THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐẶC TẢ MÔ-ĐUN

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 92 - 99)

CÁC YÊU CẦU NGHIỆP VỤ

Bài 8 THIẾT KẾ XỬ LÝ

8.2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐẶC TẢ MÔ-ĐUN

8.2.1. Khái niệm cấu trúc chương trình

Cấp bậc điều khiển, còn gọi là cấu trúc chương trình, biểu thị cho cách tổ chức của các thành phần chương trình (mô-đun).

Người ta dùng các ký pháp khác nhau để biểu diễn cho cấp bậc điều khiển. Thông dụng nhất là biểu đồ kiểu cây. Trong đó độ sâu và chiều rộng đưa ra một chỉ báo về số mức điều khiển và độ trải rộng toàn bộ của điều khiển tương ứng. Số mô-đun ra là một độ

đo đo số các mô-đun trực tiếp bị điều khiển bởi các mô-đun khác. Số mô-đun vào chỉ ra cách thức mô-đun trực tiếp điều khiển một mô-đun đã cho.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 9

Ví dụ:

Cùng một vấn đề, chúng ta có thể xây dựng được nhiều cấu trúc khác nhau, tùy theo đặc điểm của bài toán.

8.2.2. Lược đồ chương trình

Lược đồ chương trình chính là một biểu diễn dưới dạng đồ thị của một tập hợp các mô-đun cùng với các giao diện giữa các mô-đun đó (bao gồm sự chuyển giao điều khiển

và chuyển giao dữ liệu)

Các yếu tố cấu thành lược đồ chương trình gồm có:

+ Các mô-đun: biểu diễn bởi hình chữ nhật có tên mô-đun ở trong. Tên mô-đun phản ánh tóm tắt chức năng của nó.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 10

+ Kết nối các mô-đun Các mô-đun có thể được kết nối với nhau bằng các lời gọi, diễn tả bằng một mũi tên (cung)

+ Thông tin trao đổi giữa các mô-đun:

Ví dụ:

8.2.3. Các kỹ thuật chuyển từ DFD sang lược đồ chương trình

Có 3 kỹ thuật chính dược dùng để chuyển từ DFD sang lược đồ chương trình:

1. Theo trung tâm chế biến

2. Theo trung tâm giao dịch

3. Theo trung tâm chuyển đổi

8.2.3.1. Theo trung tâm chế biến

Sơ đồ được chia thành 3 phần: đầu vào, trung tâm và đầu ra.

Trung tâm chế biến thường phức tạp hơn so với đầu vào và đầu ra.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 11

Dựa vào hướng dẫn tạo lược đồ chương trình, chúng ta biểu diễn các mô-đun bằng các hình chữ nhật và mũi tên điều khiển thể hiện quan hệ giữa các mô-đun thượng cấp và thuộc cấp. Để đơn giản, người ta thường biểu diễn sơ đồ dưới dạng 2 cấp: gộp và chi tiết.

Mức chi tiết của khối trung tâm: Có nhiều phương án để tạo sơ đồ chi tiết. Hình vẽ dưới đây là 1 ví dụ đơn giản.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 12

8.2.3.2. Theo trung tâm giao dịch

Đặc điểm nhận dạng trung tâm giao dịch là có điểm rẽ nhiều nhánh trên sơ đồ. Lúc

đó, trung tâm giao dịch được chọn là mô-đun điều khiển toàn bộ phần đầu ra.

8.2.3.3. Theo trung tâm chuyển đổi

Trung tâm chuyển đổi về mặt hình thức giống trung tâm chế biến nhưng cấu trúc đơn giản hơn nhiều, chúng ta dễ nhận dạng nó qua các điểm đường biên của trung tâm

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 13

với hai phần vào và ra. Vì thế việc xây dựng sơ đồ cũng tương tự như trung tâm chế biến, nhưng vì đơn giản nên người ta không cần 2 cấp biểu diễn.

8.2.4. Đặc tả mô-đun

Mô-đun là một thành phần tương đối độc lập trong hệ thống.

Một mô-đun chương trình có thể là một chương trình con dạng thủ tục, hàm, hoặc

có thể là tập hợp một số câu lệnh trong chương trình.

Nhiều ngôn ngữ lập trình có các UNIT, CLASS, OBJECT. Đó thực chất là các nhóm mô-đun chương trình (thường được gọi là các phương thức) tập hợp xung quanh một cấu trúc dữ liệu.

Bốn tính chất cơ bản của một mô-đun:

1- Vào/ra:

+ Cái vào: nhận được thông tin gì từ chương trình gọi nó.

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 14

+ Cái ra: trả lại thông tin gì cho chương trình gọi nó.

2- Chức năng: chuyển đổi từ cái vào thành cái ra.

3- Cơ chế: phương thức cụ thể để biến cái vào thành cái ra.

4- Dữ liệu cục bộ: các ô nhớ hay cấu trúc dữ liệu dùng riêng.

Ví dụ:

Cần xây dựng mô-đun in phiếu đòi sách quá hạn cho bạn đọc.

Dữ liệu vào:

- số thẻ bạn đọc

- ngày hiện thời (tự động)

- tệp BANDOC,SÁCH, MUON TRA

Dữ liệu ra:

- phiếu đòi

- danh sách tài liệu mượn quá hạn cho từng bạn đọc

Mô tả:

Ng:=ngày hiện thời

Đối với mỗi bản ghi trong tệp BANDOC

a) K:=số thẻ

b) DSQH:= 

c) TT:=0

d) đối với mỗi bản ghi trong MUON TRA

IF (K=số thẻ) & (ngày trả=NULL) & (ngày hẹn trả<Ng)

THEN

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Bài 8 Trang 15

TT:=TT+1;

DSQH(TT):= số hiệu sách

e) IF TT>0

THEN

- In tiêu đề phiếu đòi;

- Viết (số thẻ, tên bạn đọc);

- FOR I:=1 TO TT

Write (thông tin về SACH có Số hiệu sách=DSQH(I))

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích và thiết kế hệ thống tt it12 Đại học mở hà nội (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)