Múa minh hoạ loạn xạ

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 39)

1. Thực trạng của “nhạc nhìn”

1.4 Múa minh hoạ loạn xạ

Nhu cầu có múa minh họa khi biểu diễn của ca sĩ trẻ ngày càng tăng

đã dẫn đến tình trạng nghiệp Thời gian gần đây, múa minh họa xuất hiện

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 2 9

ngày càng nhiều trong các chương trình ca nhạc. Hầu như mỗi lần ca sĩ hát nhạc trẻ xuất hiện trên sân khấu thì lập tức có một nhóm múa minh họa kèm theo. Múa minh họa để che lấp khiếm khuyết của giọng ca Từ Lam Trường, Mỹ Tâm, Đan Trường, Phương Thanh đến Thanh Thảo, Nguyễn Phi Hùng, Vũ Hà, Việt Quang và cả những ca sĩ chưa tạo được tiếng vang lớn trong làng ca nhạc đều thường xuyên cần sự hỗ trợ về vũ đạo của các

vũ đoàn. Không riêng gì các thể loại nhạc nhảy mà ngay cả những ca khúc nhạc trữ tình chậm buồn như một số ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhiều ca sĩ cũng cần đến múa minh họa.

Múa minh họa có 2 dạng: múa trang trí (làm đẹp thêm cho sân khấu)

và múa thuyết minh (được dàn dựng trên nội dung của ca khúc). Múa minh họa trên sân khấu ca nhạc trở nên bị lạm dụng khi ngày càng có nhiều ca sĩ trẻ xuất hiện với giọng ca và phong cách biểu diễn còn yếu. Họ dùng múa minh họa như một cách để che lấp phần khiếm khuyết giọng ca của mình. Với nhu cầu lớn về múa minh họa của nhiều ca sĩ, nghề múa minh họa trở thành nghề... dễ sống. Kết quả tất yếu là sự hình thành rất nhiều vũ đoàn múa minh họa tại TPHCM.

A. Vũ công, biên đạo: Phần lớn nghiệp du. Ở TPHCM hiện có hơn

300 vũ công (độ tuổi từ 16 đến 28). Tuy nhiên, đội ngũ vũ công có tay nghề lại chiếm phần ít ỏi, khoảng 20%. số này được tuyển chọn từ các lớp đào tạo chính quy trong trường múa, hoặc những giáo viên dạy nhảy của Trường Múa TPHCM kết hợp lại thành một vũ đoàn. Trong khi đó, số vũ đoàn được hình thành từ sự “ngẫu hứng” chiếm đa số. Đó là trường hợp các

vũ công kết thúc 3 khóa học nhảy hiện đại tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa (học phí trung bình 50.000 đồng/khóa/tháng). Tại đây, các vũ công được trang bị những bước nhảy disco, rap, techno, hip-hop, break dance, twist rock căn bản. Thấy ngoại hình đều nhau, hợp tính nhau, thể là họ kết

“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỎ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 3 0

hợp lại thành một vũ đoàn. Sau đó, nhờ các mối quan hệ hoặc người đỡ đầu móc sô giùm, các vũ đoàn này nghiễm nhiên xuất hiện trước công chúng.

Và những màn múa minh họa trở thành những bài tập thể dục cứng nhắc, nhàm chán là điều dễ hiểu, số vũ công có tay nghề ít đã đành nhưng số biên đạo múa giỏi hiện nay lại càng hiếm hoi. Với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm một diễn viên múa, nhiều người đã chuyển sang làm biên đạo múa cho nhiều nhóm múa tự phát. Thiếu sự sáng tạo của người biên đạo múa khi dàn dựng, nhiều tiết mục múa chỉ đom thuần là sự lắp ráp các động tác lại với nhau.

B. Vũ đạo: Theo ỷ thích của ca sĩ. Nhiều ca sĩ sử dụng nhóm múa

minh họa cho ca khúc của mình nhưng yêu cầu nhóm múa phải minh họa theo ý tưởng do họ đưa ra. Do đó, nhiều ca khúc có nội dung một đàng nhưng múa minh họa lại đi một nẻo. Lý giải cho nhiều tiết mục minh họa rối rắm và vô vị, nhiều vũ công cho biết rằng dù vẫn biết có những ca khúc không cần minh họa nhưng nếu ca sĩ yêu cầu, họ vẫn làm vì đó là công việc, là cuộc sống. Một số biên đạo múa cho rằng tiền nào của đó, tức là khi được trả tiền công cao thì người biên đạo múa sẽ dàn dựng kỹ lưỡng hơn và

vũ công cũng sẽ nỗ lực hơn. Một vũ công được trả thù lao trung bình 150.000 đồng/ca khúc. Nhưng nếu tiền cát sê trả quá thấp thì chất lượng của tiết mục sẽ không được bảo đảm.

Nhìn nhiều tiết mục múa minh họa trên sân khấu ca nhạc, nhiều khán giả chán ngán: “Minh họa như thế thà không có còn hơn”. Người có thâm niên trong nghề biên đạo múa cũng phàn nàn rằng ngay cả họ dù là người trong nghề, cũng không thể hiểu được nội dung của nhiều tiết mục múa minh họa. dư hóa múa minh họa trên sân khấu ca nhạc

Nhìn chung, các vũ đoàn xứ ta chưa tạo được phong cách riêng, vũ đạo chủ yếu đều cóp nhặt từ những chương trình hải ngoại, những video-

“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ 31

clip của các ngôi sao nhạc trẻ quốc tế ... Do vậy, sự trùng lặp về động tác là chuyện khó tránh khỏi. Để ý kỹ những chương trình như Nhịp cầu ảm nhạc,

Giai điệu tình yêu ... có thể thấy điều ấy. Một lý do nữa của sự trùng lặp

động tác: không đầu tư kỹ về biên đạo bởi chạy sô quá nhiều, nên có trường hợp “bê” nguyên xi vũ đạo ca khúc nước ngoài lên sân khấu phụ hoạ cho bài hát Việt. Nếu gọi chuyện nhạc sỹ copy giai điệu là “đạo nhạc”, không biết phải gọi việc copy vũ đạo là gì đây?

Phàm nghề gì dễ có danh, có tiền, lập tức có sự cạnh tranh cả lành mạnh lẫn không lành mạnh, nghề múa phụ họa vốn chỉ làm nền cho ca sỹ, thu nhập không cao cũng vậy. Thấy nhiều vũ đoàn nổi tiếng, “ăn nên làm ra”, một số bạn trẻ “bon chen” học múa một, hai tháng ở NVH Thanh Niên rồi tự thành lập nhóm đi xin show diễn. Họ múa, nhảy như ... tập thể dục,

tự ý phá giá, đi cửa sau, nhờ vả các mối quan hệ để được lên sàn diễn, lên

TV dù phải diễn free (miễn phí).

Một phần của tài liệu Nhạc nhìn ở thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng giải pháp khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)