Các hoạt động nhằm mục đích lấy ý kiến của nhóm, giúp nhóm viên học kỹ năng mới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (nghiên cứu trường hợp tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị) (Trang 91 - 122)

Chương 3. Tình hình nạn nhân bom mìn và hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn 3.1. Vài nét về đặc trưng nhân khẩu học của nạn nhân bom mìn tại huyện Triệu Phong

3.2. Thành lập nhóm và đề xuất các hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn

3.2.2. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn

3.2.2.2. Các hoạt động nhằm mục đích lấy ý kiến của nhóm, giúp nhóm viên học kỹ năng mới

3.2.2.2.1. Đóng vai

Xuất phát từ triết lý con người là sản phẩm của sự tương tác giữa cá nhân với môi trường sống, môi trường xã hội, giữa các chủ thể với nhau nên nhóm

là môi trường tốt để thúc đẩy học tập từ sự tương tác. Nhóm khuyến khích thành viên thể hiện hiểu biết hơn về bản thân mình, về những suy nghĩ, cảm xúc và hiểu biết người khác bằng việc phát triển khả năng tiếp cận với những mối tương tác với các thành viên trong nhóm. Vì vậy, hoạt động đóng vai được thực hiện nhằm giúp các nhóm viên trải nghiệm những cảm xúc đó.

Trong hoạt động này, các thành viên trong nhóm sẽ được đặt vào một tình huống giả định với nhiều tình tiết lấy từ thực tế gần gũi với vấn đề của nhóm. Khi thể hiện những vai khác nhau trong tình huống quen thuộc, các nạn nhân có cơ hội thể hiện cảm xúc, suy nghĩ qua hành vi của nhân vật trong

sự kiện của câu chuyện. Thông qua hoạt động này nhằm hình thành các kỹ năng giúp nạn nhân phát triển tính tự tin, bộc lộ thái độ và cảm xúc, hình thành cách suy nghĩ mạch lạc, chọn giải pháp đúng và đưa ra quyết định hợp

lý. Hoạt động này góp phần củng cố thêm kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề

và tạo sự tự tin cho các nạn nhân khi găp tình huống tương tự trong thực tế.

Với nhóm nạn nhân bom mìn, tình huống đưa ra liên quan đến những vấn đề như: hành vi khi gặp biển báo nguy hiểm, hành vi khi đi vào khu vực nguy hiểm, ứng xử khi thấy người khác có hành vi nguy hiểm với bom mìn…

Nhận biết được hành vi cần làm và không nên làm khi gặp các cảnh báo nguy hiểm.

Ở một địa phương mà số lượng bom mìn còn sót lại nhiều, phân bố rải rác, rộng khắp mọi nơi thì việc phát hiện thấy bom mìn bất kỳ lúc nào là điều bình thường. Tuy nhiên, để ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn xảy ra thì những cảnh báo về khu vực nguy hiểm, khu vực có bom mìn hết sức quan trọng đối với người dân: “Khi gặp những khu vực có cảnh báo nguy hiểm như biển báo

có hình đầu lâu và hai cái xương chéo vào nhau, bảng thông báo, dấu hiệu…

điều đó chứng tỏ nguy cơ xảy ra tai nạn ở đó cao. Do vậy, việc để ý và tuân thủ đúng các quy định khi gặp dấu hiệu cảnh báo sẽ góp phần làm giảm nguy

cơ tai nạn bom mìn cho bản thân và những người xung quanh” (TLN nạn nhân, Nam).

“Dự án đã tiến hành khảo sát và cắm biển cảnh báo những khu vực nguy hiểm, có hoặc nghi có bom mìn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng chú ý quan sát và tránh xa khu vực đó. Một số người vẫn

cố tình phớt lờ các biển báo. Cho nên song song với việc cắm cảnh báo,

chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, phổ biến người dân có sự lựa chọn những hành vi an toàn khi nhìn thấy những cảnh báo nguy hiểm như không đi vào, không chăn thả gia súc, chơi đùa, trồng cây… quanh khu vực đó” (PVS Nam, 45 tuổi, cán bộ dự án Renew).

Những người được hỏi phần lớn đều cho rằng có các dấu hiệu để có thể nhận biết được một khu vực có khả năng tồn tại bom mìn. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng nếu như họ nhìn thấy có bom mìn nằm trên mặt đất thì khu vực đó bị ô nhiễm bom mìn và là khu vực nguy hiểm (55,2%). Một số lượng lớn những người được hỏi trả lời họ nhận biết khu vực có bom mìn nhờ biển báo do người dân tự tạo (84,2%), đánh dấu bằng cành cây, đá (46%). Chỉ một số ít nhận biết được khu vực nguy hiểm nhờ biển báo tiêu chuẩn (biển báo do các cơ quan chức năng, đội rà phá bom mìn đánh dấu) (7,9%), lời đồn đại (11,8%): “Rất ít khi tôi thấy biển báo nguy hiểm nào của các cơ quan để

biết rằng đó là khu vực có bom mìn, khu vực nguy hiểm, tôi chỉ thấy những biển báo bằng tấm gỗ cũ, tấm tôn cũ do người nào đó cắm để cảnh báo thôi”

(TLN nạn nhân, Nam).

Ngoài ra, số người không nhận biết được khu vực có bom mìn khá lớn (12,9%). Một số khác (3,94%) đưa ra những dấu hiệu nhận biết khác, chủ yếu

là kinh nghiệm bản thân.

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về dấu hiệu nhận biết khu vực có bom mìn.

Dấu hiệu Tỷ lệ (%)

Nhìn thấy bom mìn trên mặt đất 55,2

Biển báo tiêu chuẩn 7,9

Biển báo tự tạo 84,2

Lời đồn đại 11,8

Đánh dấu bằng cành cây, đá 46,0

Không biết 12,9

Dấu hiệu khác 3,94

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Số nạn nhân không nhận biết được khu vực có bom mìn khá cao (12,9%

tổng số người được hỏi), phần lớn lại rơi vào độ tuổi dưới 15 tuổi (trên 45%)

và giảm dần ở các độ tuổi khác 31- 49 tuổi (28%), 16 – 30 tuổi (18%), trên 50 tuổi (9%): “Ở gần nhà có nhiều khu vực em không biết thực sự có bom mìn

hay không, chỉ nghe mấy đứa bạn nói là bố mẹ bạn cấm không cho vào khu vực đó chơi vì đó là chỗ nguy hiểm. Vì thế, tuy hàng ngày đi học ngang qua nhưng chưa bao giờ em đi vào khu vực đó và em cũng nhắc các bạn khác không nên đi vào, lỡ dẫm phải bom mìn nó sẽ phát nổ”(TLN nạn nhân, Nam).

Những người không thể nhận biết khu vực có bom mìn tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn. Người có trình độ học vấn thấp không nhận biết được khu vực có bom mìn là đáng lưu ý (với 45,6% học vấn tiểu học và 40% học vấn trung học cơ sở. Trong khi đó những người có trình độ học vấn trung học phổ thông là 12% và con số này ở nhóm nạn nhân chưa qua đào tạo là 15%.

Học sinh phổ thông là nhóm đối tượng đáng lưu ý nhất trong số những người không có kiến thức về nhận biết khu vực có bom mìn khi hơn một nửa những người trả lời không thể nhận biết khu vực có bom mìn thuộc nhóm này (54%), tiếp theo là nông dân (32,3%), trong khi đó những người làm nghề lao động phổ thông, thất nghiệp, công chức chiếm tỷ lệ rất nhỏ (3%). Những người làm nghề buôn bán và các nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ không cao và ngang nhau (5%). Nam giới có kiến thức nhận biết khu vực có bom mìn cao hơn nữ giới (71% so với 57%).

Một tỷ lệ ít trong tổng số nạn nhân được hỏi cho rằng họ nhận biết khu vực

có bom mìn nhờ những dấu hiệu hay nguồn thông tin khác như vùng đất đó không ai canh tác, sinh sống thì chắc chắn có bom mìn (0,5%), thông báo trên truyền hình về khu vực có bom mìn (1%)…

“Trước đây tôi bị tai nạn cũng do không biết đó là khu vực có bom mìn nên đi vào. Bây giờ tôi lo mình bị tai nạn một lần nữa nên thường chú ý theo

dõi chương trình GDPTBM trên Đài truyền hình tỉnh, họ có thông báo các khu vực đã từng phát hiện có bom mìn, khu vực có bom mìn đang chờ được

xử lý hay các khu vực nghi ngờ có bom mìn nữa. Ở xã tôi sống có đến 5 khu vực như vậy, vì thế tôi mới biết đấy chứ” (TLN nạn nhân, Nữ).

Như vậy, phần lớn nạn nhân nhận biết khu vực nguy hiểm, khu vực có bom mìn thông qua các cảnh báo đơn giản như nhìn thấy bom mìn, biển báo

tự tạo của người dân trong khi đó chỉ có một số ít nạn nhân nhận biết điều này thông qua các biển báo tiêu chuẩn của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ nạn nhân không nhận biết được khu vực có bom mìn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng quan sát, phát hiện, nhận biết khu vực nguy hiểm và cách thức xử lý an toàn khi gặp các cảnh báo nguy hiểm cho các nạn nhân là điều cần thiết.

Trong hoạt động này, nhiều tình huống giả định được đưa ra để nhóm thể hiện vai diễn của mình như: tình huống hai người đi nhặt củi, bỗng nhìn thấy một biển báo mới bằng gỗ đề “nguy hiểm” trên đường đi; tình huống một nhóm người đi về đầu làng, bỗng một người phát hiện thấy hai cành cây buộc chéo với nhau đặt bên đường; tình huống ba người đi chăn bò và nhìn thấy một đám cỏ nhưng lại có dấu hiệu khác thường…

Cách xử lý tình huống theo vai diễn mà các nhóm đưa ra một mặt thể hiện nhận thức của nạn nhân về vấn đề đó, mặt khác trang bị cho họ kỹ năng quan trọng nhằm đối phó với tình huống gặp phải trong thực tế. Sau này, trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất, gặp tình huống tương tự, họ không còn bở ngỡ và nhanh chóng có được cách xử lý an toàn, hiệu quả nhất.

Kỹ năng các nhóm viên cần hình thành qua hoạt động này: chú ý quan sát mọi vật xung quanh khi đi vào chỗ lạ, chỗ vắng người. Khi thấy vật lạ nghi ngờ là bom mìn, cần dùng các vật liệu dễ kiếm xung quanh để đánh dấu.

Đó là biểu hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người, giúp người khác an toàn khi đi vào khu vực đó đồng thời báo cho người có trách nhiệm về những

chỗ nghi ngờ có bom mìn: “Trước đây tôi chủ quan lắm, biết là khu vực nguy

hiểm, có thể có bom mìn nhưng tôi chẳng để ý, hôm nào cũng đưa đàn bò vào

đó ăn cỏ. Kể cả khi nhìn thấy những biển báo cảnh báo nguy hiểm của dự án bom mìn cắm quanh khu vực đó tôi cũng không để ý, thế nên tai nạn mới xảy ra” (PVS nạn nhân, Nữ, 66 tuổi).

Những nhu cầu cuộc sống đôi lúc bắt buộc người dân phải vào những khu vực xa lạ, hoang hóa, thậm chí là những khu vực có nguy cơ cao để kiếm sống. Trong trường hợp này, những thông tin đưa ra về sự an toàn của một khu vực nào đó là rất quan trọng đối với tính mạng của người dân. Nếu những khu vực đã xác định có bom mìn hoặc nghi có bom mìn thì nên có các dấu hiệu cảnh báo để người dân tránh đi vào.

Biết cách đi lần theo dấu chân người khác hoặc dấu chân của mình trong tình huống đi lạc vào khu vực có bom mìn.

Thông thường, các bãi mìn thường được gài với nhiều loại mìn khác nhau và không chỉ một hoặc hai quả mà có rất nhiều và khó xác định vị trí.

Do đó, khi gặp bãi mìn hoặc biết đang ở trong bãi mìn, các nạn nhân cần có những kỹ năng ứng phó phù hợp, an toàn. Bởi vì, kể cả khi một người nào đó

cố gắng chạy thật nhanh ra khỏi bãi mìn cũng chẳng thoát khỏi tốc độ tàn phá, sức ảnh hưởng của mìn khi phát nổ. Ngoài ra, chạy lung tung còn dễ kích nổ những quả mìn khác hơn là đứng yên tại chỗ và thực hiện các bước an toàn:

“Khi gặp bom mìn, việc mất bình tĩnh, cố gắng tìm mọi cách để thoát ra khỏi

đó chỉ làm cho nguy cơ bị tai nạn cao hơn. Bản thân tôi và nhiều nạn nhân khác chỉ vì không hiểu điều đó mà cứ nghĩ rằng cứ chạy là sẽ thoát khỏi tai nạn nên mới khiến mìn phát nổ” (TLN nạn nhân, Nữ).

Tình huống giả định đưa ra và gợi ý, kích thích mọi người trong nhóm tưởng tượng mình đang bị lạc vào bãi mìn và phải lần theo dấu chân người khác để thoát ra. Đầu tiên, các nhóm trưởng xếp hàng dọc theo một đường thẳng. Người thứ nhất bước vào giữa và đi lại hai vòng. Người thứ hai, thứ ba

đi dẫm vào đúng bước chân của người đi trước. Các thành viên khác phát hiện xem ai bước không đúng các bước của người đi trước thì sẽ bị “mìn nổ” tức

là phải đi giật lùi và bị phạt. Sau đó, tất cả các thành viên còn lại cùng tham gia: các nhóm xếp thành các hàng ngang, mỗi người bước lên sáu bước rồi đi giật lùi sáu bước theo đúng bước chân mình đã đi.

Kỹ năng các nhóm viên cần hình thành qua hoạt động này: chỉ lần theo dấu chân của người khác khi nhìn thấy rõ ràng các vết chân. Tuy nhiên, việc lần theo dấu chân người khác không phải là lựa chọn an toàn để đi ra khỏi khu vực có bom mìn vì những vết chân đó khó nhận ra chính xác và thường bị khoét rộng ra hơn bước chân thật. Tốt nhất là dừng lại và kêu cứu nếu có thể.

“Nếu phát hiện đi lạc vào khu vực có bom mìn, tôi nghĩ việc đầu tiên nên bình tĩnh, gọi lớn xem có ai quanh đó có thể trợ giúp mình. Nếu không có ai trợ giúp thì mới tìm cách đi ra khỏi khu vực đó” (TLN nạn nhân, Nam).

Sự lựa chọn hành vi đúng đắn khi rơi vào khu vực nguy hiểm có bom mìn không chỉ giúp bản thân mỗi người tự cứu mình tránh khỏi nguy cơ tai nạn xảy ra mà còn góp phần nâng cao ý thức, sự cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm của họ đối với tính mạng, sự an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Hình thành kỹ năng ứng xử phù hợp khi thấy người khác có hành vi nguy hiểm với bom mìn.

Trong thực tế, nhiều vụ tai nạn bom mìn không thể xảy ra nếu có sự can thiệp, ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm, những hành vi có nguy

cơ tai nạn cao. Tại một địa bàn mà tần suất gặp bom mìn nhiều như Triệu Phong thì việc người dân thường có những hành động nguy hiểm đe dọa đến tính mạng là điều không tránh khỏi: “Tình trạng rà tìm, buôn bán, cưa đục,

tháo gỡ phế liệu chiến tranh không chỉ diễn ra tại những nơi phát hiện có bom mìn mà ngay cả trong khu dân cư đông đúc, gần trường học. Hoạt động này thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa tính mạng và sự an toàn của người dân” (PVS Nam, 45 tuổi, Phó chủ tịch huyện).

Tần suất gặp phải bom mìn của người dân một lần nữa tái khẳng định sự tồn tại của bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn huyện Triệu Phong. Điều này đồng nghĩa với việc những hành vi nguy hiểm với bom mìn của người dân càng gia tăng.

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về tần suất gặp phải bom mìn.

Tần suất Tỷ lệ (%)

Hàng ngày 7,9

Hàng tuần 9,2

Hàng tháng 36,9

Hàng năm 46,0

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Những nạn nhân gặp bom mìn hàng ngày (7,9%) đa phần ở khu vực các vùng ven biển (xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trạch) và thị trấn Ái Tử, xã Triệu Ái. Nhóm tuổi từ 31- 49 và trên 50 tuổi thường hay gặp bom mìn hàng ngày nhiều nhất (63,1% và 47,3%). Nông dân, người lao động phổ thông là đối tượng hay gặp phải bom mìn hàng ngày (60,5%): “Ngày nào đi ra ruộng

mà tôi chẳng thấy bom bi. Quả bom này nằm trong lòng đất lâu rồi, do mưa

lũ xói mòn đất nên nó nổi lên. Tôi có báo với chính quyền thôn rồi nhưng mới thấy họ rào lại, cắm biển báo chứ chưa thấy ai xuống tháo gỡ hay xử lý gì cả” (TLN nạn nhân, Nam). Người có thu nhập càng thấp thì nguy cơ gặp phải

bom mìn hàng ngày càng cao so với một số lượng tương đối người có thu nhập 2,5 – 5 triệu đồng/ năm (23,6%) và một số ít người có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng/ năm (5,2%) và trên 10 triệu đồng/ năm (2,6%). Nam giới có tỷ lệ gặp bom mìn hàng ngày cao gấp hai lần so với nữ giới (10,5% nam so với 5,2% nữ).

Một số khác, trong một tuần (9,2%) hoặc một tháng (36,9%) họ gặp bom mìn nhiều hơn một lần: “Rất nhiều người đến báo với chúng tôi thường xuyên

nhìn thấy bom mìn quanh khu vực nhà của họ. Phần lớn bom mìn nằm trong

lòng đất nhưng do mưa lớn nên đất cát bị sạt lở, bom mìn lộ ra hoặc nhiều trường hợp đào đất làm móng nhà thì phát hiện có bom mìn. Có người trong một tháng gặp phải bom mìn đến hai lần”(TLN cán bộ, Nam, trưởng thôn) .

Các nạn nhân ở vùng gò đồi phía Tây thuộc xã Triệu Thượng, Triệu Ái hay gặp bom mìn hàng tuần nhiều nhất (9,2%). Nhóm tuổi 31 – 46 thường hay gặp bom mìn hàng tuần nhiều nhất (42%). Nông dân, học sinh và lao động phổ thông là đối tượng hay gặp bom mìn hàng tuần (47,3%). Người có thu nhập càng thấp thì nguy cơ gặp bom mìn hàng tuần càng cao. Có nhiều người có thu nhập dưới 2,5 triệu/ năm gặp phải bom mìn hàng tuần (61,8%)

so với số ít người có thu nhập từ 2,5 – 5 triệu/ năm và giảm dần so với những người có thu nhập từ 5 – 10 triệu/ năm (9,2%) và trên 10 triệu/ năm (2,6%).

Nữ giới có tỷ lệ gặp bom mìn hàng tuần cao hơn nam giới (10,5% so với 7,9%).

Nạn nhân ở các đồng bằng như xã Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Long có

tỷ lệ gặp bom mìn hàng tháng nhiều nhất (36,9%). Nhóm tuổi 31 – 46 thường hay gặp bom mìn hàng tháng nhiều nhất: “Trước đây tôi làm nghề thợ xây nên mỗi lần nhận xây dựng công trình hay nhà cửa cho ai cũng phải rất cẩn thận trong quá trình đào móng vì sợ đụng phải bom mìn trong lòng đất. Hầu như các công trình tôi tham gia xây dựng đều phát hiện thấy bom mìn khi làm, chỉ khác nhau là số lượng ít hay nhiều, có khi còn phát hiện được cả quả bom bi, phải báo với đội rà phá bom mìn xuống xử lý. Sau đó rất lâu chúng tôi mới tiếp tục công việc vì cứ bị ám ảnh mãi về quả bom ấy” (TLN nạn

nhân, Nam).

Nông dân, học sinh và lao động phổ thông là đối tượng hay gặp bom mìn hàng tuần (41,5%). Người có thu nhập càng thấp thì nguy cơ gặp bom mìn hàng tuần càng cao. Có nhiều người có thu nhập dưới 2,5 triệu/ năm gặp phải bom mìn hàng tháng (56%) so với số ít người có thu nhập từ 2,5 – 5 triệu/

năm và giảm dần so với những người có thu nhập từ 5 – 10 triệu/ năm (9,6%)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (nghiên cứu trường hợp tại huyện triệu phong, tỉnh quảng trị) (Trang 91 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)