TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHƯƠNG NAM PHÁT
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công tyhàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty
2.3.3. Nhân tố cạnh tranh
Theo Michael E. Porter (1998):
“Trong bất kỳ ngành nào, bất kể là nội địa hay quốc tế, thì tính chất cạnh tranh đều được thể hiện qua năm yếu tố: (1) mối đe dọa từ sự xuất hiện những đối thủ mới, (2) mối đe dọa từ những dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế, (3) khả năng mặc cả của bên cung cấp, (4) khả năng mặc cả của khách hàng và (5) sự ganh đua giữa các đối thủ hiện tại.”
Như vậy, trong môi trường cạnh tranh một doanh nghiệp xuất khẩu thường phải chịu năm sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng và sản phẩm thay thế
Hình 2 7 Năm yếu tố cạnh tranh của Michael E. Port
Nguồn: Michael E. Port, Haverd Business Review, 1979
Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, bất kể ngành hàng nào thì sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi. Đối thủ cạnh tranh ở đây bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trong đó đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các công ty đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ có khả năng hội nhập hay gia nhập vào ngành trong tương lai.
Có thể nói cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cả sự phát triển của doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ có lợi thế so sánh hoặc bất lợi so với đối thủ cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng… điều này dẫn đến làm tăng hoặc giảm khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp
đó. Hay đối thủ mới gia nhập vào ngành cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chiến lược của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì được thế mạnh về quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tài chính vững vàng, củng cố thương hiệu để làm hạn chế khả năng xâm nhập các kênh tiêu thụ sẵn có và ưu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không một sớm một chiều tạo ra được.
Vì vậy, các nhà kinh doanh xuất khẩu cần xác định một chiến lược cạnh tranh tối ưu, tận dụng tối đa các ưu thế hiện hữu và hạn chế sự xâm nhập của đối thủ tiềm ẩn nhằm đạt được sự phát triển vững vàng trên thị trường.
Khách hàng
Khách hàng là một phần của công ty, là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Sự trung thành của khách hàng là điều
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng.
Trong hoạt động xuất khẩu, việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, tích cực nghiên cứu, thu thập thông tin thị hiếu tiêu dùng của khách hàng từ
đó tạo cơ sở cho các kế hoạch, chiến lược hoạt động sắp tới cho doanh nghiệp. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng cũng phải chuyển mình, thay đổi sao cho phù hợp.
Nhà cung ứng
Các doanh nghiệp bao giờ cũng phải liên kết với những nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu về những nguồn tài nguyên khác nhau như nguyên vật liệu, thiết bị, công nhân… Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, giá thành và cả
sự khác biệt của sản phẩm.
Một doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đều đặn, chất lượng cao và giá phù hợp có thể gia tăng năng suất trong sản xuất, từ đó gia tăng xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng hàng hóa qua đó giúp nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài. Cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu về những nhà cung ứng các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình tìm hiểu các yếu tố nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có cùng tính năng, giá trị sử dụng tương đương với sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
Đây là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ đe dọa đòi hỏi doanh nghiệp phải
có chiến lược hợp lý cho sản phẩm của mình. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm sản lượng tiêu thụ, vì vậy mà làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải dự báo và phân tích khuynh hướng thay thế của khách hàng về giá, công dụng tương đối và chi phí chuyển đổi đối với khách hàng vì khách hàng thường ngại thay đổi thói quen do sợ mất thời gian và công sức. Định hướng đúng đắn sản phẩm thay thế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc củng cố thương hiệu trên thị trường.