PHẦN IV: NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH
4.4. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc
4.4.1. Bố cục không gian kiến trúc toàn khu:
Tạo lập hình ảnh khu đô thị hiện đại – sinh thái gắn với cảnh quan cây xanh mặt nước.
Nguyên tắc bố cục chính như sau:
- Xây dựng mô hình ở kết hợp dịch vụ thấp tầng, mật độ thưa để tạo khoảng xanh lớn cho toàn khu. Tạo tuyến liên kết giao thông cảnh quan chạy xuyên suốt,
từ Bắc xuống phía Nam và từ Đông sang Tây.
- Đối với mỗi khu bố trí tuyến liên kết cảnh quan nội khu:
+ Liên kết không gian các khu vực với nhau bằng trục giao thông đô thị từ đường Nguyễn Đức Cảnh kéo dài, Đường Yết Kiêu kéo dài, Đường nối QL1A đi
xã Hà Lan, đường nối QL217B & đường Ven Biển tạo điểm nhấn cảnh quan hồ nước, cây xanh và cụm Thương Mại dịch vụ cao tầng. Tạo tuyến liên kết cảnh quan nội khu kết hợp với các tuyến giao thông trong khu vực để tạo nên liên kết sinh thái cây xanh kết hợp kênh hồ trong khu vực.
4.4.2. Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và các điểm nhìn quan trọng:
Hướng chính vào Khu đô thị số 6 là hướng Tây kết nối từ đường QL1A, hướng Bắc từ khu trung tâm thị xã.
a) Tuyến không gian chính:
- Tuyến không gian cảnh quan dọc theo đường Nguyễn Đức Cảnh kéo dài vào khu đô thị: Đây là tuyến đường rất quan quan trọng kết nối hệ thống các khu
đô thị thuộc thị xã Bỉm Sơn với Khu trung tâm toàn đô thị thuộc khu đô thị số 6.
- Tuyến không gian đường Yết Kiêu kéo dài đang được đầu tư xây dựng nối khu đô thị với khu trung tâm đây là tuyến được liên kết cho vùng phía Đông của khu đô thị với khu trung tâm thị xã
- Tuyến đường nối từ QL1A đi xã Hà Lan. Đây là trục cảnh quan giao thoa kết nối trong phân khu với các tuyến đường đô thị.
- Tuyến đường nối QL217B & đường ven biển. Đây là tuyến kết nối mang tính chất kết nối vùng.
b) Các trục không gian:
- Trục chủ đạo hướng từ quốc lộ 1A sang phía Đông, đây là trục xương sống tạo điểm nhấn cảnh quan và có tính kết nối vào các trục đối ngoại. Ngoài tuyến giao thông thì hệ thống cây xanh, mặt nước liến kết trong tổng thể .
- Trục cảnh quan bám theo khu cây xanh mặt nước từ đê sôgn Tam Điệp đến đường nối QL1A đi xã Hà Lan.
c) Các điểm mốc và điểm nhấn không gian:
- Tại các trung tâm các đơn vị ở của khu quy hoạch được bố trí các công trình tổ hợp trung tâm công cộng thương mại dịch vụ hỗn hợp, nhà ở xã hội cao tầng (tối đa 7 tầng), các công trình hỗn hợp nhà ở và dịch vụ ( tối đa 11 tầng) văn hoá, y tế, trường cấp 1,2 (3 - 5 tầng), hướng tầm nhìn vào phía trong các lõi công viên cây xanh và các trục giao thông chính trong khu vực.
- Các công trình nhà ở chủ yếu là các loại hình nhà ở có vườn được tổ chức với mật độ thưa, ưu tiên không gian cây xanh sân vườn đảm bảo kiến trúc các công trình hoà quện với cảnh quan thiên nhiên.
- Các khu vực công viên cây xanh TDTT được tổ chức tại lõi các đơn vị ở
là nơi tập trung các hướng nhìn chính và là điểm kết thúc của 1 tuyến cảnh quan. Các khu cây xanh quảng trường được tổ chức kết hợp với hệ thống suối khe sẽ tạo cảnh quan hấp dẫn cho khu quy hoạch.
4.4.3. Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan:
a) Nguyên tắc chung:
- Bảo vệ tạo môi trường đặc trưng cho các khu ở bằng bảo vệ, cải tạo trồng mới cây xanh dọc các tuyến phố, quanh các khu ở, khuyến khích tổ chức không gian vườn trong các hộ gia đình.
- Sử dụng các trang thiết bị phù hợp với môi trường xung quanh trong các thiết kế tạo cảnh quan đô thị.
- Không gian mở và các khu cảnh quan đô thị là điểm đón của các tuyến phố và là trung tâm cho các hoạt động.
- Tạo cảnh quan và bố trí trang thiết bị đường phố phù hợp với chức năng tuyến; Với các phố dài, bố trí các điểm dừng chân, các vườn hoa nhỏ; Bố trí các điểm đỗ xe, các bến đỗ hợp lý, an toàn, tiện lợi.
- Quy định các khoảng cách trồng cây ven đường, các diện tạo hàng rào cây xanh, các điểm đặt thiết bị trên đường phố; Trồng nhiều cây xanh đảm bảo độ che mát cho các tuyến đi bộ.
- Các tuyến phố nhỏ, tuyến phố buôn bán cần được nâng cấp bố trí ánh sáng tạo cảnh quan hài hoà với các tuyến phố chính.
- Trồng cây, lát vỉa hè cần nghiên cứu phù hợp với dạng thức kiến trúc các công trình và phù hợp với chức năng tuyến phố.
- Các khu vực quanh mặt nước kênh rạch cần đảm bảo độ che phủ của cây xanh và đảm bảo khoảng lùi và tầm nhìn đến các công trình.
- Các thiết kế đảm bảo độ an toàn tại các ngã giao thông.
- Cung cấp đủ ánh sáng cho các khu sinh hoạt công cộng.
b) Yêu cầu về môi trường cảnh quan xung quanh các công trình kiến trúc:
- Tăng cường diện tích trồng xây xanh, khuyến khích độ che phủ, bóng cây trong khoảng sân vườn bao quanh công trình và mặt trước toàn nhà. Đối với các khoảng sân vườn dành cho trồng hoa, cây cảnh cần được thiết kế hài hòa về mầu sắc, hình khối với các không gian xung quanh.
- Các khoảng không gian thoáng, khoảng lùi của các công trình cần được hết sức tôn trọng. Các đường dạo, đường xe ra vào công trình cần được kết nối hợp lý với đường giao thông khu vực.
- Tăng cường xây dựng các bể cảnh có phun hơi nước nhân tạo.
c) Yêu cầu về thiết kế không gian quanh các quảng trường, đường phố:
- Cần được tổ chức sao cho vừa có được không gian rộng, thoáng, trang trọng là điểm nhấn không gian cho đô thị, nhưng vẫn tiện nghi cho các hoạt động khác.
- Các không gian cây xanh , bên cạnh các thảm cỏ hoa, vòi phun nước cũng cần chú ý tới khoảng cây xanh bóng mát. Các đường dạo, tuyến đi bộ tiếp cận thuận tiện với các tuyến giao thông và bãi đỗ xe.
- Các tượng đài, biểu tượng, băng rôn, quảng cáo cần được quy định, bố trí phù hợp, tránh làm giảm tầm nhìn hoặc phá vỡ không gian quảng trường.
- Bố trí hợp lý các thiết bị trong khu vực quảng trường như đèn chiếu sáng, đèn trang trí, các ghế ngồi, thùng rác và chọn lựa hình thức phù hợp.
d) Quy định về xây dựng mới:
- Phát triển hài hoà giữa các khu vực cũ và mới, giữa khu vực sinh thái với các làng xóm đô thị hoá.
- Tạo nhiều thiết kế mới có chất lượng và hiệu quả.
- Hình dạng công trình phải hài hoà với các không gian xanh, không gian trống xung quanh nó.
- Chiều cao các công trình phù hợp với mô hình tuyến phố, phù hợp với chiều cao và các công trình xung quanh nó.
- Kích thước và hình khối phải phù hợp với các công trình xung quanh và
bề rộng tuyến phố.
- Khuyến khích các phát triển tạo diện, giảm những phát triển không quan tâm đến không gian xung quanh.
e) Yêu cầu về đối với khu vực cải tạo / tái xây dựng:
- Mối quan hệ giữa kích thước xây dựng và hình khối công trình, giữa mật
độ xây dựng với chiều cao phải tạo hiệu quả cảnh quan kiến trúc và hình ảnh đặc trưng cho Thanh Hóa. Công trình cao tầng, thấp tầng, trung bình kết nối và hợp khối hài hoà.
- Các khu có công trình to lớn đồ sộ và các khu xây dựng thấp tầng dầy đặc cần có sự chuyển tiếp rõ ràng.
- Công trình cao mang tính dẫn hướng, các công trình thấp tạo nên tạo sự đồng nhất cho các diện và các tuyến phố.
- Các công trình tạo điểm nhấn đô thị, việc sử dụng màu sắc và độ tương phản rõ ràng tạo đặc trưng về màu sắc cho đô thị.
- Hình thái kiến trúc các công trình cao tầng và thấp tầng, công trình trọng điểm phải gây ấn tượng trược công chúng.
- Khoảng cách giữa các công trình cao tầng phải đảm bảo thông thoáng cho các không gian đệm, đảm bảo diện đổ bóng nhiều nhất tạo không gian mát cho mùa hè.
- Trước các công trình trọng điểm phải có vườn hoa hoặc quảng trường công cộng.
4.4.4. Cấu trúc quy hoạch đô thị và các khu chức năng đô thị hiện nay:
Cấu trúc quy hoạch đô thị cơ bản giữ nguyên các khu dân cư hiện nay. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các khu đô thị mới được khai thác từ các quỹ đất trống, đất nông nghiệp, xen cư trong các khu ở hiện nay.
Trước mắt cần có những giải pháp và đầu tư xây dựng hạ tầng các làng xóm theo tiêu chí xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Đáp ứng các yêu cầu phát triển
đô thị, đặc biệt là theo các tiêu chí đô thị loại III, các khu vực dân cư này từng mặt được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc phát triển các dự án gây
ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn
cơ bản được đầu tư xây dựng; giữ gìn các khu vực xanh phục vụ phát triển đô thị bền vững
4.4.5. Xác định các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:
a. Vị trí, quy mô các vùng, khu vực đặc trưng cần kiểm soát:
+ Khu vực hành lang đê sông Tam Điệp phải đảm bảo cách ly theo các tiêu chuẩn hiện hành.
+ Khu nút giao cầu vượt đường nối QL217B & đường ven biển với Quốc lộ 1A
+ Các khu vực dân cư hiện trạng.
b. Các nội dung cần thực hiện để kiểm soát phát triển:
*. Hình thái kiến trúc và màu sắc:
- Đối khu trung tâm đô thị: Tập trung các công trình, tổ hợp công trình, có quy mô lớn và nhà cao tầng. Hình thức kiến trúc hoành tráng, đa dạng sinh động theo chức năng công trình.
- Đối với khu ở mới: Tập trung nhà ở theo dạng lô phố, biệt thự màu sắc cần quy định theo tông màu cho tổng thể không gian khu vực, tránh sự hỗn tạp màu sắc trong phạm vi nhỏ, gây phản cảm.
- Đối với khu ở cải tạo: hình thức kiến trúc, màu sắc công trình phải hài hoà giữa các công trình xây mới và các công trình hiện hữu,
- Đối với khu ở sinh thái: chủ yếu là nhà thấp tầng có sân vườn, hình thức kiến trúc công trình và màu sắc hài hoà với tự nhiên.
*) Chiều cao công trình:
- Đối với trung tâm khu đô thị: Chiều cao công trình <11tầng.
- Đối với khu ở mới: Chiều cao tối đa 5 tầng.
- Đối với khu ở cải tạo: Chiều cao trung bình: 3-5 tầng.
- Đối với khu ở sinh thái: Chiều cao trung bình 1-3 tầng.
*) Khoảng lùi:
- Đối với trục phố chính tuỳ theo tính chất từng đường phố cụ thể để có khoảng lùi phù hợp.
- Đối với các công trình công cộng, khoảng lùi tối thiểu 10m.
- Đối với các nhà lô phố chỉ giới xây dựng có thể cho phép trùng với chỉ giới đường đỏ, ở khu vực trung tâm, nhà ở kết hợp dịch vụ, đối với các trục phố khu nhà ở có vườn, khoảng lùi tối thiểu >3m.