CÁC YÊU CẦU NGHIỆP VỤ
Bài 6 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ
6.5. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ
6.5.1. Phương pháp thiết kế
Những đặc trưng chung của phương pháp thiết kế phải kể đến là:
- Một cơ chế để chuyển hoá từ biểu diễn miền thông tin thành biểu diễn thiết kế.
- Một ký pháp để biểu diễn các thành phần chức năng và giao diện của chúng.
- Cách trực cảm để làm mịn và phân hoạch.
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 5
- Các hướng dẫn về định giá chất lượng.
Phương pháp phổ dụng là phương pháp. Đặc trưng riêng của phương pháp “có cấu trúc” còn là:
- Phương pháp làm mịn kiến trúc phần mềm theo cách thức từ trên xuống.
- Các khía cạnh thủ tục của định nghĩa thiết kế đã tiến hoá thành một triết lý gọi là lập trình có cấu trúc.
- Được dùng rộng rãi trong những năm đầu của thập kỷ các năm 80. Nó đã được dùng thành công trong nhiều dự án lớn, nó làm giảm gía thành đáng kể
- Sử dụng được các khái niệm chuẩn và bảo đảm rằng các thiết kế tuân theo một chuẩn.
- Các công cụ CASE đã được để trợ giúp cho phương pháp này.
Vai trò của các phương pháp thiết kế về cách nhìn nhận hệ thống:
- Nhìn nhận cấu trúc: cho cái nhìn cấu trúc thông qua lược đồ cấu trúc.
- Nhìn nhận quan hệ thực thể: mô tả các cấu trúc dữ liệu logic được dùng, nói đến đặc tả dữ liệu quan hệ thực thể.
- Nhìn nhận dòng dữ liệu: về lược đồ dòng dữ liệu.
- Nhìn nhận thuật toán, thuật giải, thủ tục và quan hệ với cấu trúc (phân tầng của thủ tục).
- Nhìn nhận cơ chế đối thoại người- máy.
M.A.Jackson: "Cái bắt đầu của sự khôn ngoan đối với kỹ sư phần mềm là thừa
nhận sự khác biệt giữa bắt đầu làm chương trình và hiểu vấn đề một cách đúng đắn". 6.5.2. Chiến lược thiết kế
Có hai chiến lược thiết kế thông dụng:
- Hướng cấu trúc
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 6
- Hướng đối tượng
Các đặc trưng của thiết kế hướng cấu trúc:
- Hệ thống được thiết kế theo quan điểm chức năng, bắt đầu ở mức cao nhất, sau
đó tinh chế dần dần để thành thiết kế chi tiết hơn.
- Trạng thái cuả hệ thống là tập trung và được chia sẻ cho các chức năng thao tác trên trạng thái đó.
- Thiết kế hướng cấu trúc là một cách tiếp cận thiết kế hệ thống trong đó bản thiết
kế được phân rã thành một bộ các đơn thể/ mô-đun tác động lẫn nhau, mà mỗi đơn thể có một chức năng được xác định rõ ràng. Các chức năng có các trạng thái cục bộ nhưng chúng chia sẻ với nhau trạng thái hệ thống, trạng thái này là tập trung và mọi chức năng đều có thể truy cập được.
Trong thiết kế hướng cấu trúc, người ta dùng:
- Các sơ đồ dòng dữ liệu (mô tả việc xử lý dữ liệu logic),
- Các lược đồ cấu trúc (chỉ ra cấu trúc của phần mềm)
- Các mô tả thiết kế chi tiết như các từ điển dữ liệu.
- Dựa trên việc phân rã hệ thống thành một bộ các chức năng có tương tác nhau với trạng thái hệ thống tập trung dùng chung cho các chức năng đó.
- Gắn với các chi tiết của một thuật toán của chức năng đó nhưng các thông tin trạng thái hệ thống là không bị che dấu.
- Dùng từ điển dữ liệu để mô tả và thống nhất dữ liệu.
Thiết kế hướng cấu trúc được chọn tốt nhất khi mà khối lượng thông tin trạng thái
hệ thống được làm nhỏ nhất và thông tin dùng chung nhau là rõ ràng
Các đặc trưng của thiết kế hướng đối tượng:
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 7
- Hệ thống được nhìn nhận như một bộ các đối tượng (chứ không phải là một bộ chức năng).
- Hệ thống được phân tán, mỗi đối tượng có những thông tin trạng thái riêng của nó.
- Đối tượng là bộ các “thuộc tính” xác định trạng thái của đối tượng đó và các phép toán thực hiện trên các rhuộc tính đó. Mỗi đối tượng là một khách thể của một lớp
mà lớp được xác định bởi các thuộc tính và các phép toán của nó. Nó được thừa kế từ một vài lớp đôí tượng lớp cao hơn, sao cho định nghĩa nó chỉ cần nêu đủ các khác nhau giữa nó và các lớp cao hơn nó.
- Các đối tượng liên lạc với nhau chỉ bằng cách trao đổi các thông báo: thực tế hầu hết các liên lạc giữa các đối tượng thực hiện bằng cách một đối tượng này gọi một thủ tục, mà thủ tục này kết hợp với một đối tượng khác.
- Thiết kế hướng đối tượng dựa trên ý tưởng che dấu thông tin.
- Thiết kế hướng đối tượng gần đây được phát triển nhiều đã tạo ra các hệ thống cấu tạo bởi nhiều thành phần độc lập và có tương tác với nhau.
- Che dấu thông tin là chiến lược thiết kế dấu càng nhiều thông tin trong các thành phần càng hay. Cái đó ngầm hiểu rằng việc kết hợp điều khiển logic và cấu trúc dữ liệu được thực hiện trong thiết kế càng chậm càng tốt.
- Liên lạc thông qua các thông tin trạng thái dùng chung(các biến tổng thể) là ít nhất, nhờ vậy khả năng hiểu được nâng lên.
- Thiết kế là tương đối dễ thay đổi vì sự thay đổi một thành phần không thể không
dự kiến các hiệu ứng phụ trên các thành phần khác.
Có thể tóm lược 3 tính chất điển hình để nhận dạng mô hình hướng đối tượng:
Không có vùng dữ liệu dùng chung. Các đối tượng liên lạc với nhau bằng cách trao đổi thông báo chứ không phải bằng các biến dùng chung.
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 8
Các đối tượng là các thực thể độc lập, dễ thay đổi vì rằng tất cả các trạng thái và các thông tin biểu diễn chỉ ảnh hưởng trong phạm vi chính đối tượng đó thôi. Các thay đổi về biểu diễn thông tin có thể được thực hiện không cần sự tham khảo tới các đối tượng hệ thống khác.
Các đối tượng có thể phân tán và có thể hành động tuần tự hoặc song song.