Chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc. Ngay từ trong bụng mẹ chúng ta phải biết giáo dục cho con cái biết tầm quan trọng của
âm nhạc trong việc hình thành nhân cách của con trẻ,tạo cho chúng có cái nhìn đúng đắn về âm nhạc
1.7 Đóng góp của giới truyên thông đại chúng vói thòi đại ngày V ị
nay.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ xxi - thế kỷ mở đầu cho một kỷ nguyên mới mà những năm cuối cùng của thế kỷ XX đã dự báo những sự phát triển vượt bậc về Khoa học kỹ thuật, về Kinh tế, Văn hoá - xã hội. Chúng ta đang bước vào thế kỷ xxi - thế kỷ như nhiều nhà tương lai học
đã dự báo - là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thế kỷ XX có những phát triển rất cao, nhất là sự phát triển của nền Công nghệ thông tin. những năm cuối cùng của thế kỷ XX đã chứng thực điều đó. sự ra đời của máy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 5 2
tính mang ý nghĩa rất quan trọng, trước kia, khi cuộc cách mạng công nghệ với sự ra đời của các máy cơ khí nhằm mục đích cơ khí hoá, tự động hoá là để thay cho cơ bắp. ngày nay, máy tính ra đời đã có khả năng thay cho một phần trí tuệ của con người, khi nền kinh tế tri thức ra đời thì vai trò của trí tuệ ngày càng lớn. chính vì thế công nghệ thông tin không chỉ tác động đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn có mối quan hệ mật thiết - nếu không nói đến sự hỗ trợ rất nhiều đến lĩnh vực thượng tầng kiến trúc trong đó có âm nhạc.
Thế kỷ XX đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báo về vai trò và sức mạnh của các cơ quan truyền thông đại chúng. Trong xã hội hiện đại, thông tin có vị trí quan trọng. Các cơ quan truyền thông đại chúng, trong xã hội hiện đại, thông tin có vị trí rất quan trọng, các cơ quan tuyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh - truyền hình, các trung tâm sản xuất băng đĩa... tạo những ảnh hưởng rất lớn đến thị hiểu và thẩm mỹ
âm nhạc của giới trẻ hiện nay. Bởi vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng rất quan trọng rất quan trọng trong thông tin và định hướng, tôi nghĩ, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến sự định hướng trong thông tin vì thông tin tác động đến dư luận xã hội, thông tin tác động đến thị hiếu và thẩm mỹ
âm nhạc trong thanh niên và nhất là thông tin còn có tác dụng gợi ý làm
theo một các vô thức đối với công chúng trẻ. thế nhưng, cùng một loại hình truyền thông đại chúng nhưng sức mạnh về mặt hiệu quả đã chứng tỏ sự hơn hẳn trong công nghệ thông tin, đó chính là sự phát triển của mạng internet với sự thông tin trực tuyến trên toàn cầu. đó chính là vấn đề mà hội
ta phải đối diện trong thế kỷ mới.
Ngày nay, với sự phát triển của nền công nghệ thông tin chúng ta có thể lập một thư viện mà không cần đến mặt bằng, không cần đến một cơ sở
đồ sộ tốn kém. với một thư viện trên mạng internet hoặc intranet mọi người không.
“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIÁI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 53
A .Đ ư a ăm n h ạ c truyền th ố n g đến các trư ờ n g tiểu học
Dự án có cái tên hơi dài: "Đưa âm nhạc truyền thống về giới thiệu và đào tạo tại các trường tiểu học, phát triển khán giả trung thành cho âm nhạc truyền thống trong tương lai". Nhạc viện Hà Nội trực tiếp thực hiện (Quỹ Ford tài trợ) nhằm thí điểm giáo dục và phát triển thẩm mỹ âm nhạc truyền thống cho các em ở bậc tiểu học (bước đầu tại 7 quận huyện của Hà Nội, mỗi quận hai trường - một công lập và một dân lập) sau 7 tháng thực hiện
đã khép lại giai đoạn một. Tới đây NVHN sẽ báo cáo kết quả với Bộ GD và
ĐT, Bộ VHTT về chương trình thí điểm, có thể sẽ được nhân rộng ra các trường Hà Nội cũng như các tỉnh.
Có đến trực tiếp các trường tiểu học trong đợt thí điểm dự những buổi lên lớp và biểu diễn báo cáo kết quả mới thấy sự hào hứng của các em, đối tượng chính là học sinh lớp 2, lớp 3. Trước khi dự án đến các trường, hầu hết các em chưa biết tới nhạc cụ truyền thống dân tộc thì nay những bầu, sáo, nhị, nguyệt, tỳ bà... đã không còn xa lạ. Lần đầu tiên trong buổi tổng kết năm học của hệ tiểu học ở Trường phổ thông dân lập Phương Nam (quận Hoàng Mai) có phần biểu diễn của một dàn nhạc dân tộc "hoành tráng": hơn hai chục chàng trai cô gái nhí trong trang phục dân tộc vùng núi phía Bắc cùng hoà tấu, độc tấu những bài dân ca rất vui tai, được hàng trăm khán giả đồng lứa cổ vũ nhiệt tình. Một trong những tác phẩm của buổi diễn này được trao giải xuất sắc hội diễn văn nghệ quần chúng Hà Nội - Điện Biên.
Đe có được sự chú ý của các em chẳng phải dễ, trước khi thực dạy, nhóm giảng viên (giảng viên và sinh viên NVHN) đã biểu diễn những bài quen thuộc nhất, sau đó giới thiệu từng nhạc cụ. "Chiêu độc" có tác dụng ngay, kết thúc chương trình các em đã chạy ùa đến chạm vào từng nhạc cụ
và hỏi đủ thứ về những nhạc cụ ấy. Lúc đó các thầy mới hỏi em nào thích nhạc cụ gì, rồi ghi danh sách, sau đó qua một buổi kiểm tra năng khiếu chọn những em có thể học được mới chính thức giảng dạy. Lê Minh Hồng,
54
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ
sv năm thứ 4 NVHN, giảng viên của dự án kể: "Vất vả nhưng vui lắm, vừa chỉ vào một nhạc cụ hỏi em nào thích học thì cả rừng tay giơ lên. Dầu thế thì việc dạy cho các em cũng không hề đơn giản, nhưng khi đã "bắt đúng bệnh" rồi thì các em tiếp thu rất nhanh". Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường cho biết: "Việc đưa âm nhạc truyền thống vào trường học là hợp lý, song song với âm nhạc hiện đại giúp các
em khỏi lãng quên nhạc truyền thống. Sách âm nhạc cũng có một phần dân
ca - học mà chơi, chơi mà học".
Việc phát triển hoạt động này là điều đáng làm, tuy nhiên có lẽ nên dừng lại ở khuôn khổ là một trong những hoạt động ngoại khoá như hiện nay, việc học hay không là sẽ do các em tụ nguyện, có ưu tiên khuyến khích. Mặt khác, nếu nhân rộng cũng không nên làm đại trà mang tính hình thức, cũng sẽ là sự tự nguyện dựa theo điều kiện vật chất cũng như văn hoá của từng địa phương. Đồng thời phải phát huy được thế mạnh đặc trưng mang tính vùng miền. Ví dụ, nếu chương trình này được triển khai ở Bắc Ninh thì thay vì dạy nhạc cụ, giáo trình nên là dân ca Quan họ, hay như vùng Thái Bình là Chèo..., thầy dạy cũng sẽ là các nghệ nhân Quan họ, Chèo... Như thế vừa phát triển được những loại hình âm nhạc truyền thống địa phương, vừa không quá sức cho các địa phương, qua đó phát hiện được những em có khả năng để kịp thời hướng các em đến với âm nhạc truyền thống một cách chuyên nghiệp. Liên kết với các trường âm nhạc, các đơn vị nghệ thuật để có những chương trình nghệ thuật truyền thống đến với nhà trường cũng là hoạt động tốt. Tất cả những điều đó có tác động không nhỏ trong việc hình thành quan điểm thẩm mỹ âm nhạc nói riêng, văn hoá nói chung cho các em sau này.
Hiện nay hệ thống giáo dục âm nhạc chỉ tồn tại trong các cấp học nhà trẻ - mẫu giáo, bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở (lóp 9 chỉ học 1 học kỳ). Chỉ tính riêng ở Tp.HCM, theo Sở Giáo dục - Đào tạo thì môn học Âm nhạc là một trong những môn học chính thức, nhưng trường nào có điều
55
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIÁI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
kiện thì tiến hành, chưa có điều kiện thì không dạy, chẳng sao cả. Như vậy bậc trung học phổ thông và đại học (hoặc trung cấp, cao đẳng các ngành nghề) không có môn học Âm nhạc.
Nhìn khái quát, chúng ta thấy rằng từ khi vào trường mẫu giáo, học sinh được nghe, được học các bài hát nhi đồng, trong đó có một số bài đồng dao hoặc dân ca, hoặc bài hát có mang âm hưởng dân ca nhưng tỉ lệ không đáng kể. Còn lại chủ yểu là hát, nghe những ca khúc mới theo lối viết ca khúc của châu Âu. về nhạc cụ, ngoài chiếc trống con cầm tay, cặp phách hoặc song loan, không hề có bóng dáng của một nhạc cụ dân tộc nào. Đe đệm cho các cháu hát, chủ yếu các cô giáo dùng cây đàn organ với những tiết tấu ngoại quốc, những tiếng đàn mô phỏng lại âm thanh của nhạc cụ châu Âu.
Những bậc học tiếp theo, học sinh cũng học môn Âm nhạc với những điều kiện như thế. Nói như vậy để thấy rằng từ tấm bé, học sinh đã tiếp xúc
và làm quen với âm nhạc mới và những yếu tố, âm sắc nhạc cụ của âm nhạc ngoại quốc chứ không phải âm nhạc truyền thống Việt Nam. Lớn lên trong các sinh hoạt đoàn thể, bạn bè, cây đàn organ và cây đàn guitar là hai nhạc
cụ mà giới trẻ tiếp cận nhiều nhất. Sự tiếp cận và phổ cập âm nhạc phưorng Tây đến mức "có vấn đề" nếu chúng ta tỉnh táo nhìn lại. Bài hát “Happy birthday to you” ngày nay hầu như vang lên trong tất cả các buổi sinh nhật
từ người lớn tới trẻ con là một trong những ví dụ cụ thể nhất.
Âm nhạc (và một số loại hình nghệ thuật khác), trước hết phải “quen” mới đi đến yêu thích. Giao hưởng số 9 của L.v.Beethoven được xem là một kiệt tác đỉnh cao của nhạc cổ điển, song khi trình diễn lần đầu tiên, nhiều ý kiến cho rằng nên "ném nó vào sọt rác" (!) chỉ vì nó quá mới mà người ta chưa quen nghe, không cảm thụ được hết những vẻ đẹp của nó.
Chúng ta mãi băn khoăn tại sao giới trẻ không mặn mà với âm nhạc truyền thống dân tộc, mà chẳng ai chịu nhìn vào việc giáo dục âm nhạc
56
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHÔ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
trong nhà trường. Thực tế, âm nhạc truyền thống của dân tộc là những gì xa
lạ đối với giới trẻ, họ không quen nghe nên khó lòng yêu thích. y
B. Tại sao đàn organ thống soái các lớp học nhạc?
Tâm lý chung của giới trẻ là thích những gì mang tính hiện đại. Thử nhìn một cây đàn piano với hàng phím bóng loáng, với dáng vẻ uy nghi... hay cây đàn organ với vô số nút chỉnh, đèn chớp xanh đỏ... chỉ cần ấn một phím là như có cả một dàn nhạc trình tấu, đệm cho giai điệu với vô vàn âm sắc các nhạc cụ khác nhau...., những ấn tượng đó dễ dàng chinh phục giới trẻ. Tất nhiên, nhạc cụ phương Tây có cấu tạo cũng như những chức năng phản ảnh trình độ khoa học kỹ thuật của một đời sống công nghiệp hiện đại. Nhìn lại lịch sử phát triển của nhạc cụ phương Tây, đó là một quá trình cải tiến không ngừng, với sự góp sức của cả giới âm nhạc và giới khoa học. Neu nhìn cấu tạo của các cây đàn, kèn, sáo Tây phương, chúng ta có thể chạnh lòng khi nhìn lại cây sáo trúc, kèn bầu, đàn cò, đàn nguyệt của chúng
ta. Nhạc cụ của chúng ta còn đầy vẻ hoang sơ của mấy trăm năm trước, chẳng có sự cải tiến nào đáng kể. Cũng chính vì thế mà nhạc cụ dân tộc của chúng ta có thể chỉ độc đáo mà chưa mang tính chất đa năng như một số lớn các nhạc cụ phương Tây.
(Cần nói rõ rằng ở đây, tôi muốn đề cập đến tính năng và tiện ích của nhạc cụ phương Tây, hoàn toàn không có ý so sánh về những giá trị thẩm
mỳ của chúng với nhạc cụ dân tộc).
Trong trường mẫu giáo, tiểu học, một cây đàn organ có thể đệm hát cho một lớp học 30-40 học sinh với đầy đủ giai điệu, tiết tấu, hòa âm mà một nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam khó lòng thay thế. Organ điện
tử còn mô phỏng lại hầu như tất cả âm sắc các nhạc cụ phương Tây (chú ý
là chỉ mô phỏng chứ không phải tái hiện 100% chất lượng âm thanh). Nó đã trở thành phương tiện rất hữu hiệu trong việc phổ cập âm nhạc phương Tây. Người sừ dụng cũng không đòi hỏi một năng khiếu cao và thời gian học tập
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 5 7
cũng không quá dài. Vì thế mà cây đàn organ nghiễm nhiên ngự trị trong hầu hết các tiết học âm nhạc của các bậc học có học môn Âm nhạc và các trường mẫu giáo tại Việt Nam. Vô hình trung, chúng ta đã phổ cập âm nhạc phương Tây (về lĩnh vực nhạc cụ) cho học sinh, làm cho học sinh quen với những âm sắc của nhạc cụ phương Tây.
c . Thử đ ề nghị một giải pháp
Một mặt, các nhà hoạt động âm nhạc phải không ngừng cải tiến nhạc
cụ dân tộc để tăng cường sức diễn cảm, mở rộng tính năng, mang dáng vẻ phù hợp với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được cốt cách truyền thống.
Mặt khác, trong lúc chờ đợi những đề án đưa âm nhạc truyền thống vào học đường với những nội dung cụ thể, chúng ta có thể sử dụng một biện pháp tình thế (và có thể lâu dài nếu có hiệu quả), về mặt thanh nhạc, tăng cường nhiều bài hát đồng dao, dân ca. về khí nhạc, để học sinh làm quen với những âm sắc nhạc cụ truyền thống dân tộc, chúng ta có thể sử dụng công nghệ của đàn organ điện tử, nhưng thay các âm sắc của các nhạc
cụ như: violon, guitar, trompet, piano, clarinette... bằng âm sắc của các nhạc cụ truyền thống dân tộc như: tranh, bầu, sáo, nhị, nguyệt... Thay tiết tấu bộ gõ bằng những tiết tấu mang tính dân tộc. Thay các nhạc cụ gõ (thể hiện các tiết tấu) bằng các nhạc cụ gõ Việt Nam như trống đại, trống chầu, trống com, cồng, chiêng, mõ trâu, sanh tiền, song loan ..v.v...
Như thế, cũng với phương tiện cây organ điện tử, chúng ta đệm các bài hát bằng nhạc cụ gõ dân tộc và học sinh sẽ được làm quen với những
âm sắc của nhạc cụ dân tộc từ tẩm bé. Thỉnh thoảng có thể tổ chức một buối trình diễn các nhạc cụ dân tộc để học sinh tận mắt mục kích những nhạc cụ dân tộc thật sự (hoặc cho học sinh đi xem các buổi biểu diễn nhạc
cụ truyền thống dân tộc). Những buổi biểu diễn này không cần phải có những nghệ sĩ danh tiếng, mà có thể mời một CLB âm nhạc dân tộc cấp quận/huyện, hoặc các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện của nhạc viện,
58
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
các trường nghệ thuật... Từ chỗ nghe quen, được tiếp xúc từ nhỏ, âm nhạc dân tộc sẽ "ngấm" vào máu thịt trẻ em. Và khi những nhạc cụ dân tộc đã trở thành phổ biến trong xã hội, vấn đề cải tiến nhạc cụ sẽ có sự tham gia góp sức của nhiều ngành, nhiều giới và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Vấn đề là chúng ta có thể làm như thế không? Trên nguyên tắc là được, người ta có thể thay đổi hình dáng và toàn bộ âm sắc nhạc cụ trên cây organ điện tử như mong muốn. Để thực hiện điều đó có nhiều phưong cách.
Ví dụ thưong lượng với một hãng nhạc cụ điện tử nào đó để thực hiện và có thể chúng ta sẽ phải tốn một số tiền lớn. Nhưng để đầu tư một việc hữu ích cho nhiều thế hệ thì đó lại là chuyện nhỏ. y /