THIẾT KẾ GIAO DIỆN

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 86 - 92)

CÁC YÊU CẦU NGHIỆP VỤ

Bài 8 THIẾT KẾ XỬ LÝ

8.1. THIẾT KẾ GIAO DIỆN

8.1.1. Bản chất của thiết kế giao diện

Thiết kế giao diện là thể hiện ý tưởng chuyển các chức năng được mô tả bằng sơ

đồ luồng dữ liệu hệ thống sang dạng một màn hình thao tác để qua đó con người tác động nhằm thực hiện các chức năng đó trên máy.

Giao diện người - máy là cơ chế qua đó thiết lập đối thoại giữa chương trình và người dùng.

8.1.2. Các nguyên tắc thiết kế giao diện

Khi thiết kế giao diện, người ta chú ý đến các nguyên tắc thiết kế chúng. Shneiderman (1987) đã đề ra một số nguyên tắc thiết kế sau:

1) Giữ cho đơn giản.

2) Giữ cho nhất quán.

3) Thiết kế các nhiệm vụ kiểu khép kín (sau khi chia nhiệm vụ thành các mô-đun nhỏ nhất, cung cấp thông tin phản hồi cho người sử dụng để họ biết khi nào họ hoàn thành nhiệm vụ đó. Bằng cách này, người sử dụng có thể sử dụng bộ nhớ tạm thời để thực hiện nhiệm vụ sau).

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 3

4) Hỗ trợ vùng điều khiển nội tại (làm cho người sử dụng cảm giác họ chỉ điều khiển trong giao diện của họ, chứ không phải máy tính hoặc trình ứng dụng) 5) Cung cấp phím tắt cho người sử dụng.

6) Xử lý lỗi một cách nhã nhặn.

7) Cho phép dễ lần ngược lại các hành động đã thực hiện. Không làm lúng túng người dùng. Thông báo lỗi cần phải là sáng sủa, ngắn, và đơn giản.

8) Sử dụng kỹ thuật gây chú ý thật hiệu quả. Điều ngạc nhiên khi nó xuất hiện hiếm khi xảy ra. Dùng các kỹ thuật để gây ngạc nhiên như độ chiếu sáng, tiếng chuông…

9) Đừng làm cho người sử dụng lạc hướng. Người dùng cần phải luôn biết họ đang

ở đâu và hướng tiếp tục đi.

8.1.3. Những yêu cầu chung đối với thiết kế giao diện

Giao diện được thiết kế cần đạt những yêu cầu sau:

- Dạng giao diện được chọn phải phù hợp với yêu cầu thiết kế;

- Thiết kế phải phù hợp với chức năng cần thực hiện và với người sử dụng (thói quen, sở thích, trình độ);

- Chỉ tiêu cần đạt được:

+ Dễ sử dụng,

+ Dễ học (không phải nhớ nhiều),

+ Tốc độ thao tác nhanh,

+ Sự thể hiện tinh vi,

+ Kiểm soát tốt (hành vi của người sử dụng),

+ Dễ phát triển.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 4

8.1.4. Các phạm trù hướng dẫn thiết kế giao diện

Khi thiết kế giao diện cần bao quát 3 phạm trù quan trọng như:

1. Tương tác chung

2. Hiển thị thông tin

3. Vào dữ liệu

8.1.4.1. Tương tác chung

Tương tác chung thể hiện ở việc bảo đảm các yêu cầu:

- Nhất quán

- Trong giao tiếp chuẩn có các đối tượng chuẩn

- Giải thích các quy tắc

- Cho thông tin phản hồi có nghĩa

- Yêu cầu kiểm chứng mọi hành động phá huỷ

- Cho phép dễ dàng lần ngược nhiều hành động

- Giảm thiểu khối lượng thông tin phải ghi nhớ giữa các hành động

- Hiệu quả trong đối thoại, vận động và ý nghĩ

- Dung thứ cho sai lầm

- Phân loại các hoạt động theo chức năng và tổ chức màn hình hài hoà theo vùng

- Dùng các động từ đơn giản hay cụm động từ ngắn để đặt tên chỉ lệnh

- Thao tác cho người dùng là tối thiểu

- Hỗ trợ NSD theo nhiều mức thao tác khác nhau

8.1.4.2. Hiển thị thông tin

Hiển thị thông tin thể hiện ở việc bảo đảm các yêu cầu:

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 5

- Chỉ hiển thị thông tin có liên quan tới hiện tại.

- Hiệu quả dạng trình bày dữ liệu.

- Dùng nhãn nhất quán, cách viết tắt chuẩn và mầu sắc dự kiến trước được.

- Cho phép người dùng duy trì ngữ cảnh trực quan.

- Hiện đầy đủ những thông báo lỗi và phải dễ hiểu (rõ nghĩa).

- Dùng chữ hoa chữ thường, tụt lề và gộp nhóm văn bản để trợ giúp cho việc hiểu.

- Sử dụng cửa sổ (nếu sẵn có) để đóng khung các kiểu thông tin khác nhau.

- Dùng cách hiển thị tương tự để biểu diễn những thông tin dễ được hấp thu hơn với dạng biểu diễn này.

- Xem xét vùng hiển thị có sẵn trên màn hình và dùng nó một cách có hiệu quả.

- Về màn hình, cần sáng sủa, bố trí có trật tự, cân xứng, hợp lý, thể hiện rõ cái có sẵn, cái gì cần đưa thông tin vào, cái đưa thông tin ra và định vị thông tin đúng chỗ.

- Về kỹ thuật thiết kế, cần có sự phân biệt: giữa đề mục, tiêu đề, giải thích, dữ liệu nhập. Chỉ thị đưa ra rõ ràng: bằng nội dung thể hiện sẵn trên màn hình hay chú thích.

- Dùng biểu đồ để biểu thị yếu tố định tính (kiểu phụ thuộc vào mục đích sử dụng nhưng cần đơn giản, dùng màu sắc khác nhau để phân biệt và chú thích rõ ràng).

- Sử dụng màu và đồ hoạ thích hợp: không dùng quá nhiều màu (< 4: chương trình

sử dụng, 8: hệ thống), màu hoà hợp, dùng màu sáng, nhấp nháy gây chú ý và chỉ sử dụng biểu tượng trực quan, có ý nghĩa, không nhầm lẫn.

- Khi thiết kế nên chú ý đến quy tắc tương phản.

- Sử dụng các font chữ thích hợp.

8.1.4.3. Vào dữ liệu

Vào dữ liệu thể hiện ở việc bảo đảm các yêu cầu:

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 6

- Tối thiểu số hành động đưa vào mà người dùng cần thực hiện.

- Duy trì sự nhất quán giữa hiển thị thông tin và dữ liệu vào.

- Cho phép người dùng làm phù hợp dữ liệu vào.

- Tương tác nên mềm dẻo nhưng cũng cần hoà hợp với mốt đưa vào ưa thích.

- Khử kích hoạt các chỉ lệnh không thích hợp trong hoàn cảnh của hành động hiện tại.

- Cho phép người dùng kiểm soát luồng tương tác.

- Cung cấp trợ giúp cho mọi hành động nhập dữ liệu

- Hỗ trợ người dùng tối đa.

8.1.5. Các cấu phần của giao diện

Giao diện được thiết kế cần bảo đảm đủ các cấu phần:

- Tiêu đề

- Phần thân gồm cửa sổ và nhãn, trong đó cần cân nhắc kỹ cửa sổ text hay combobox

- Các phím điều khiển

Ví dụ:

Phần Đặc tả giao diện cần bao quát đủ các tiêu chí sau:

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 7

- Mục tiêu: cập nhật các loại hàng kinh doanh và đơn giá.

- NSD: Người quản lý hàng, làm lần đầu cài đặt và mỗi khi có thay đổi.

- Môi trường: Hệ điều hành window2000, hệ quản trị CSDL access.

- Mẫu thiết kế: Hình ……

- Các bảng dữ liệu sử dụng: Gía loại hàng.

- Thao tác xử lý: không.

- Hướng dẫn sử dụng: Để cập nhật dữ liệu mới, chọn phím nhập mới cập nhật các thông tin cần thiết vào các ô tương ứng. Nếu sửa thì chọn loại hàng tương ứng rồi nhấn enter để sửa dữ liệu. Chọn ghi lại để ghi dữ liệu vừa cập nhật. Chọn kết thúc để ra khỏi giao diện.

- Kết quả: sau mỗi lần nhập, một bản ghi mới (hay cũ) được thêm vào (hay được sửa đổi) trong bảng Gía loại hàng.

- Kết quả đánh giá thử nghiệm: …

8.1.6. Sơ đồ tương tác giao diện

Sơ đồ tương tác giao diện có khuôn dạng giống như sơ đồ phân cấp chức năng, trong đó mỗi nút gồm có 3 thành phần:

1. Nhãn của giao diện

2. Tên giao diện

3. Nhãn của giao diện quay lui

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 8

Ví dụ:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)