài hát có tên tác giả Việt Nam với những bài hát nhạc Hoa lời Việt mà cũng chính họ đã cho phép phát hành trước đó.

Quy định mới đây của Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT về việc

"Không sử dụng các tác phẩm âm nhạc không rõ nguồn gốc" chưa chắc đã giúp vãn hồi tình hình bởi với sự bùng phát ca sĩ mới như hiện nay, nhu cầu

về bài hát mới luôn ở mức "quá tải". Những album quá nửa số bài hát là nhạc ngoại lời Việt hiện đang rất phổ biến, một số chương trình ca nhạc

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 4 0

truyền hình do khâu biên tập không kỹ vẫn thường có chuyện để cụm từ

"Nhạc và lời + 1 ca sĩ, nhóm nhạc, nhạc sĩ Việt Nam" trước một ca khúc rõ ràng là nước ngoài. Chuyện này gây ra sự hiểu lầm lớn từ phía khán giả và báo chí với người đã viết lời Việt cho bài hát ấy và cũng không loại trừ trường hợp một số ca sĩ, nhóm hát cố tình lập lờ giữa viết lời Việt và sáng tác. Với trình độ chung còn thấp của đa sổ ca sĩ thị trường hiện nay, việc hát lại bài hát nước ngoài dù có viết lời Việt hay không cũng không bổ sung được chút nào tính thẩm mỹ cho đời sống ca nhạc, chưa kể lời Việt viết dở còn bóp méo tinh thần của bài hát. Nếu tin theo lời Việt thì sẽ ngỡ là nhạc

sĩ, ca sĩ ở đâu cũng hát, cũng sáng tác "não tình" như ở ta cả.

Vào lúc này, "sân chơi" ca khúc đang rất cần đến những người viết nhạc dũng cảm, tự tin ở mình và tác phẩm của mình. Những bài hát dám thách thức mọi sự xoi mói cả với ý đồ nghề nghiệp xen lẫn những định kiến

cá nhân sẽ giúp nâng mặt bằng đời sống âm nhạc đại chúng lên cao hơn một bước, khi những ca khúc nhạc ngoại kém chất lượng không còn hoành hành được nữa và ý thức nghề nghiệp của người sáng tác được củng cố.

1.2.1 các giáo trình dừng làm nền tảng giảng dạy của các nhạc viện

ở Việt Nam hầu như từ trước đến nay đều tham khảo của hệ thống Xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là các giáo trình kinh điển của Liên Xô cũ. Gần đây có

sự kết hợp thông qua việc tham khảo của các học phần, cách tổ chức một số môn học của các nhạc viện ở châu Á như Singapor, Philippin, Thái Lan hay Bắc Kinh và một số nhạc viện khác như của Pháp, Đức... Việc xem xét lại

hệ thống đào tạo là bước đầu tiên và phải nhìn ra được hướng đặc thù trong đào tạo.

Việc có một tác phẩm hay, tác phẩm mới trong thời đại mới đòi hỏi phải có nhiều yếu tố khác nữa. Ngoài yếu tố khách quan còn có yếu tố về

kỹ thuật, sự chuyên sâu về âm nhạc. Vì âm nhạc chúng ta hiện nay mang tính toàn cầu, có sự lan tỏa và giao lưu. Chúng ta không chỉ bó hẹp trong

41

‘•NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ

loại hình phổ thông như những bài hát thông thường, mà phải vươn lên ở lĩnh vực nhạc không lời, nhạc giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch... Chính vì thế nếu không có đào tạo, không có hạt nhân cơ bản thì không thể có tác phẩm hay được, v ấn đề nóng bỏng nhất, bức xúc nhất là làm thế nào để có thể ra đời những tác phẩm hay. Tuy rằng chậm nhưng còn hơn không khi phải quay lại vấn đề đào tạo. Đào tạo ở đây là đào tạo nhạc sĩ sáng tác (xin được nhấn mạnh những từ này). Mỗi năm cả nước cho ra đời khoảng 100 nhạc sĩ nhưng trong 100 người đó ai là máy cái, ai là máy con, ai làm nhiệm vụ gì? Đôi khi chúng ta lẫn lộn giữa số lượng và chất lượng, giữa chức năng và tài năng....

1.2.2 Cần có cái nhìn chặt chẽ và sâu sát hơn từ Bộ GD-ĐT, Bộ VHTT, đặc biệt là vai trò trực tiếp của những người làm nhiệm vụ đào tạo... Cũng cần nói thêm rằng, trong các cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhạc

sĩ Việt Nam, chúng tôi đều đưa ra vấn đề đào tạo. Ngoài nhạc sĩ sáng tác, biểu diễn, lý luận - phê bình, trong những lần kết nạp nhạc sĩ,ca sĩ vào Hội,

có một lực lượng rất lớn là những nhạc sĩ làm nhiệm vụ đào tạo.

Ngày nay ca sĩ trẻ có quá nhiều nhưng quá hụt hẫng. Họ từ đâu ra và được đào tạo như thế nào gần như chẳng mấy ai quan tâm? Chỉ biết rằng càng ngày các ca sĩ trẻ xuất hiện càng nhiều, đến nỗi ít ai kịp nhớ hết tên

họ. Và, đi theo sự bùng phát ca sĩ trẻ là những chuyện tai tiếng, chuyện không hay của nhiều người trong số họ khó có thể thống kê chính xác số lượng ca sĩ hành nghề chuyên nghiệp tại TPHCM hiện nay, nhưng theo Phòng Ca múa nhạc Sở VHTT TPHCM, con số ấy ước lượng lên đến gần 3.000, trong đó hơn 2/3 là ca sĩ trẻ. Họ có mặt khắp mọi sân khấu biểu diễn

ca nhạc từ nhỏ đến lớn, thậm chí trên các chương trình nhạc trẻ của các đài truyền hình, phát thanh. Bằng đủ mọi cách thức tiếp thị, có người nhanh chóng trở thành “sao” chi phối không nhỏ đến thị trường ca nhạc trong nước. 90% ca sĩ không được đào tạo bài bản

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHÓ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 4 2

■Không cần trình độ đại học, ngoại ngữ, vi tính..., chỉ cần có giọng

ca tàm tạm, vóc dáng bên ngoài bắt mắt là có thể trở thành ca sĩ. Đây ỉà đúc kết gần như nằm lòng của giới tổ chức biểu diễn ca nhạc trong nhiều năm nay.

Gần 3.000 ca sĩ đang hoạt động biểu diễn nhưng ước chừng có đến 90% trong số họ không xuất thân từ các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Những người có ngoại hình bắt mắt thường tìm đến các công ty, ông bầu kinh doanh ca sĩ để kiếm cơ hội tiến thân. Ở đây họ được nuôi dưỡng như những chú gà công nghiệp, một món hàng kinh doanh có khả năng thu lợi nhuận và được đánh bóng bằng những chiêu thức lăng xê, quảng cáo hữu hiệu nhất. Chất giọng của họ được biến hóa phù phép từ dở thành hay nhờ công nghệ thu thanh hiện đại.

Những người muốn làm ca sĩ thường xem đây là con đường tiến thân nhanh nhất của họ. Các công ty kinh doanh ca sĩ, các ông bầu ca sĩ từ đó đua nhau ra đời, tất nhiên đã có không ít những giọng ca trẻ mơ sớm thành

ca sĩ nổi tiếng đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” vì bị lừa đảo.

Trong danh sách các ca sĩ nổi tiếng hiện nay tại TPHCM có hơn 80% người đi lên bằng công nghệ lăng xê chứ không phải từ thực tài. Điều này

đã lý giải vì sao các ca sĩ trẻ ở TPHCM có tuổi thọ trên sân khấu ca nhạc rất ngắn và chỉ phục vụ cho một đối tượng khán giả trẻ chỉ chuộng hình thức của ca sĩ hơn là giọng ca của họ. Trong khi đó, những giọng ca phía Bắc xuất thân từ các trường nhạc chuyên nghiệp như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà... trở thành những đại biểu có sức sáng tạo bền

bỉ, được nhiều đối tượng công chúng khác nhau mến mộ.

Thầy chưa giỏi, làm sao có trò hay? Thị trường ca nhạc phát triển dữ dội trong những năm gần đây kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng ca sĩ cho các sân khấu biểu diễn từ nhỏ đến lớn. Các lò dạy thanh nhạc, do các giảng viên thanh nhạc của các trường âm nhạc chuyên nghiệp, một số nhạc

sĩ, ca sĩ nổi tiếng có uy tín tổ chức chiêu sinh giảng dạy tại nhà. Tất nhiên ở

43

“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ

đây không đòi hỏi người tham gia học phải có trình độ văn hóa, năng khiếu thanh nhạc đúng chuẩn tuyển sinh của một trường chuyên nghiệp mà chủ yếu là nhận học trò đào tạo theo nhu cầu của người học về kỹ năng luyện thanh, kỹ thuật thanh nhạc.

Để trở thành một ca sĩ có uy tín không chỉ đon giản có giọng ca tốt

mà đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết nhất định về văn hóa, xã hội, khả năng ứng xử tốt giữa cá nhân với cộng đồng, ý thức công dân, trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với công chúng, xã hội. Điều ngạc nhiên là có những ca

sĩ mà bản thân họ hát chưa ra gì nhưng đã mở lớp đào tạo ca sĩ trẻ. Trong trường họp này, làm sao hy vọng thế hệ học trò của họ có được nhân cách

và tài năng mong muốn?

1.2.3 Vấn đề phục trang của các ca sĩ trên sàn diễn.

Khi nền âm nhạc càng phát triển và có sự giao lưu trên thế giới thì vấn đề phục trang của các ca sĩ ngày càng được chú trọng hon. Hiện nay các ca sĩ Việt Nam đang quan tâm nhiều đến vấn đề ăn mặc, đặc biệt là những ca sĩ trẻ mới bước vào nghề. Và chúng ta đã thấy sân khấu ca nhạc đang dần biến thành sàn diễn thời trang, và các ca sĩ đua nhau thi thố tài năng và óc sáng tạo. Trang phục của ca sĩ đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều giới. Trong tổng số 1,606 người tham gia phỏng vấn thì

có khoáng Vi không đồng tình với cách ăn mặc phản cảm của các ca sĩ hiện

nay, còn lại gần Vi không đặt nặng vấn đề phục trang của ca sĩ .

Cụ thể có gần 1/5 số độc giả tham gia phản đối gay gắt và cho rằng cách ăn mặc này của các ca sĩ thật lố lăng, cần có quy chế cụ thể để giảm bớt các sao lại. Nhiều ca sĩ bước ra sân khấu như bước lên sàn diễn thời trang, trang phục với những kiểu lạ đời, không hề phù hợp với ca khúc đang thể hiện, đi đứng ưỡn ẹo, và vì họ bị phân tâm về phục trang của chính họ, nên đã không thể thổi hồn vào bản nhạc được. Đã có những ca sĩ

“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 4 4

CÓ biểu hiện thiếu tự tin khi ăn mặc quá đà trong biểu diễn: tay cứ phải đưa lên cao thường xuyên để giữa cho vai áo khỏi tuột, hoặc khi ngồi xuống bục sân khấu, thì thỉnh thoảng một tay phải lén thò ra sau để kiểm tra lưng quần

có quá xệ không... Với những phục trang quá “nghèo” và “mát” của các nữ

ca sĩ và “đầy nữ tính” của nam ca sĩ, nhiều khán giả đã không ngăn được những lời phê bình gay gắt và đánh giá thấp giới ca sĩ. quả là “con sâu làm rầu nồi canh”. Do đó, đòi hỏi phải có quy chế cụ thể về phục trang cho ca

sĩ nhằm hạn chế những biểu hiện lố lăng, thiếu tính văn hoá và thẩm mỹ nghệ thuật là giải pháp trước mắt của nhóm độc giả này.

Nhưng xem ra quy chế này cũng còn gây nhiều tranh cãi. Chính vì thế mà có khoảng 7% độc giả nghĩ rằng công luận sẽ là tiếng nói hữu hiệu nhất để điều chỉnh cách ăn mặc của ca sĩ. Thực tế công luận và báo giới đã nhiều lần lên tiếng và phê phán vềhiện tượng này. Đã có những bài báo phê phán, như Ranh giới mong manh giữa “kín” và “hở” : Không ít ca s ĩ vốn là người mẫu, diễn viên, hát chẳng tới đâu cũng cứ làm ca sĩ... những người này không được trời ban cho chất giọng nhưng lại có iru điếm là thân hình đẹp, chính vì vậy để "bắt mắt" khán giả ở phần nhìn, họ ăn mặc rất "bốc".

Khoảng 1/4 số lượng độc giả tham gia chưomg trình lại có cái nhìn

dễ dãi hon. Họ cho rằng kiểu ăn mặc phản cảm này chỉ là “ phong cách trẻ trung hiện đại và thời trang”. Nhiều Fans trẻ hiện nay rất hâm mộ kiểu cách

ăn mặc, đầu tóc, thậm chí còn học tập và bắt chước những ca sĩ có trang phục lạ và khác người này. Chuyện ăn mặc của một số “sao” luôn đánh vào thị hiếu của lớp trẻ hiện nay.

Gần Vỉ ý kiến còn lại (48.13%) thì cho rằng vấn đề trang phục của ca

sĩ là chuyện của ca sĩ, miễn sao họ hát hay và phong cách ăn mặc phù hợp với bài hát thôi. Tất nhiên ca sĩ bên cạnh khả năng và giọng hát của mình

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 4 5

thì Cần phải ăn mặc đẹp, hấp dẫn và gợi cảm nhưng không quá lố lăng. Trang phục phải phù hợp với ca khúc và hoàn cảnh thể hiện. Những khán giả này tuy không quá khắt khe nhưng lại đánh giá cao về sự hài hoà của phục trang và việc lựa chọn, thể hiện ca khúc. Rốt cuộc thì ý thức ăn mặc nằm ở ca sĩ, và họ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của mình trong lòng khán giả.

Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi kết quả thăm dò hàng ngày, tôi thấy những ngày đầu, số lượng người phản đối cách ăn mặc của các sao là rất lớn, chiếm Vi số lượng người tham gia chương trình phỏng vấn (54.3%)

trong khi đó số lượng người không quan tâm đến cách ăn mặc của các ca sĩ, miễn sao họ hát hay và phong cách ăn mặc phải phù hợp với bài hát thì chỉ chiếm gần (20,69%) trên tổng số các ý kiến.

Phải chăng cuối cùng thì chuyện xây dựng phong cách ăn mặc là chuyện của cá nhân ca sĩ ? Họ phải quyết định và chọn lựa thời trang sao cho thể hiện được trình độ thẩm mỹ, nét văn hoá, vừa xây dựng được cho mình nét phong cách riêng để hình ảnh của mình có thể tồn tại lâu dài trong lòng khán giả.

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)