Bài tập ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) (Trang 81 - 89)

CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

3.4. Bài tập ứng dụng

Bài tập 1: Công ty ABC kê khai và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, hạch

toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên. Trong tháng, công ty đặt mua 1.000kg vật liệu, đơn giá mua chưa có thuế 75.000đ/kg, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Bên bán đã giao hàng cho nhân viên thu mua của công ty. Do nguyên nhân khách quan, đến cuối tháng DN đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về.

Sang tháng sau, hàng về nhập kho đủ. Hãy định khoản tình hình trên.

Bài giải:

a) Mua vật liệu chưa thanh toán tiền hàng:

Nợ TK 151 : 75.000.000 (1.000 x 75.000)

Nợ TK 133 : 7.500.000

Có TK 331 : 82.500.000 b) Sang tháng sau, hàng về nhập kho đủ

Nợ TK 152 : 75.000.000

Có TK 151 : 75.000.000

Bài tập 2: Công ty ABC kê khai và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, hạch

toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng phát sinh:

Nhập khẩu nguyên vật liệu theo điều kiện CIF, giá thanh toán 100.000USD. Thanh toán bằng chuyển khoản. Biết tỷ giá ngoại tệ xuất quỹ 15.780VND/USD, tỷ giá bình quân liên ngân hàng 15.790VND/USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 40%. Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Sau đó công ty ABC đã xuất quỹ tiền mặt nộp tất cả các loại thuế.

Bài giải:

a) Nhập khẩu nguyên vật liệu điều kiện CIF:

Nợ TK 152 : 1.579.000.000 (100.000 x 15.790)

Có TK 1112 : 1.578.000.000 (100.000 x 15.780)

Có TK 3333 : 631.600.000 (1.579.000.000 x 40%)

Có TK 515 : 1.000.000 (100.000 x 10)

b) Thuế VAT hàng nhập khẩu (1.579.000.000 + 631.600.000) x 10%

Nợ TK 133 : 221.060.000

Có TK 33312 : 221.060.000

c) Xuất quỹ tiền mặt nộp tất cả các loại thuế

Nợ TK 3333 : 631.600.000

Nợ TK 33312 : 221.060.000

Có TK 1111 : 852.660.000

Bài tập 3: Công ty ABC kê khai và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ,

hạch toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên. Trong tháng phát sinh:

1/ Ngày 25/8: Mua 1.000kg vật liệu chính, giá thanh toán 44.000đ/kg (bao gồm thuế VAT 10%). DN nhận được hóa đơn nhưng đến ngày 31/8 hàng vẫn chưa về. 2/ Ngày 5/9: Nguyên vật liệu chính đã về nhập kho. Chi phí bốc dỡ thanh toán bằng tiền mặt 5.000đ/kg.

3/ Ngày 10/9: Mua 2.000kg vật liệu phụ, đơn giá mua 16.500đ/kg (bao gồm VAT 10%). Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán. Vật liệu nhập kho đủ.

4/ Ngày 15/9: Phát sinh một trong các trường hợp sau:

- TH1: Thanh toán tiển mua vật liệu phụ bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán do trả tiền trước thời hạn (2% giá bán chưa thếu VAT).

- TH2: Xuất kho trả lại 500kg vật liệu phụ do kém chất lượng.

- TH3: đề nghị người bán giảm giá do vật liệu phụ kém phẩm chất. Người bán đã đồng ý giảm giá và phát hành hóa đơn giảm giá (giá thanh toán 3.300.000đ, bao gồm VAT 10%). DN đã chuyển khoản thanh toán tiền hàng còn lại.

5/ Ngày 20/9: Mua 3.000 lít nhiên liệu, giá thanh toán 2.200đ/lít (bao gồm thuế VAT 10%). DN được hưởng ngay chiết khấu thương mại 10% do mua số lượng lớn.

DN đã thanh toán bằng chuyể khoản. chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền tạm ứng 5.500.000đ (bao gồm VAT 10%). Nhiên liệu nhập kho đủ.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải:

1/ Ngày 25/8 mua 1.000 kg vật liệu chính

Nợ TK 151C : 40.000.000 (1.000 x 40.000)

Nợ TK 133 : 4.000.000 (10%)

Có TK 331 : 44.000.000 2/ Ngày 05/9 NVL chính về nhập kho

a) Nợ TK 152C : 40.000.000

Có TK 151 : 40.000.000 b) Nợ TK 152C: 5.000.000 (1.000 x 5.000)

Có TK 111 : 5.000.000 3/ Ngày 10/9 mua 2.000 NVL phụ

Nợ TK 152P: 30.000.000 (2.000 x 15.000)

Nợ TK 133 : 3.000.000 (10%)

Có TK 331 : 33.000.000 4/ Ngày 15/9 Phát sinh một trong các trường hợp sau:

TH1: Thanh toán tiền mua VL phụ bằng CK

Nợ TK 331 : 33.000.000

Có TK 112 : 32.400.000

Có TK 515 : 600.000 (30 triệu x 2%)

TH2: Xuất kho trả lại 500 kg VP phụ do kém chất lượng

Nợ TK 331 : 8.250.000

Có TK 152P: 7.500.000 (500 x 15.000)

Có TK 133 : 750.000 (10%)

TH3: Đề nghị NB giảm giá do VL phụ kém phẩm chất

a) Nợ TK 331 : 33.000.000

Có TK 152P: 3.000.000

Có TK 133 : 300.000 b) Nợ TK 331 : 29.700.000 (33 triệu – 3,3 triệu)

Có TK 112 : 29.700.000 5/ Ngày 20/9 Mua 3.000 lít nhiên liệu

a) Nợ TK 152 (NL): 5.400.000 (3.000 x 2.000 x 90%)

Nợ TK 133 : 540.000 (10%)

Có TK 112 : 5.940.000 b) Nợ TK 152 (NL): 5.000.000

Nợ TK 133 : 500.000

Có TK 141 : 5.500.000

Bài tập 4: Công ty ABC kê khai và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ,

hạch toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên. Trong tháng phát sinh:

1/ Ngày 15/2: Mua 1.000kg vật liệu chính, giá thanh toán 11.000.000đ (bao gồm thuế VAT 10%). Kiểm nhận nhập kho phát hiện thiếu 100kg, chưa rõ nguyên nhân. Công ty ABC chưa thanh toán tiền cho người bán.

2/ Ngày 20/2: Bắt nhân viên mua bồi thường bằng cách trừ lương

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bải giải:

1/ Ngày 15/2 Mua 1.000 kg NVL Chính

a) Nợ TK 152C : 10.000.000 (1.000 x 10.000)

Nợ TK 133 : 1.000.000 (10%)

Có TK 331 : 11.000.000

b) Nợ TK 1381 : 1.000.000 (100 x 10.000)

Có TK 331 : 1.000.000 2/ Ngày 20/2 Bắt nhân viên mua hàng bồi thường bằng cách trừ lương

Nợ TK 334 : 1.000.000

Có TK 1381 : 1.000.000

Bài tập 5: Công ty ABC kê khai và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ,

hạch toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo pp nhập trước xuất trước.

Tồn đầu tháng 500 công cụ (đơn giá 100.000đ/cc). Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1/ Mua 1.000cc, đơn giá mua chưa có thuế VAT 52.000đ/cc, thuế VAT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 2.200.000đ (bao gồm VAT 10). Công cụ đã nhập kho đủ.

2/ Xuất kho sử dụng tại phân xưởng 800 công cụ. Công cụ xuất kho được phân bổ

2 lần, phân bổ trong 2 năm.

3/ Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ có giá thực tế xuất kho 4.000.000đ, thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian phân bổ 1 năm, đã phân bổ được 1 lần. Phế liệu thu hồi khi thanh lý bán thu bằng tiền mặt 200.000đ.

4/ Xuất kho sử dụng tại bộ phận bán hàng 200 công cụ thuộc loại phân bổ 2 lần trong năm.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải:

SDĐK: TK 153: 500cc, đơn giá: 100.000đ/cc

1/ Mua 1.000 công cụ

a) Nợ TK 153 : 52.000.000 (1.000 x 52.000)

Nợ TK 133 : 5.200.000 (10%)

Có TK 331 : 57.200.000 b) Nợ TK 153 : 2.000.000

Nợ TK 133 : 200.000 (10%)

Có TK 111 : 2.200.000 2/ Xuất kho sử dụng tại phân xưởng 800 công cụ

a) Nợ TK 242 : 67.600.000 (500 x 100.000 + 300 x 52.000 + 2.000.000)

Có TK 153 : 67.600.000

Loại phân bổ 2 lần, trong 2 năm:

b) Nợ TK 627 : 33.800.000 (67.600.000/2)

Nợ TK 242 : 33.800.000

3/ Bộ phân bán hàng báo hỏng một số công cụ:

Nợ TK 641 : 1.800.000

Nợ TK 111 : 200.000

Có TK 142 : 2.000.000 4/ Xuất kho sử dụng tại bộ phận bán hàng 200 công cụ thuộc loại phân bổ 2 lần: a) Nợ TK 142 : 10.800.000 (200 x 52.000 + 4.000.000)

Có TK 153 : 10.800.000 Loại phân bổ 02 lần:

b) Nợ TK 641 : 5.400.000 (10.800.000/2)

Có TK 142 : 5.400.000

Bài tập 6:

Tại một DNSXSP trong kỳ có tài liệu như sau:

A/ Số dư đầu kỳ của TK 154 (VL tự chế): 12.000.000đ

B/ Trong kỳ có các chi phí liên quan đến chế biến vật liệu:

1/ Xuất kho 1.000 kg VLB đưa vào chế biến, đơn giá: 5.350đ/kg

2/ Tiền lương phải trả cho công nhân chế biến: 2.000.000đ

3/ Trích khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng chế biến: 500.000đ

4/ Các chi phí khác có liên quan đã trả bằng TGNH: 1.730.000đ

5/ VLB chế biến xong đã nhập lại kho được 1.800kg. Cuối kỳ không có chi phí chế biến dở dang.

Yêu cầu: 1/ Tính giá thành cho một kg VLB đã chế biến xong.

2/ Lập các định khoản kế toán.

Bài giải:

1/ Xuất kho 1.000kg VLB:

Nợ TK 621 :5.350.000 (5.350 x 1.000)

Có TK 152 (B) :5.350.000

2/ Tiền lương phải trả cho công nhân chế biến:

Nợ TK 622 : 2.000.000

Có TK 334 : 2.000.000

3/ Trích KH TSCĐ ở phân xưởng chế biến:

Nợ TK 627 : 500.000

Có TK 214 : 500.000

Nợ TK 009 : 500.000

4/ Các chi phí khác có liên quan:

Nợ TK 811 : 1.730.000

Có TK 112 : 1.730.000

5/ VLB chế biến xong đã nhập kho:

ĐG b/q = 5.350.000 + 12.000.000 = 17.350đ/kg

1.000 Vật liệu chế biến xong nhập kho:

Nợ TK 152 : 31.230.000 (1.800 x 17.350)

Có TK 155(B): 31.230.000

Bài tập 7:Tại một DNSXSP, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai

thường xuyên, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ có tài liệu sau:

A/ Số dư đầu kỳ một số TK:

TK 151: 7.000.000 đ TK 153: 2.700.000đ

TK 152: 5.300.000 đ TK 331: 4.500.000đ

B/ Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1/ Số VL đang đi trên đường tháng trước đã về, DN tiến hành kiểm nhận nhập kho: Trị giá thực tế VL nhập kho: 6.500.000đ

Thiếu so với hóa đơn trị giá: 500.000đ, chưa rõ lý do

2/ Mua CCDC nhập kho thanh toán bằng chuyển khoản, giá mua chưa có thuế 12.600.000đ, thuế GTGT: 1.260.000đ.

3/ Mua VL nhập kho chưa thanh toán tiền, giá mua chưa có thuế: 9.400.000đ, thuế GTGT: 950.000đ.

4/ Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng chuyển khoản 1.200.000đ, trong đó, chi phí vận chuyển VL: 700.000đ, chi phí vận chuyển CCDC: 500.000đ.

5/ Mua CCDC chưa thanh toán tiền giá mua chưa có thuế: 9.500.000đ, thuế GTGT 950.000đ. Cuối tháng hàng chưa về.

6/ Tổng hợp các phiếu xuất kho vật liệu:

a/ Xuất kho vật liệu trị giá: 19.215.000đ dùng cho các đối tượng

Dùng vào sản xuất sản phẩm: 16.800.000đ

Dùng vào quản lý phân xưởng: 1.050.000đ

Dùng vào bộ phận bán hàng: 840.000đ

Dùng vào bộ phận quản lý doanh nghiệp: 525.000đ

b/ Xuất kho CCDC loại phân bổ một lần trị giá: 2.200.000đ dùng cho các đối tượng: Dùng vào quản lý phân xưởng: 2.000.000đ

Dùng vào bộ phận bán hàng: 100.000đ

Dùng vào quản lý doanh nghiệp: 100.000đ

c/ Xuất kho CCDC loại phân bổ 02 lần trong một niên độ trị giá: 4.900.000 dùng cho các đối tượng:

Dùng cho quản lý phân xưởng: 3.500.000đ

Dùng vào bộ phận bán hàng: 800.000đ

Dùng vào quản lý doanh nghiệp: 600.000đ

7/ Thanh toán nợ với người bán bằng chuyển khoản: 4.500.000đ.

Yêu cầu: Lập các định khoản kế toán trên.

Bài giải:

1/ Vật liệu đang đi trên đường mua tháng trước đã về:

Nợ TK 152 : 6.500.000

Nợ TK 1382 : 500.000

Có TK 151 : 7.000.000 2/ Mua CCDC nhập kho:

Nợ TK 153 : 12.600.000

Nợ TK 133 : 1.260.000

Có 112 : 13.860.000 3/ Mua VL nhập kho chưa thanh toán:

Nợ TK 152 : 9.400.000

Nợ TK 133 : 940.000

Có TK 331 : 10.340.000 4/ Chi phí vận chuyển thanh toán bằng chuyển khoản:

Nợ TK 152 : 700.000

Nợ TK 153 : 500.000

Có TK 112 : 1.200.000 5/ Mua CCDC

Nợ TK 153 : 9.500.000

Nợ TK 133 : 950.000

Có TK 331 : 10.450.000 6/ Tổng hợp các phiếu xuất kho:

a/ Xuất kho vật liệu trị giá: 19.215.000

Nợ TK 621 : 16.800.000

Nợ TK 627 : 1.050.000

Nợ TK 641 : 840.000

Nợ TK 642 : 525.000

Có TK 152 : 19.215.000 b/ Xuất kho CCDC loại phân bổ một lần:

Nợ TK 627 : 2.000.000

Nợ TK 641 : 100.000

Nợ TK 642 : 100.000

Có TK 153 : 2.200.000 c/ Xuất kho CCDC loại phân bổ 02 lần trị giá: 4.900.000

+ Loại phân bổ 50%

Nợ TK 1421 : 2.450.000

Có TK 153 : 2.450.000 + Loại phân bổ 50% lần này:

Nợ TK 627 : 1.750.000 (3.500.000/2)

Nợ TK 641 : 400.000 (800.000/2)

Nợ TK 642 : 300.000 (600.000/2)

Có TK 1421 : 2.450.000 7/ Thanh toán nợ với người bán bằng chuyển khoản:

Nợ TK 331 : 4.500.000

Có TK 112 : 4.500.000

3.5. Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Hãy trình bày các cách tính giá nguyên vật liệu.

Câu 2: Kế toán tình hình nhập xuất nguyên vật liệu là gì?

Câu 3: Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng của công cụ dụng cụ gồm những loại nào? Câu 4: Những vấn đề chung về dự phòng giảm giá hàng tồn kho và tài khoản sử dụng gồm những tài khoản nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)