ĐO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 73 - 76)

CÁC YÊU CẦU NGHIỆP VỤ

Bài 6 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ

6.6. ĐO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ

Để xem một thiết kế có là tốt hay không, người ta tiến hành thiết lập một số độ đo chất lượng thiết kế thông qua việc đo các đặc tính chất lượng:

1. Sự kết dính (cohension)

2. Sự ghép nối (Coupling)

3. Sự hiểu được (Understandability)

4. Sự thích nghi được (Adaptability)

Sự kết dính của một thành phần là độ đo về tính khớp lại với nhau. Một thành phần thực hiện một chức năng logic hoặc thực hiện một thực thể logic. Tất cả các phần của thành phần đó đều tham gia vào việc thực hiện đó. Nếu một thành phần không tham gia trực tiếp trong chức năng logic đó thì mức độ kết dính của nó là thấp.

Ghép nối liên quan đến kết dính, nó chỉ ra độ nôí ghép giữa các đơn vị của chương trình. Hệ thống có nối ghép cao sẽ có độ nối ghép mạnh giữa các đơn vị, các đơn vị phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống nối ghép lỏng lẻo làm cho các đơn vị là độc lập hoặc là tương đối độc lập với nhau.

Các mô-đun được ghép nối chặt chẽ nếu chúng dùng các biến chung và nếu chúng trao đổi các thông tin điều khiển. (Ghép nối chung nhau và ghép nối điều khiển). Ghép nối lỏng lẻo đạt được khi bảo đảm rằng các thông tin biểu diễn là được giữ trong thành phần này là giao diện dữ liệu của nó với các đơn vị khác lại thông qua danh sách tham số của nó.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 9

Sự hiểu được liên quan tới một số đặc trưng thành phần sau đây:

- Tính kết dính: có thể hiểu được thành phần đó mà không cần tham chiếu tới một

thành phần nào khác hay không?

- Đặt tên: mọi tên được dùng trong thành phần đó đều có nghĩa? Tên có nghĩa là

những tên phản ánh tên của thực thể trong thế giới thực được mô hình bởi thành phần đó.

- Soạn tư liệu: Thành phần có được soạn thảo tư liệu sao cho ánh xạ giữa các thực

thể trong thế giới thực và thành phần đó là rõ ràng?

- Độ phức tạp: độ phức tạp của các thuật toán được dùng để thực hiện thành phần

đó như thế nào?

- Sự thích nghi được có nghĩa là thiết kế đó phải được soạn thảo tư liệu tốt, tư liệu thành phần phải là dễ hiểu và nhất quán; Các thành phần thiết kế nên được ghép nối lỏng lẻo.

- Một thiết kế dễ thích nghi thì có mức nhìn thấy được cao. Có một quan hệ rõ ràng giữa các mức khác nhau của thiết kế. Có thể tìm được các biểu diễn liên quan giữa lược đồ cấu trúc và dạng của sơ đồ luồng dữ liệu.

- Để có độ thích nghi tối ưu thì một thành phần thiết kế phải là tự chứa.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 6 Trang 10

TÓM LƯỢC BÀI HỌC

o Thiết kế có thể được xác định như một “tiến trình áp dụng nhiều kỹ thuật và nguyên lý với mục đích xác định ra một thiết bị, một tiến trình hay một hệ thống đủ chi tiết để cho phép thực hiện nó về mặt vật lý.“

o Mục tiêu thiết kế là để tạo ra một mô hình hay biểu diễn của một thực thể mà sau này sẽ được xây dựng.

o Nội dung thiết kế bao gồm các thiết kế chính như thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện,thiết kế chương trình và đặc tả mô-đun,thiết kế thủ tục, thiết kế kiểm soát và thiết kế hạ tầng kỹ thuật

o Có hai chiến lược thiết kế thông dụng là thiết kế theo hướng chức năng và hướng đối tượng, trong đó hướng chức năng chiếm thị phần chủ yếu.

o Để xem một thiết kế có là tốt hay không, người ta tiến hành thiết lập một số độ đo chất lượng thiết kế như độ kết dính, độ ghép nối, độ hiểu được, độ thích nghi được.

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

TÀI LIỆU HỌC VÀ THAM KHẢO

[1]. Lê Văn Phùng (chủ biên), Trương Tiến Tùng, Phạm Công Hòa. Giáo trình Phân

tích và thiết kế hệ thống thông tin. Viện Đại học Mở Hà Nội. 2012.

[3]. Lê Văn Phùng. Kỹ thuật Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng cấu trúc. NXB Thông tin và Truyền thông, 2009. Tái bản lần 3, 2014.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 7 Trang 1

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)