Bài tập ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) (Trang 118 - 124)

CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

4.7. Bài tập ứng dụng

Bài tập 1: Mua một thiết bị sản xuất có giá thanh toán 440.000.000 (bao gồm thuế

VAT 10%). Doanh nghiệp đã thanh toán cho người bán bằng TGNH. Chi phí lắp đặt chạy thử chi bằng tiền mặt 2.000.000. Thiết bị sản xuất đã đưa vào sử dụng tại phân xưởng sản xuất. Thiết sản xuất được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giải: TSCĐ tăng do mua sắm, mua theo giá trả ngay:

a) Nợ TK 211 : 400.000.000

Nợ TK 133 : 40.000.000

Có TK 112 : 440.000.000

b) Nợ TK 211 : 2.000.000

Có TK 111 : 2.000.000

c) Nợ TK 414 : 402.000.000

Có TK 411 : 402.000.000

Bài tập 2: Nhập khẩu một phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động bán hàng theo

giá CIF 20.000USD, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Thuế nhập khẩu 50%, thuế VAT 10%, tất cả các loại thuế đễ nộp thuế bằng tiền tạm ứng. Biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 15.700VND/USD, tỷ giá ghi sổ xuất ngoại tệ TGNH là 15.600 VND/USD. Tổng hợp các chi phí phát sinh trước khi đưa phương tiện vào sử dụng đã thanh toán bằng tiền mặt 15.000.000 đồng.

Yêu cầu: Hãy định khoản nghiệp vụ trên

Bài giải: Nhập khẩu một phương tiện vận chuyển

a) Nợ TK 211 : 471.000.000 (20.000 x 15.700 x 150%)

Có TK 3333 : 157.000.000 (314 triệu x 50%)

Có TK 1112: 312.000.000 (20.000 x 15.600)

Có TK 515 : 2.000.000 (20.000 x 100) b) Thuế GTGT NK:

Nợ TK 133 : 47.100.000 (471 triệu x 10%)

Có TK 33312 : 47.100.000 c) Nợ TK 211 : 15.000.000

Có TK 111 : 15.000.000 d) Nợ TK 3333 : 157.000.000

Nợ TK 33312 : 47.100.000

Có TK 141 : 204.100.000

Bài tập 3: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty mua trả góp một thiết bị sản xuất có giá bán trả ngay là 165.000.000 (bao gồm thuế VAT 10%). Công ty trả ngay cho người bán bằng tiền mặt 45.000.000.

Số còn lại và lãi trả góp (tổng cộng 148.800.000) sẽ thanh toán dần trong 3 năm tiếp theo. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi được thống nhất trong hợp đồng như sau:

Nợ gốc trả đều hàng năm, lãi tính trên số nợ gốc còn lại (12%/năm). Cụ thể bảng

kê trả nợ như sau:

Năm Trả hàng kỳ Nợ gốc Lãi Nợ gốc còn lại

Tại thời điểm mua 120.000.000

1 54.400.000 40.000.000 14.400.000 80.000.000

2 49.600.000 40.000.000 9.600.000 40.000.000

3 44.800.000 40.000.000 4.800.000 0

Tổng cộng 148.800.000 120.000.000 28.800.000 0

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho năm đầu tiên tại thời điểm mua và các năm trả nợ thứ 1,2,3.

Bài giải: Tăng do mua sắm, mua trả góp:

a) Nợ TK 211 : 150.000.000

Nợ TK 133 : 15.000.000

Có TK 111 : 45.000.000

Có TK 331 : 120.000.000 b) Nợ TK 242 : 28.800.000 (148.8 triệu + 45 triệu – 165 triệu)

Có TK 331 : 28.800.000

c) Năm 1:

Nợ TK 635 : 14.400.000 (120 triệu x 12%)

Có TK 242 : 14.400.000

Năm 2:

Nợ TK 635 : 9.600.000

Có TK 242 : 9.600.000

Năm 3:

Nợ TK 635 : 4.800.000

Có TK 242 : 4.800.000 d) Năm 1:

Nợ TK 331 : 54.400.000

Có TK 111 : 54.400.000

Năm 2:

Nợ TK 331 : 49.600.000

Có TK 111 : 49.600.000

Năm 3:

Nợ TK 331 : 44.800.000

Có TK 111 : 48.800.000

Bài tập 4: Công ty ABC đã khởi công xây dựng khu nhà văn phòng theo phương

thức giao thầu từ nhiều tháng trước. Đến tháng này có số liệu như sau:

- Số dư đầu tháng TK 241 : 500.000.000 (văn phòng)

- Trong tháng, Công ty xây lắp XYZ hoàn thành và bàn giao hạng mục công trình cuối cùng thuộc khu văn phòng có giá trị dự toán được duyệt 330.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán cho Công ty XYZ. Khu nhà văn phòng đã đưa vào sử dụng.

- Khu nhà văn phòng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Yêu cầu: Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải: Tăng do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu:

a) Nợ TK 241 : 300.000.000

Nợ TK 133 : 30.000.000

Có TK 112 : 330.000.000 b) Nợ TK 211 : 800.000.000 (500 triệu + 300 triệu)

Có TK 241 : 800.000.000 c) Nợ TK 441 : 800.000.000

Có TK 411 : 800.000.000

Bài tập 5:

1. Theo Quyết định điều động của Nhà nước chuyển một thiết bị sản xuất tại doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B. Theo tài liệu trên sổ sách của doanh nghiệp A thì nguyên giá thiết bị là: 100.000.000, đã khấu hao lũy kế: 20.000.000. Chi phí vận chuyển thiết bị về doanh nghiệp B hết 200.000 (doanh nghiệp B chịu) trả bằng tiền mặt. Đây là 2 doanh nghiệp độc lập, không có mối quan hệ phụ thuộc.

2. Được cấp trên bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng một thiết bị sản xuất từ đơn

vị cấp trên. Theo hồ sơ TSCĐ, nguyên giá 500.000.000, giá trị khấu hao lũy kế 50.000.000. Chi phí lắp đặt thanh toán bằng tiền mặt 11.000.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Thiết bị sản xuất đã đưa vào sử dụng tại phân xưởng.

3. Nhận vốn góp liên doanh của công ty M bằng một thiết bị sản xuất. Theo hồ sơ TSCĐ, nguyên giá 400.000.000, giá trị khấu hao lũy kế 100.000.000. Theo đánh giá, giá trị hao mòn 40%. Chi phí chạy thử thanh toán bằng tiền tạm ứng 5.500.000 (bao gồm 10% thuế GTGT). Thiết bị đã đưa vào sử dụng tại phân xưởng.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài giải: Tăng do xây dựng hoặc tự chế:

1/ a. Nợ TK 211 (A) : 100.000.000

Có TK 214 : 20.000.000

Có TK 411 : 80.000.000

b. Nợ TK 211 (B) : 200.000

Có TK 111 : 200.000 2/ a. Nợ TK 211 : 500.000.000

Có TK 214 : 50.000.000

Có TK 411 : 450.000.000

b. Nợ TK 627 : 10.000.000

Nợ TK 133 : 1.000.000

Có TK 111 : 11.000.000 3/ a. Nợ TK 211 : 340.000.000

Có TK 214 : 100.000.000

Có TK 411 : 240.000.000 (400 triệu x 60%)

b. Nợ TK 627 : 5.000.000

Nợ TK 133 : 500.000

Có TK 141 : 5.500.000

Bài tập 6: Thanh lý một thiết bị sản xuất có nguyên giá 300.000.000, giá trị hao

mòn lũy kế 250.000.000. Chi phí tháo dỡ thiết bị sản xuất chi bằng tiền mặt 5.500.000 bao gồm thuế GTGT 10%. Thiết bị sản xuất được bán với giá 22.000.000 bao gồm thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thu bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giải:

a) Nợ TK 811 : 50.000.000

Nợ TK 214 : 250.000.000

Có TK 211 : 300.000.000 b) Nợ TK 811 : 5.000.000

Nợ TK 133 : 500.000

Có TK 111 : 5.5000.000 c) Nợ TK 111 : 22.000.000

Có TK 711 : 20.000.000

Có TK 3331 : 2.000.000

Bài tập 7: Ngày 10/4/2018, mua một máy lạnh sử dụng ở bộ phận bán hàng, giá

mua chưa thuế 20.600.000, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt thanh toán bằng tiền mặt 1.100.000 bao gồm thuế GTGT 10%. Thời gian đăng ký

sử dụng 4 năm. TSCĐ đã đưa vào sử dụng ngay trong ngày mua. Giả sử trị giá thanh

lý của tài sản này khi hết thời hạn sử dụng là không đáng kể.

Yêu cầu: Hãy tính mức trích khấu hao của TSCĐ này trong tháng 4/2018 đối với TSCĐ trên theo phương pháp đường thẳng.

Bài giải Kế toán khấu hao TSCĐ:

- Mức trích KH trung năm = 20.600.000 + 1.000.000 = 5.400.000

- Mức trích KH turng bình tháng = 5.400.000 = 450.000 4

- Mức trích KH trung bình ngày = 450.000 = 15.00012

* Mức trích KH đến tháng 04/2018 là: 15.000 x 21 ngày = 315.00030

Bài tập 8: Công ty ABC mua một thiết bị làm lạnh có nguyên giá 120.000.000.

Biết TSCĐ trên có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng Công ty dự kiến là

10 năm. TSCĐ này đã đưa vào sử dụng tại bộ phận bán hàng vào ngày 01/02/2018. Công ty ABC trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

Yêu cầu: Hãy xác định mức trích khấu hao TSCĐ tháng 02/2018 bằng cách điền số liệu vào bảng sau và định khoản bút toán khấu hao.

Bộ phận Số KH trích

tháng 1/2018 Số KH tăng

trong tháng này

Số KH giảm trong tháng này Số KH trích

tháng này

Bộ phân sản xuất 10.000.000

Bộ phận bán hàng 5.000.000

Bộ phận QLDN 3.000.000

Tổng cộng 18.000.000

Bài giải:

Bộ phận Số KH trích

tháng 1/2018 Số KH tăng

trong tháng này

Số KH giảm trong tháng này Số KH trích

tháng này

Bộ phân sản xuất 10.000.000 10.000.000

Bộ phận bán hàng 5.000.000 1.000.000 6.000.000

Bộ phận QLDN 3.000.000 3.000.000

Tổng cộng 18.000.000 19.000.000

- Mức trích KH trung năm = 120.000.000 = 12.000.000

10

- Mức trích KH trung bình tháng = 12.000.000 = 1.000.000

Nợ TK 627 : 10.000.000 12

Nợ TK 641 : 6.000.000

Nợ TK 642 : 3.000.000

Có TK 214 : 19.000.000

Bài tập 9: Công ty sửa chữa XYZ hoàn thành công việc sửa chữa thiết bị làm lạnh

của bộ phận bán hàng tại công ty ABC. Chi phí sửa chữa 33.000.000 bao gồm thuế VAT 10%. Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán cho công ty XYZ. Chi phí sửa chữa được hạch toán theo một trong các trường hợp sau:

a/ Công ty ABC đã trích trước chi phí sửa chữa lớn thiết bị làm lạnh của bộ phận bán hàng theo kế hoạch là 40.000.000.

b/ Công ty ABC không có trích trước nên phải phân bổ chi phí sửa chữa tính vào Chi phí bán hàng trong 6 tháng bắt đầu từ tháng này.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giải Sửa chữa TSCĐ:

Nợ TK 2413 : 30.000.000

Nợ TK 133 : 3.000.000

Có TK 112 : 33.000.000

a) Nợ TK 335 : 30.000.000

Có TK 2413 : 30.000.000

Nợ TK 335 : 10.000.000

Có TK 641 : 10.000.000

b) Nợ TK 142 : 30.000.000

Có TK 2413 : 30.000.000

Nợ TK 641 : 5.000.000 (30 triệu /6 tháng)

Có TK 142 : 5.000.000

Bài tập 10: Năm 2012, Công ty ABC mua một thiết bị làm lạnh có nguyên giá

120.000.000. Biết TSCĐ trên có thời gian sử dụng dự kiến 10 năm. TSCĐ đã đưa vào sử dụng tại bộ phận QLDN. Công ty ABC trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Sau 5 năm sử dụng, Công ty ABC nâng cấp thiết bị làm lạnh với tổng chi phí 33.000.000 bao gồm thuế GTGT 10%. Thời gian sử dụng đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu). Công việc nâng cấp đã hoàn thành, thiết bị đã đưa vào sử dụng năm 2018.

Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ nâng cấp tài sản

2. Trích khấu hao tài sản sau khi nâng cấp và hạch toán tính vào chi phí tháng 01/2018.

Bài giải: Nâng cấp TSCĐ:

a) Nợ TK 241 : 30.000.000

Nợ TK 133 : 3.000.000

Có TK 331 : 33.000.000

b) Nợ TK 211 : 30.000.000

Có TK 241 : 30.000.000

c) Nợ TK 642 : 15.000.000/12 (120 triệu x 5 + 30)

10 6

Có TK 214 : 15.000.000

4.8. Câu hỏi ôn tập:

Câu 1: Hãy trình bày các đặc điểm, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ.

Câu 2: Tài sản cố định được phân loại, đánh giá như thế nào? Nêu cụ thể cách phân loại, đánh giá đó?

Câu 3: Hãy nêu các chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng của kế toán tình hình tăng giảm TSCĐ và kế toán khấu hao tài sản cố định là như thế nào?

Câu 4: Trình bày cụ thể khái niệm, phân loại kế toán sữa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)