8. Phương pháp thu thập thông tin
2.3. Công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại huyện Triệu Phong
2.3.4. Hoạt động hỗ trợ nạn nhân
Tai nạn bom mìn được xem như là một trong những thảm họa thảm khốc nhất trong các cuộc xung đột vũ trang và đặc biệt là sự ảnh hưởng của chúng đối với người dân còn kéo dài đến tận sau thời gian chiến tranh đã kết thúc, trong đó có vấn đề nạn nhân bị tai nạn do bom mìn còn sót lại gây ra. Theo thống kê, sau chiến tranh, thông thường số người bị tai nạn bom mìn còn sống bao giờ cũng nhiều hơn số người bị tử vong do bom mìn. Những nạn nhân
sống sót thường bị thương tật và hầu hết mất khả năng lao động, sinh hoạt bình thường lại đòi hỏi những giúp đỡ từ gia đình, cộng đồng về mặt chăm sóc, lương thực, y tế và cả về tinh thần. Do đó, hỗ trợ nạn nhân luôn được xem là một hoạt động nhân đạo nằm trong khuôn khổ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
Hỗ trợ nạn nhân là chương trình cần thiết góp phần vào sự phát triển cộng đồng, giảm bớt gánh nặng không chỉ cho cá nhân người bị nạn mà còn gia đình, địa phương nơi họ sinh sống. Theo thống kê của chính quyền huyện Triệu Phong, trong những năm qua đã có một số hoạt động hỗ trợ nạn nhân của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế được thực hiện tại địa bàn huyện.
Mặc dù trong thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương đã quan tâm nhiều đến vấn đề này song do điều kiện khó khăn, kinh phí còn eo hẹp nên nguồn hỗ trợ chưa đáp ứng được hết nhu cầu nạn nhân. Chỉ có một số nạn nhân ở các xã Triệu An (1%), Triệu Hòa (2%), Triệu Tài (8%), Triệu Thành (4%), Triệu Thượng (2%), Triệu Trạch (1%) đã nhận được hỗ trợ từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước.
Nạn nhân ở một số địa phương cũng nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức Phi chính phủ, bao gồm Ái Tử (14%), Triệu An (1%), Triệu Ái (2%), Triệu Đông (1%), Triệu Long (1%), Triệu Thành (27%), Triệu Thượng (11%), Triệu Trạch (1%).
Các nạn nhân khác may mắn nhận được nguồn hỗ trợ kết hợp từ Nhà nước và các tổ chức Phi chính phủ, tuy nhiên, số lượng nạn nhân và số xã này không nhiều, chỉ có Triệu Ái (1%), Triệu Giang (6%), Triệu Long (2%), Triệu Thượng (1%), Triệu Vân (1%) [43].
“Trên cơ sở nắm bắt, quản lý các đối tượng là nạn nhân bom mìn tại địa phương, xã thực hiện công tác điều phối, phân bổ các nguồn tài trợ và các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng như hỗ trợ kinh phí chữa trị, huy
động tham gia các khóa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu; xác nhận đối tượng được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế…” (TLN cán bộ, Nữ, cán bộ
chính sách xã).
Từ số liệu trên có thể thấy rằng, hoạt động hỗ trợ nạn nhân tuy có đã có
sự quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây của chính quyền và các tổ chức quốc tế nhưng vẫn chưa tương xứng với số lượng nạn nhân, hộ gia đình nạn nhân, cho nên rất cần sự giúp đỡ hơn nữa từ bên ngoài.
Như vậy, hầu hết các hoạt động giải quyết vấn đề bom mìn đều đã được thực hiện trên địa bàn huyện Triệu Phong. Tuy thời gian thực hiện chưa lâu nhưng bước đầu các hoạt động đã đạt được những kết quả khả quan: một phần diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn đã được rà phá, làm sạch và đưa vào phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như trồng cây, làm đường giao thong, xây dựng công trình…; người dân đã được nâng cao một phần nhận thức về tai nạn bom mìn và cách thức phòng tránh tai nạn; được hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần nhằm vượt qua khó khăn, thương tật, phát triển kinh tế,
ổn định cuộc sống sau tai nạn…
Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng còn những hạn chế nhất định.
Phần lớn các hoạt động này đã không diễn ra theo trình tự mong đợi của một hoạt động tổng thể lồng ghép trong chiến lược phòng tránh bom mìn. Các hoạt động diễn ra theo chu trình đơn lẻ và chưa phân định theo hệ thống ưu tiên. Quy mô các hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chương trình
rà phá mới thực hiện trên diện tích rất nhỏ tại địa bàn các khu vực ưu tiên trong khi những báo cáo về bom mìn cho thấy chúng xuất hiện khắp nơi với
số lượng và mức độ dày đặc. Việc hỗ trợ nạn nhân mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ chung cho các đối tượng mà chưa có sự chú ý đến các đối tượng nạn nhân đặc thù như nạn nhân bom mìn là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi… Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành, các
cơ quan chức năng với những hoạt động ngày càng tăng cường về số lượng và chất lượng.
Tiểu kết chương 2
Theo thống kê của cơ quan chức năng, số lượng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại địa bàn huyện Triệu Phong rất lớn, phân bố rộng khắp các địa bàn và với nhiều chủng loại khác nhau.
Tai nạn bom mìn xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, sức khỏe, tính mạng người dân và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong
đó nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức và sự hiểu biết còn hạn chế của người dân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn bom mìn hiện nay.
Trong những năm qua đã có nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn được triển khai tại địa phương và bước đầu mang lại những kết quả tích cực, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bom mìn, hỗ trợ nạn nhân sau tai nạn. Tuy nhiên, các hoạt động trên vẫn còn những hạn chế nhất định
và cần được đẩy mạnh hơn nữa để làm tốt hơn công tác này nhằm khắc phục triệt để hậu quả của bom mìn đối với đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Triệu Phong.