Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Cần Thơ (Trang 63 - 67)

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sử dụng phân tích nhân tố để loại biến không phù hợp trong phân tích này được thực hiện qua hai bước sau:

(1) 25 biến quan sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,50

sẽ bị loại. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, với phép xoay Varimax, biến quan sát D3 bị loại bỏ do có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5. Hệ số Eigenvalue là 1,204 lớn hơn 1 và hệ số KMO = 0,631 (>0,5), do đó đạt yêu cầu cho phân tích nhân tố. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy có 5 nhân tố được rút trích từ 24 biến quan sát sau khi loại bỏ biến quan sát “Thiết kế và trang trí bên trong căn hộ”. Tổng phương sai trích bằng 81,291%, điều này cho biết 5 nhân tố này giải thích đến tận 81,291% biến thiên cho dữ liệu.

(2) Sau khi loại bỏ biến quan sát “Thiết kế và trang trí bên trong căn hộ”

ở bước 1, còn 24 biến quan sát được đưa vào phân tích một lần nữa để đảm bảo các biến quan sát thuộc các nhân tố, có hệ số tải nhân tố là lớn hơn 0,5 và được phân bổ đều trên các nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ta rút ra được ma trận xoay nhân

tố qua bảng 4.19 như sau:

Bảng 4.19: Kết quả phân tích EFA

hiệu

Biến quan sát Thành phần

1 2 3 4 5 6 7

S5 Khoảng cách

đến khu vực

trung tâm

0,933

S6 Khoảng cách

đến trục đường

chính

0,896

S2 Khoảng cách

đến trường học

0,889

S1 Khoảng cách

đến chợ

0,883

S4 Khoảng cách

đến nơi làm

việc

0,763

50

T2 Thu nhập 0,944

T6 Thời gian thanh

toán

0,934

T1 Giá căn hộ 0,932

T3 Phương thức

thanh toán

0,834

T8 Lệ phí trước bạ

mua chung cư

của khu dự án

0,587

D8 Vị trí căn hộ

trong tòa chung

0,911

D6 Vị trí chung cư

trong khu dự án

0,880

D7 Thời gian xây

dựng chung cư

0,834

D4 Cảnh quan

xung quanh

chung cư

0,706

M3 Ô nhiễm môi

trường xung

quanh

0,924

M2 Tiếng ồn xung

quanh

0,839

M4 Tình hình an

ninh chủa tòa

chung cư

0,832

D2 Tính pháp lý

của căn hộ

0,908

D1 Diện tích căn

hộ

0,810

D5 Chất lượng xây

dựng chung cư

0,694

K1 Diện tích nhà

bếp

0,961

K4 Diện tích

phòng khách

0,936

K6 Mật độ an ning

của căn hộ

0,937

K5 Đảm bảo về an

toàn phòng

cháy chữa cháy

0,892

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019

51

4.2.1.1 Đặt tên và giải thích nhân tố

Sau khi xác định được các nhân tố mới được hình thành từ các biến quan sát các nhân tố khác nhau nên phải đặt tên lại cho các nhân tố mới sau khi thực hiện phép xoay nhân tố, để thực hiện phân tích hồi qui nhị phân Binary Logistic. Các nhân tố mới được đặt tên như sau:

Nhân tố A1 được hình thành từ các biến quan sát (S5,S6,S2,S1,S4) của nhân tố “Khoảng cách đến các vị trí trung tâm thành phố” nên đặt là “Khoảng cách”.

Nhân tố A2 được hình thành từ các biến quan sát (T2,T6,T1,T3,T8) của nhân tố “Tình trạng tài chính” nên đặt là “Tài chính”.

Nhân tố A3 được hình thành từ các biến quan sát (D8,D6,D7,D4) của nhân

tố “Đặc tính của chung cư” nên đặt là “Đặc tính tòa chung cư”.

Nhân tố A4 được hình thành từ các biến quan sát (M3,M2,M4) của nhân

tố “Môi trường cảnh quan của khu dân cư” nên đặt là “Môi trường cảnh quan”. Nhân tố A5 được hình thành từ các biến quan sát (D2,D1,D5) của nhân tố

“Đặc tính của chung cư” nên đặt là “Đặc tính căn hộ”.

Nhân tố A6 được hình thành từ các biến quan sát (K1,K4) của nhân tố

“Không gian sống của căn hộ” nên đặt là “Không gian sống bên trong căn hộ”.

Nhân tố A7 được hình thành từ các biến quan sát (K5,K6) của nhân tố

“Không gian sống của căn hộ” nên đặt là “Không gian sống bên ngoài căn hộ”.

4.2.1.2 Diễn giải kết quả

Bảng 4.20: Thang đo các yếu tố quyết định mua căn hộ đã hiệu chỉnh

Nhân tố Tên Ký hiệu Các quan sát

A1 “Khoảng cách”

S5 Khoảng cách đến khu vực trung tâm S6 Khoảng cách đến trục đường chính S2 Khoảng cách đến trường học S1 Khoảng cách đến chợ

S4 Khoảng cách đến nơi làm việc

A2 “Tài chính”

T2 Thu nhập T6 Thời gian thanh toán T1 Giá căn hộ

T3 Phương thức thanh toán T8 Lệ phí trước bạ mua chung cư của khu

dự án

A3 “Đặc tính tòa

chung cư”

D8 Vị trí căn hộ trong tòa chung cư D6 Vị trí chung cư trong khu dự án D7 Thời gian xây dựng chung cư D4 Cảnh quan xung quanh chung cư

52

H1

H2

H3

H4

H5

H6

H7

A4 “Môi trường

cảnh quan”

M3 Ô nhiễm môi trường xung quanh M2 Tiếng ồn xung quanh

M4 Tình hình an ninh chủa tòa chung cư

A5 “Đặc tính căn

hộ”.

D2 Tính pháp lý của căn hộ D1 Diện tích căn hộ

D5 Chất lượng xây dựng chung cư A6

“Không gian

sống bên trong

căn hộ”

K1 Diện tích nhà bếp K4 Diện tích phòng khách

A7 “Không gian

sống bên ngoài

căn hộ”

K6 Mật độ an ninh của căn hộ

K5 Đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa

cháy

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019

Kết quả phân tích nhân tố đã đưa ra mô hình đo lường quyết định mua căn

hộ chung cư trong các dự án dân cư của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ là tổ hợp của các thang đo: ”Khoảng cách”, “Tài chính”, “Không gian sống bên trong căn hộ”, “Đặc tính tòa chung cư”, “Đặc tính căn hộ”, “Môi trường cảnh quan” và “Không gian sống bên ngoài căn hộ”.

4.2.1.3 Mô hình hiệu chỉnh

Qua kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.20 cho thấy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân ban đầu được xác định lại có 7 biến quan sát mới. Do đó, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại. Trong đó, quyết định mua căn hộ chung cư trong các khu dự án của thành phố là biến phụ thuộc (biến nhị phân 1;0) và các biến độc lập là các nhân tố qua kết quả phân tích nhân tố như ”Khoảng cách”, “Tài chính”, “Không gian sống bên trong căn hộ”, “Đặc tính tòa chung cư”, “Đặc tính căn hộ”, “Môi trường cảnh quan” và “Không gian sống bên ngoài căn hộ”.

Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Khoảng cách (A1)

Đặc tính căn hộ (A5)

Tài chính (A2)

Đặc tính tòa chung cư (A3)

Môi trường cảnh quan (A4)

Không gian sống bên trong căn hộ (A6)

Không gian sống bên ngoài căn hộ (A7)

QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ CHUNG

53

Quyết định mua căn hộ chung cư (QĐMCC) = f(A1,A2,A3,A4,A5,A6,A7) Trong đó: QĐMCC là biến phụ thuộc, các biến A1,A2,A3,A4,A5,A6,A7

là biến độc lập.

A1: Khoảng cách

A2: Tài chính

A3: Đặc tính tòa chung cư

A4: Môi trường cảnh quan

A5: Đặc tính căn hộ

A6: Không gian sống bên trong căn hộ

A7: Không gian sống bên ngoài căn hộ

4.2.1.4 Các giả thuyết mô hình hiệu chỉnh

Các giả thuyết trước kia về mô hình nghiên cứu được đề xuất ban đầu không còn phù hợp, mô hình nghiên cứu sẽ được diệu chỉnh lại sau khi có các nhân tố mới. Do đó, từ mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh thành các giả thuyết mới cho mô hình nghiên cứu mới. Các giả thuyết mới cho mô hình được đặt ra như sau:

H1: “Khoảng cách” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân.

H2: “Tài chính” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn hộ chung

cư của người dân.

H3: “Đặc tính tòa chung cư” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân.

H4: “Môi trường cảnh quan” có sự ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân.

H5: “Đặc tính căn hộ” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn

hộ chung cư của người dân.

H6: “Không gian sống bên trong căn hộ” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân.

H7: “Không gian sống bên ngoài căn hộ” có sự ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư của người dân thành phố Cần Thơ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)