QUY TRÌNH PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG CẤU TRÚC

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 22 - 30)

BÀI 2 PHÁT TRIỂN MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN

2.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG CẤU TRÚC

2.2.1. Các giai đoạn phát triển hệ thống

Khi phát triển hệ thống, người ta chia làm 4 giai đoạn như sau:

I- Mô tả hoạt động của hệ thống hiện tại Làm việc như thế nào (How to do)

II-Mô tả hệ thống hiện tại làm gì (what to do)

III-Mô tả hệ thống mới làm gì (what to do)

IV-Mô tả hoạt động hệ thống mới làm việc như thế nào (How to do)

NSD mong muốn chuyển ngay từ I sang IV

Người phát triển cần thực hiện theo quy trình I, II, III, IV

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 9

2.2.2. Sơ đồ chu trình sống của việc phát triển hệ thống

Theo quan điểm chu trình sống, việc phát triển hệ thống cần trải qua 6 giai đoạn/pha:

1. Lập kế hoach

2. Phân tích

3. Thiết kế

4. Xây dựng phần mềm và test

5. Cài đặt và chuyển đổi hệ thống

6. Vận hành và bảo trì

Trong các giai đoạn/pha trên thì phân tích và thiết kế là các giai đoạn trung tâm và phân biệt (không hợp nhất trong việc xác định lại các giai đoạn theo vòng đời).

Pha 1. Lập kế hoạch dự án

Có được những hình dung cơ bản về hệ thống cần xây dựng.

Pha 2. Phân tích hệ thống

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 10 Phân tích hệ thống là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để:

- nhận thức và hiểu biết được hệ thống,

- tìm các giải pháp giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong hệ thống. nội dung chính của giai đoạn này là làm rõ hệ thống “làm gì ” ?

Pha 3. Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống là giai đoạn trung tâm

Cho một phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ về HTTT tương lai.

Nội dung chính của giai đoạn này là định hình “làm như thế nào”, “bằng máy hay bằng tay”, “khi nào thì làm”, “làm ở đâu”. “ai làm”,...

Hai pha phân tích và thiết kế là 2 pha trung tâm của quá trình phát triển hệ thống.

Pha 4. Thiết lập các chương trình và kiểm nghiệm

Xây dựng phần mềm: chọn một ngôn ngữ lập trình và một hệ quản trị CDL thích hợp để viết chương trình đáp ứng yêu cầu thiết kế.

Kiểm tra thử nghiệm: kiểm tra hệ thống thông qua thử nghiệm.

Pha 5. Cài đặt và chuyển đổi hệ thống

Hệ thống được nghiệm thu trên cơ sở những tiêu chuẩn đặt ra trong kế hoạch phát triển hệ thống ban đầu.

Song song với khâu cài đặt là khâu huấn luyện vận hành, sử dụng hệ thống mới.

Pha 6. Vận hành và bảo trì

Hệ thống được thực thi và duy trì.

Riêng pha 4 có thể không cần người sử dụng tham gia.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 11

2.2.3. Đề cương các bước và các mô hình chính trong pha phân tích và thiết kế

Các bước chính trong pha phân tích và thiết kế gồm:

1. Khảo sát

2. Lập mô hình nghiệp vụ

3. Lập mô hình phân tích

4. Thiết kế mô hình logic

5. Thiết kế vật lý.

Các mô hình chính gồm:

- Các mô hình nghiệp vụ

- Các mô hình phân tích (xử lý và dữ liệu)

- Các mô hình thiết kế (xử lý và dữ liệu).

Do đó, quy trình phân tích và thiết kế một HTTT trong thực tế thường được chia thành 5 khâu:

1. Khảo sát

2. Xác định yêu cầu ) mô hình phân tích nghiệp vụ (còn gọi là mô hình lĩnh vực)

3. Phân tích

4. Thiết kế logic (mức quan niệm)

5. Thiết kế vật lý (mức cài đặt)

Trong đó các khâu đều quan tâm đến 2 phương diện là xử lý và dữ liệu.

Sơ đồ tóm lược quy trình phân tích –thiết kế hệ thống thông tin:

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 12

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 13

TÓM LƯỢC BÀI HỌC

o Phát triển HTTT là tập hợp các hoạt động tạo sản phẩm là HTTT.

o Quá trình phát triển một HTTT kể từ khi nó sinh ra đến lúc “chết” được gọi là vòng đời phát triển hệ thống. Vòng đời phát triển các hệ thống là một phương pháp luận cho việc phát triển một HTTT.

o Việc đưa một HTTT vào tổ chức không chỉ đơn thuần đưa vào các phần cứng, phần mềm mà là sự thay đổi trong công việc, trong thói quen, kỹ năng, quản lý và cả về

tổ chức nữa. Thiết kế một HTTT mới thực chất là thiết kế lại tổ chức.

o Trong các mô hình phát triển, ngày nay người ta thường chọn mô hình theo chiều các giai đoạn phát triển (lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, thực hiện).

o Khuôn cảnh vòng đời theo mô hình cổ điển yêu cầu tiếp cận một cách hệ thống, tuần tự tới việc phát triển phần mềm, bắt đầu ở mức hệ thống và tiến dần xuống phân tích, thiết kế, mã hoá, kiểm thử và bảo trì.

o Khi khách hàng xác định được mục tiêu tổng quát cho phần mềm, nhưng chưa xác định được input và output và người phát triển không chắc về hiệu quả của thuật toán, về thích nghi hệ điều hành hay giao diện người máy cần có thì cách tiếp cận làm bản mẫu cho kỹ nghệ phần mềm là cách tiếp cận tốt nhất.

o Mô hình xoắn ốc bao gồm các tính năng tốt nhất của cả vòng đời cổ điển và làm bản mẫu công thêm phần phân tích rủi ro.

o Việc đưa ra phương án đưa HTTT mới vào sử dụng sao cho thích hợp là rất quan trọng.

Việc thay thế hệ cũ bằng hệ mới có thể thực hiện theo 1 trong 3 phương án :

1. Chuyển đổi sang hệ mới, bỏ hệ thống cũ ngay sau khi cài đặt hệ thống mới.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 14

2. Vận hành song song hai hệ thống một thời gian.

3. Thay thế từng phân hệ thống cũ: thay thế dần một số mô-đun.

o Để chuyển mô hình hệ thống mức vật lý từ hiện tại tới tương lai, người ta phải chuyển mô hình hệ thống hiện tại từ mức vật lý sang mức logic, sau đó chuyển sang mô hình hệ thống mức logic trong tương lai nhờ bổ sung những yêu cầu cho hệ thống mới, cuối cùng chuyển mô hình này sang mô hình hệ thống mức vật lý trong tương lai nhờ việc cân đối nhu cầu và khả năng

o Chu trình sống của việc phát triển một HTTT thường theo 6 pha cơ bản: Lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, xây dựng phần mềm, cài đặt và chuyển đổi hệ thống, vận hành

và bảo trì

o Việc phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng cấu trúc được tiến hành đồng thời theo cả hai phương diện: dữ liệu và xử lý

o Quy trình phát triển thiết kế một ứng dụng cần trải qua các giai đoạn:

1. Khảo sát,

2. Xác định yêu cầu (xây dựng mô hình nghiệp vụ),

3. Phân tích yêu cầu (xây dựng mô hình khái niệm),

4. Thiết kế logic (xây dựng mô hình logic),

5. Thiết kế vật lý (xây dựng mô hình vật lý).

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 2 Trang 15

TÀI LIỆU HỌC

[1]. Lê Văn Phùng (chủ biên), Trương Tiến Tùng, Phạm Công Hòa. Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Viện Đại học Mở Hà Nội. 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[2]. Nguyễn Văn Ba. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2003.

[4]. Lê Văn Phùng. Hệ thống thông tin quản lý. NXB Thông Tin và Truyền

thông, 2014.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 3 Trang 1

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)