1. Thực trạng của “nhạc nhìn”
1.5 Ý kiến của các nhà chuyên môn
Âm nhạc trên sóng phát thanh luôn phù hợp với nhiều đối tượng công chúng và đáp ứng được mọi nhu cầu thưởng thức. Trong số đó, thính giả trẻ
là đối tượng quan trọng. Thế hệ trẻ dễ bị chao đảo trước tình hình thị trường
âm nhạc lộn xộn hiện nay, thế nên, âm nhạc trên sóng phát thanh càng quan trọng hơn trong vai trò định hướng cho họ.
TS. Phạm Ngọc Quang, Trưởng khoa Ngữ văn - Báo chí Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đưa ra một thống kê bỏ túi ông thực hiện trên gần
300 sinh viên của khoa này. Kết quả: 74% sinh viên có nghe nhạc và 26% không thích nghe. Điều dễ hiểu là 56% trong số họ ưa chuộng nhạc trẻ, nhưng khá lạ là số thích nghe nhạc ngoại tương đương với số thích nghe nhạc truyền thống cách mạng với cùng tỷ lệ 38%. Thống kê thực hiện đối với những sinh viên đang ở ký túc xá tại Linh Trung, Thủ Đức, một địa bàn
32
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
mà sinh viên ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động giải trí như trong nội thành. Sinh viên chỉ thường xuyên nghe nhạc trên đài nên rõ ràng các con số trên phản ánh sự tác động của làn sóng phát thanh đối với nhu cầu giải trí của họ.
Ngoài Đài TNVN gần đây mở thêm hệ âm nhạc thông tin giải trí VOV3 đáp ứng nhu cầu nghe nhạc chất lượng, đa dạng, "nóng" hon thì phải
kể đến Đài TNND TP.HCM với hàng loạt chương trình và sân chơi âm nhạc rất ăn khách trên sóng phát thanh: Tuyển chọn giọng ca hay, Nốt nhạc thứ bảy, Làn sóng xanh, Quà tặng âm nhạc, Còn mãi những bài ca... Các
chương trình đều phục vụ công chúng nói chung, nhưng vẫn có thính giả của riêng mình, đấy là điểm đáng chú ý.
Không chỉ là chuyện âm nhạc trên sóng phát thanh mà còn là chuyện chung của nền âm nhạc Việt Nam. Các loại hình nghệ thuật đều phải luôn gắn bó với công chúng, riêng đối với âm nhạc, phương tiện kết nối hiệu quả nhất, sâu rộng nhất vẫn là phát thanh. Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần đúc kết:
"Xã hội hiện nay có quá nhiều thứ phương tiện nghe nhìn, khó có thể mà tập trung vào việc nghe bằng tai được. Nhưng dù cuộc sổng có thế nào đi nữa, nghe nhạc bằng tai vẫn là phương cách có tính chuyên nghiệp nhất, tác động mạnh mẽ nhất"
Cùng với sự phổ cập của Internet và các phương tiện nghe nhìn khác,
âm nhạc lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trên sóng phát thanh hiện đại. Nói đen khái niệm "Phát thanh hiện đại", không chỉ là nói đến việc đổi mới về trang thiết bị kỳ thuật, máy móc, mà trước hết là việc đổi mới quy trình và công nghệ phát thanh. Điều này mở ra cho âm nhạc những khả năng mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc phải thay đổi. Trước tiên là việc thay đổi cơ bản kỹ thuật thu thanh, từ Analog chuyển sang Digital, từ băng từ chuyển sang đĩa CD hoặc DAT. Kỹ thuật số cho phép các phòng thu thanh cho ra những sản phẩm âm nhạc có độ nét cao
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 33
hơn, tránh được tạp âm đến mức tối đa. Âm thanh các bài hát sẽ rõ hơn, sáng hơn. Điều quan trọng là có thể lưu giữ lâu dài hơn trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu. Từ đây mở ra một khả năng là sẽ có một thư viện tin học kỹ thuật sổ về âm nhạc, mà khi kết nối mạng, các Ban Biên tập và từng
cá nhân biên tập viên đều có quyền khai thác và sử dụng. Làm được việc đó không hề đơn giản, hiện nay, trong kho băng còn lưu giữ một trữ lượng khá lớn các tác phẩm âm nhạc, đã được thu thanh trong vòng hơn 50 năm qua, chưa kể đến nguồn băng đĩa nước ngoài, hầu hết đều là băng từ. Việc làm cần thiết là phải chuyển được số băng này sang đĩa CD hoặc nạp vào ổ cứng. Hiện nay tại Nhạc viện Hà Nội đã xây dựng xong một thư viện tin học âm nhạc, với phương thức bảo quản và khai thác băng đĩa như mô hình trên. Khi đã nắm được nguồn âm nhạc một cách chủ động, các BTV dễ dàng chọn cho mình những bài hát, bản nhạc, kể cả nhạc cắt, nhạc sang trang cho phù họp với nội dung. Như thế là bức tranh âm nhạc trên sóng sẽ phong phú và đa dạng hơn nhiều. Phát thanh hiện đại tác động đến việc sản xuất các chương trình âm nhạc. Xu hướng là có nhiều chương trình âm nhạc được sản xuất tại chỗ, tức là thu thanh trực tiếp từ các buổi hoà nhạc,
ca nhạc trên sân khấu hoặc từ những phòng thu - khán phòng (Studio- concert hall). Kỹ thuật phát thanh hiện đại cho phép truyền những tín hiệu chất lượng cao trực tiếp đến thính giả thông qua 1 kênh (hoặc 1 đài) âm nhạc 24/24 giờ từ các địa điểm khác nhau. Cùng một lúc ta có thể theo dõi hoạt động âm nhạc tại nhiều địa phương, nhiều loại hình (ca nhạc nhẹ, hát chèo, cồng chiêng Tây Nguyên, hoà nhạc giao hưởng...) ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ và giải trí được nâng cao. Âm nhạc trong phát thanh hiện đại còn cho phép đưa các sản phẩm âm nhạc, những tác phẩm ca nhạc có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử, các giọng ca, tiếng đàn xuất sắc, tiêu biểu của dân tộc đến với đông đảo khán thính giả và bạn bè quốc tể. Trong suốt hơn
50 năm qua, âm nhạc trên sóng phát thanh Đài TNVN đã gắn liền với từng bước đi lịch sử, là những trang sử bằng âm thanh, ghi lại những chặng
“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 3 4
đường của đất nước. Những cống hiển của các nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công, biên tập viên âm nhạc trên làn sóng phát thanh là vô cùng to lớn. Trong thời
kỳ đổi mới, trước những đòi hỏi của xã hội, âm nhạc Việt Nam càng phát huy vai trò quan trọng của mình nhằm góp phần giữ vững định hướng nghệ thuật, khẳng định là dòng âm nhạc chính thống, góp phần vào sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên sóng phát thanh.Tuy nhiên "Phải nói một điều hơi buồn là phát thanh giờ đây dường như chỉ dành cho người nghèo Phát biểu của nhạc sĩ Trần Xuân Tiến
cũng là điều mà nhiều đại biểu muốn nói tại hội thảo Không gian âm nhạc
trên sóng phát thanh do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức vào ngày
16/3/2004 tại TP.HCM. Tuy nhiên, trước thực tế sóng phát thanh giờ đây chỉ còn phục vụ cho đại bộ phận nhân dân vùng nông thôn, Ông Võ Minh Quang, Giám đốc Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Đồng bằng Sông Cửu Long, khẳng định: "Bà con nông thôn van là đổi tượng chủ yếu của sóng phát thanh. Một nơi dù đã có hay chưa có điện, cải radỉo vẫn là phương tiện chủ yếu để giải trí. Hơn 90% hộ nông thôn ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay có trong nhà chiếc radio, họ dùng để nghe đài từ ruộng vườn nhà đến khi đi biển".có ý kiến cho rằng không khéo phát thanh sẽ...
chết khi phải chen chân giữa một rừng phương tiện nghe nhìn giải trí hiện đại hấp dẫn của thời buổi này. Rõ ràng loại hình báo nói đã không còn "một mình một chợ" như trước đây mà phải bước vào cuộc cạnh tranh thiếu cân sức với những đối tượng đầy ưu thế: truyền hình, internet, băng đĩa Trong tình hình đó, không gian cho âm nhạc trên sóng phát thanh cũng chịu hệ lụy. Ban âm nhạc Đài TNVN đưa ra nhiều tự vấn: "Sổ lượng thỉnh giả ở một sổ khu vực, nhất là ở các đô thị ít đi có phải vì chất lượng âm nhạc trên sóng phát thanh giảm hay còn vì lý do nào khác nữa? Có phải âm nhạc trên đài đang xuống cấp, giẫm chân tại chỗ? Thính giả trẻ nghe đài ngày càng
ít đi, làm gì để thu hút họ?".
Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã gợi ý: "Các Đài phát thanh nên tổ
LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 3 5
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
chức hai dạng chương trình. Một là loại chương trình mà thính giả thích cải gì nghe cái đó, thậm chỉ một bản giao hưởng họ chỉ muon nghe một chương. Còn khỉ đã chủ động giới thiệu đến với thính giả thì phải có cách dẫn giải tương đối khái quát cho họ. Bổ cục chương trình sao cho khéo. Phát thanh cũng có giờ vàng, giới thiệu tác phẩm mới mà phát vào sảng sớm hoặc nửa đêm khi mà thính giả đã đi ngủ thì hỏng".
Nếu cách đây khoảng 3, 4 năm đài truyền hình chỉ có mỗi tháng vài chương trình ca nhạc tạp kỷ định kỳ đơn thuần mang tính giải trí, thì bây giờ “bùng phát” chương trình ca nhạc, game show ca nhạc, ngoài tính giải trí còn góp phần phát triểnca sĩ, định hướng thị hiếu công chúng.
Khi thị trường âm nhạc bùng phát như lúc này thì cũng là lúc các đài truyền hình “nhảy” vào. Dù mới là khởi đầu nhưng đang hứa hẹn khá nhiều điều, nào là đầu tư đưa ca sĩ trở thành những ngôi sao nhạc nhẹ, nơi cho những tài năng thực sự được tỏa sáng... Khởi xướng chương trình này là Đài truyền hình Việt Nam,các chương trình của HTV.. Tất cả những cuộc cạnh tranh lành mạnh của đài truyền hình cho thấy sức xem của công chúng đối với sân khấu âm nhạc vô cùng lớn. Bằng cách này hoặc cách khác công chúng đều tiếp cận được với hầu hết chương trình của đài, đưa ra những lời nhận xét chính xác, sắc sảo. Tự bản thân họ tạo ra được luồng dư luận riêng của mình ngoài báo chí, chứng tỏ trình độ thưởng thức của họ ngày càng cao. Hiện nay đài truyền hình gần như “độc quyền” nhất là hai kênh truyền hình có lượng khán giả lớn là VTV và HTV, chính vì truyền hình chi phối thị hiếu công chúng rất lớn đã tạo ra một sức hút đối với mọi ngưới đặc biệt
là giới trẻ
Trước khi tổ chức một chương trình tạp kỳ, bầu sô thường giao phần
lo sân bãi cho "ngoại vụ". Nhiệm vụ chính của người này là tìm bãi đất trống có sức chứa từ 1.000 khán giả trở lên, sau đó liên hệ với phòng VHTT
ở địa phương thỏa thuận ký hợp đồng. Trung tâm văn hóa và các phường ở
“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ 3 6
vùng ven TP HCM có bãi đất trống (sân tập lái xe, sân banh) rất tích cực trong việc cho thuê địa điểm tổ chức, bởi chính quyền địa phương cũng muốn có món ăn tinh thần cho người dân trong khi địa phương chưa thể tự
tổ chức những chương trình văn nghệ tương tự. Thông thường mấy ông
"bầu" khi đến địa phương đều mang danh nghĩa được Sở VHTT thành phố cấp phép, nên chính quyền sở tại ít quan tâm nội dung chương trình, dễ dãi trong việc thỏa thuận giá cả sao cho đôi bên cùng có lợi.
Sáng sớm, bộ phận quảng cáo có nhiệm vụ treo băng rôn và quảng cáo bằng xe loa. Hàng chục tấm vải ghi tên ca sĩ với những danh xưng thật
"bốc" được căng lên. Thôi thì đủ cả, nào là "ngôi sao top ten", "ngôi sao tài danh", "siêu sao ca nhạc" Nhiệm vụ của bầu sô lúc này là liên hệ với các ca
sĩ hát lót, nhạc công, các nhóm hài, sau đó mời vài ca sĩ "sao". Riêng bộ phận dựng rạp, sân khấu thì "bầu" chỉ việc nhấc điện thoại alô. Họ sẽ có mặt ngay, dù chẳng được trả một khoản tiền nào nhưng bù lại sẽ được
"bầu" ưu ái nhường độc quyền khoản cho thuê ghế ngồi (từ 2.500 đến 3.000 đồng/cái) gỡ vốn. Chính vì thế mà trong mỗi đêm, một bầu sô có thể tổ chức từ 1 đến 3 chương trình tạp kỹ ở 3 điểm khác nhau mà hoàn toàn không bị động về ca sĩ.
Trước khi tổ chức chương trình, bầu sô hay dò hỏi tâm lý khán giả địa phương để mời bằng được vài "sao" về làm "đinh". Các "bầu" đều có trong tay hàng... loạt số điện thoại của ca sĩ dạng này, chỉ cần một cú điện thoại, báo thời gian và địa điểm, họ sẵn sàng có mặt và không đòi hỏi ra giá như các sao "đinh". Minh Dũng, một ca sĩ chuyên hát nhạc tiệc cưới ở quận
5 TP HCM và là ca sĩ lót thường xuyên cho chương trình tạp kỹ của "bầu" Minh Quân, cho biết: "Hát tạp kỹ thoải mái lắm, tuy cát-xê chỉ 100.000- 200.000 đồng nhưng có thể tự do tặng hình và khán giả dễ biết mình hơn là hát ở tiệc cưới". Thu Thảo, tốt nghiệp Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP
“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ 3 7
HCM, nói: "Mặc dù đã qua trường lớp đào tạo đàng hoàng, nhưng nếu không có người đỡ đầu thì khó có chỗ đứng trên sân khẩu. Vì vậy, tôi chấp nhận làm ca sĩ lót cho chương trình tạp kỹ để rèn nghề và cũng để kiếm sống". Một nhạc công trước đây thường xuyên chơi nhạc cho các chương trình dạng này cho biết, nhiều bầu sô muốn cho xôm tụ và đông khán giả nên treo băng rôn danh ca này, tài danh nọ, nhưng thực chất những "danh
ca, tài danh" đó chỉ là những ca sĩ hát lót hạng xoàng, cát-xê chỉ bằng 1/70 hay 1/100 của ca sĩ "đinh".
Sau ca sĩ "đinh", nhạc công là "đứa con cưng" thứ hai của các bầu sô, bởi họ là người "chữa cháy" cho chương trình bằng những bản hòa tấu khi
ca sĩ chưa kịp đến. Có nhiều cách bầu sô mời nhạc công, giao người dẫn chương trình lo ban nhạc, gọi một nhạc công quen và giao cho người này tự
lo liệu việc điều thêm một số nhạc công khác, hoặc "ráp tay" từng nhạc công thành ban nhạc. Do xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên khi
"ráp tay" lại, các nhạc công thường bất đồng trong lúc biểu diễn. Người đánh theo kiểu nhà hàng, người theo kiểu trường lớp, người chơi kiểu tự do
mà giới chơi nhạc thường gọi là "full". Lúc lên sân khấu, họ chỉ đánh 3-4 ca khúc đầu, thời gian còn lại chủ yếu đứng "làm màu" bởi các ca sĩ đều sử dụng phương tiện kỹ thuật phòng thu thay thế giọng hát thật. Chính vì thế, khán giả chẳng lạ gì cảnh ca sĩ đang hát, nhạc công ngồi thụp xuống sửa đàn hoặc bỏ xuống sân khẩu hút thuốc tỉnh bơ!
Khán giả ở các vùng ven, ngoại thành khá dễ tính. Họ không quá kén chọn nội dung chươngtrình mà chỉ mong được nhìn mặt ca sĩ mình yêu thích. Anh Tuấn, một khán giả xem đêm diễn ngày 14/8 ở Nhà Thiếu nhi quận 12 TP HCM, cho biết: "Em không thích mấy chương trình như vậy vì giống như ca nhạc phục vụ tiệc cưới ở nhà hàng. Nhưng vì bạn gái em muốn được nhìn mặt Kim Tiểu Long nên mới vào đây". Hiện nay, các ca sĩ
“NHẠC NHÌN” Ờ THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÃN HOÁ 38
được bà con vùng ven quen mặt và hâm mộ nhất là: Ngọc Scm, Ngọc Hải, Ngọc Hà, Chế Thanh, cẩm Ly... Khán giả chỉ cần nhìn thấy mặt nghệ sĩ là
đã toại nguyện, thậm chí có "sao" lên sân khấu hát ít, cười nói nhiều nhưng khán giả vẫn vỗ tay rần rần
“NHẠC NHÌN” Ở THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH HIỆN NAY THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
C h ư ơ n g in