TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THÁNG 10/2019

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Cần Thơ (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CHUNG CƯ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THÁNG 10/2019

Theo kết quả điều tra tháng 10/2019 của Cục thống kê Thành phố Cần Thơ như sau:

Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp điều tra 10 tháng so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng so với cùng kỳ (%) +7,64 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng so với

cùng kỳ (%)

+10,81

Tổng thu ngân sách lũy kế đến 20 ngày tháng 10/2019 so dự toán

HĐND giao đạt (%)

69,64

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2019 so tháng 12/2018 (%) +2,71 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng 2019 so cùng kỳ (%) +1,47

Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ

3.2.1 Công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tháng 10 tăng 2,03% so với tháng trước và tăng 9,46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,30%; ngành phân phối điện tăng 24,48%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 5,61% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng do các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh nhằm kích thích sự phát triển trong khâu sản xuất, tìm kiếm nhiều giải pháp để rút ngắn thời gian và chi chí sản xuất tạo môi trường sản xuất ổn định, thị trường hàng hoá và nguồn nguyên liệu bình ổn nên sản phẩm làm ra từng bước tạo được niềm tin nơi khách hàng.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 10 tăng 0,99% so tháng trước và tăng 1,03% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng chỉ số tiêu thụ tăng 1,80% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ

29

tăng như: Sản xuất đồ uống tăng 7,52%; hàng dệt tăng 23,75%; sản xuất trang phục tăng 5,83%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 6,41%; dịch vụ in ấn tăng 21,51%; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu tăng 21,48%; sản xuất kim loại tăng 10,56%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 10,16%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 5,55%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/10/2019 là 77,03% so với cùng kỳ.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 10/2019 tăng 0,31% so với tháng trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,17%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,33%

và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 0,20%. Số lao động tại các doanh nghiệp không có biến động nhiều, vẫn giữ mức ổn định và lao động bình thường.

3.2.2 Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản

3.2.2.1 Nông nghiệp

Trồng trọt:

- Cây lúa: Diện tích lúa vụ Thu đông toàn thành phố ước đạt 64.248 ha,

đạt 107,58% so với kế hoạch (kế hoạch là 59.720 ha); thấp hơn 9.823 ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân: Do giá lúa đầu vụ thấp, nên người dân đã chủ động xả

lũ nhằm tạo phù sa cho đất; Tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Thạnh.

- Cây hàng năm: Toàn thành phố gieo trồng cây hàng năm khoảng 14.797

ha, cao hơn cùng kỳ 1.121 ha. Nguyên nhân: Diện tích tăng tập trung chủ yếu cây mè ở quận Ô Môn, Thốt Nốt do vụ lúa Đông xuân năm nay thời tiết không thuận lợi và có rất nhiều diện tích lúa bị cháy rầy, giá lúa xuống rất thấp nên bà con chuyển sang trồng cây mè. Ngoài ra do giá rau màu đang đứng ở mức cao đảm bảo lợi nhuận sau khi thu hoạch nên bà con nông dân chuyển sang trồng màu và UBND quận, huyên đang phát động bà con nông dân phát triển diện tích rau màu sạch, chất lượng cao cung cấp cho thị trường.

- Cây lâu năm: Diện tích cây ăn quả ước khoảng 19.369 ha, chiếm 92,4% tổng diện tích cây lâu năm, tăng 1.107 ha, bằng 6,06% so cùng kỳ. Chủ yếu tăng

ở nhóm cây nhiệt đới, cận nhiệt đới tăng 3,96%, cây xoài tăng 1,49%; sầu riêng tăng 188 ha; mãng cầu tăng 156 ha;...Nguyên nhân: Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố được các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đầu tư đê bao khép kín bảo vệ vườn cây ăn quả, vận động nông dân cải tạo vườn tạp và đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa ngày càng bạc màu do hằng năm nước lũ về thấp làm cho chi phí sản xuất tăng cao trong khi năng suất lại giảm, chuyển sang phát triển vườn cây ăn trái

để tăng hiệu quả kinh tế.

30

Chăn nuôi:

Trong tháng, trên địa bàn thành phố không xảy ta dịch bệnh tai xanh ở heo, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh cúm gia cầm.

Bệnh dịch tả heo Châu Phi từ ngày 23/5/2019 đến ngày 30/9/2019 bệnh xảy ra tại 2.336 hộ chăn nuôi heo thuộc 76 xã, phường của 09 quận, huyện. Tổng số heo trong ổ dịch khoảng 65 ngàn con, số heo bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy là 58 ngàn con với khối lượng khoảng 3.346 tấn. Số heo theo dõi tại 14

hộ chăn nuôi là 438 con. Ngành Nông nghiệp đã thực hiện các giải pháp đồng

bộ để phòng, chống dịch theo quy định. Dịch tả heo Châu Phi có dấu hiệu chậm lại, số hộ bình quân xảy ra dịch bệnh trong ngày khoảng 5 hộ (27 hộ/ngày trong tháng 8/2019), số con tiêu hủy bình quân trong ngày khoảng 62 con (674 con/ngày trong tháng 8/2019).

Ngành chăn nuôi thành phố phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với thị trường, các mô hình liên kết trong chăn nuôi theo chuỗi giá trị; khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường; các mô hình chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị; tập trung công tác quản lý giống vật nuôi, quản lý chặt chẽ việc tái đàn, kiểm soát yếu tố giống, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi.

3.2.2.2 Lâm nghiệp

Với vị trí địa lý của thành phố Cần Thơ hiện nay, diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn tập trung, bà con nông dân chỉ trồng cây phân tán ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn... tiếp tục chăm sóc các cây lâm nghiệp trồng phân tán đã trồng, đồng thời khai thác các cây đủ tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu xây dựng, làm chất đốt trong đời sống....

3.2.2.3 Thủy sản

Trong tháng, diện tích nuôi thuỷ sản đã thu hoạch được tiến hành cải tạo

để thả nuôi cho vụ mới. Hiện nay giá cá tra giảm sâu ở mức 19.000 – 19.500 đ/kg, (cá từ 650 – 800 g/con), với giá này người nuôi lỗ 3.000 – 4.500 đồng/kg (giá thành cá tra 22.000 – 24.000 đồng/kg). Giá giảm mạnh so với các tháng đầu năm vì người dân thả nuôi quá nhiều làm cung vượt cầu.

3.2.3 Thương mại – Dịch vụ

Thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố diễn ra trong tháng khá sôi động. Hàng hóa, tiêu dùng đa dạng phong phú. Nhìn chung giá cả của nhiều mặt hàng dịch vụ tiêu dùng tương đối ổn định. Tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ 10 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng tương đối ổn định. Tuy

31

nhiên, trong những ngày đầu tháng 10 triều cường dâng cao đã làm việc kinh doanh mua bán của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp gặp khó khăn. Ước tính tháng 10/2019, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 11.145,12 tỷ đồng tăng 10,66% so cùng kỳ. Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 6.564,10 tỷ đồng tăng 10,42% so cùng kỳ, thành phần kinh tế cá thể đạt 3.271,21 tỷ đồng tăng 10,92% so cùng kỳ, thành phần kinh tế Nhà nước đạt 1.093,81 tỷ đồng tăng 9,30% so cùng kỳ.

Phân theo ngành kinh tế thì ngành Thương nghiệp chiếm 81,83% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 10/2019 đạt 9.120,51 tỷ đồng tăng 9,81% so cùng kỳ. Khách sạn nhà hàng ước đạt 863,02 tỷ đồng tăng 15,21% so cùng kỳ. Du lịch lữ hành ước đạt 39,55 tỷ đồng tăng 10,05% so cùng

kỳ. Dịch vụ ước đạt 1.122,05 tỷ đồng tăng 12,20% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Thành phố ước tính 10 tháng năm 2019 đạt 111.270,63 tỷ đồng tăng 10,81% so cùng kỳ, trong đó thành phần kinh tế tư nhân ước đạt 65.481,62 tỷ đồng tăng 11,02% so cùng kỳ, thành phần kinh tế cá thể ước đạt 32.703,01 tỷ đồng tăng 10,91% so cùng kỳ, thành phần kinh tế Nhà nước ước đạt 10.925,96 tỷ đồng tăng 9,40% so cùng kỳ.

Phân theo ngành kinh tế thì ngành Thương nghiệp chiếm 81,80% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 10 tháng năm 2019, ước đạt 91.022,49 tỷ đồng tăng 10,19% so cùng kỳ; Khách sạn nhà hàng ước đạt 8.627,47 tỷ đồng tăng 15,27% so cùng kỳ. Du lịch lữ hành ước đạt 411,33 tỷ đồng tăng 10,32% so cùng kỳ. Dịch vụ ước đạt 11.209,33 tỷ đồng tăng 12,55%

so với cùng kỳ.

3.2.4 Ngành Tài chính – Tín dụng

3.2.4.1 Tài chính ngân sách

* Thu ngân sách: Thực hiện đến ngày 20 tháng 10 năm 2019, tổng thu NSNN 10.428,89 tỷ đồng, đạt 69,64% dự toán. Trong đó, thu nội địa là 8.45,99

tỷ đồng với các nguồn thu chủ lực như thu thuế khu vực công thương nghiệp, dịch vụ. Ngoài quốc doanh thu được 1.969 tỷ đồng, đạt 91,18% dự toán. Thu từ doanh nghiệp nhà nước 1.303,36 tỷ đồng, đạt 81,21% so với dự toán. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 852,38 tỷ đồng, đạt 69,30% so với dự toán. Thuế thu nhập cá nhân 720,66 tỷ đồng, đạt 81,89% so với dự toán. Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2019 hoạt động thu thuế hải quan ước đạt 445,87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,28% trong tổng thu ngân sách nhà nước và đạt 44,59%

so với dự toán.

32

* Chi ngân sách: Ước tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2019 ngân sách đã chi 7.773,26 tỷ đồng, chiếm 64,49% dự toán, bao gồm hoạt động chi tiêu đầu tư phát triển 3.397,31 tỷ đồng, chi thường xuyên 4.298,62 tỷ đồng.

3.2.4.2 Tín dụng ngân hàng

Vốn huy động đến cuối tháng 10 năm 2019 ước đạt 78.700 tỷ đồng, tăng 0,95% so với đầu tháng, tăng 8,55% so với tháng 12/2018. Trong đó, vốn huy động VNĐ là 76.900 tỷ đồng, chiếm 97,71%, tăng 0,90%, vốn huy động ngoại tệ là 1.800 tỷ đồng, chiếm 2,29%, tăng 2,97% so với đầu tháng; vốn huy động ngắn hạn là 52.300 tỷ đồng, chiếm 66,45%, tăng 1,0%, vốn huy động trên

12 tháng là 26.400 tỷ đồng, chiếm 33,55%, tăng 0,83% so với đầu tháng. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 10 năm 2019 ước đạt 85.800 tỷ đồng, tăng 1,07% so với đầu tháng, tăng 10,53% so với tháng 12/2018, trong đó dư

nợ cho vay VNĐ đạt 81.500 tỷ đồng, tăng 1,08% so với đầu tháng, chiếm 94,99%, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 4.300 tỷ đồng, tăng 0,99% so với đầu tháng, chiếm 5,01% trong tổng dư nợ cho vay; Phân theo thời hạn dư nợ cho vay ngắn hạn là 46.300 tỷ đồng, tăng 1,14% so với đầu tháng, chiếm 53,96%, dư nợ cho vay trung dài hạn 39.500 tỷ đồng, tăng 0,99% so đầu tháng, chiếm 46,04% tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu đến cuối tháng 10 năm 2019 ước là 1.600 tỷ đồng, chiếm 1,86% trong tổng dư nợ cho vay.

Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất trên địa bàn phổ biến như sau:

- Lãi suất huy động VNĐ: Lãi suất huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới

1 tháng phổ biến mức 0,2 - 1,0%/năm; lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng mức 5,0% - 5,5%/năm; lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng phổ biến 5,5% - 6,8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,8% - 7,4%/năm tùy theo từng loại kỳ hạn.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên tối đa 6,5%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến từ 7,0% - 9,0%/năm đối với ngắn hạn, 9,0% - 11%/năm đối với trung, dài hạn.

- Lãi suất USD: Lãi suất huy động thực hiện theo quy định là 0%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn 4,0% - 5,0%/năm, trung dài hạn 5,0% - 6,5%/năm.

33

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Cần Thơ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)