Các nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học luận án tiến sỹ (Trang 47 - 51)

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. Nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học

1.4. Các nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học, tác giả có một vài nhận xét sau:

- Những nghiên cứu về HĐTN chủ yếu tập trung nghiên cứu về tích hợp HĐTN vào hoạt động giảng dạy các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung

và các môn học, hoạt động giáo dục ở tiểu học tuy nhiên chưa có nhiều những công trình nghiên cứu quy mô về lý luận và thực tiễn tổ chức HĐTN trong nhà trường tiểu học với tư cách là một hoạt động giáo dục độc lập, bắt buộc.

- Đã có nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học trong và ngoài nước về những NL cốt lõi của giáo viên tiểu học nhưng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về NLTC HĐTN của GVTH nhằm đáp ứng nhu cầu tthực hiện HĐTN theo chương trình GDPT đang thực hiện ở nước ta.

- Những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động BD cho giáo viên tiểu học tuy nhiên các nghiên cứu còn mang tính khái quát chung, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu

28

về hoạt động bồi dưỡng cho những môn học, hoạt động giáo dục cụ thể trong nhà trường tiểu học.

Việc tổng hợp, phân tích kết các quả nghiên cứu về có liên quan đến luận án là

cơ hội quý giá để tác giả xác định được những vấn đề trọng tâm và cần được tiếp tục làm rõ trong luận án là:

Về mặt lý luận:

(1) Nghiên cứu, xác định khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cần có cho giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông đang thực hiện ở nước ta.

(2) Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cần có cho giáo viên tiểu học

Về mặt thực tiễn:

(1) Đánh giá thực trạng tổ chức HĐTN, thực trạng NLTC HĐTN của GVTH và thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH hiện nay.

(2) Đề xuất chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng để bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu học

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kết quả nghiên cứu tổng quan đã hệ thống hóa, phân tích khá chi tiết các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các phương diện tổ chức HĐTN, NLTC HĐTN của GVTH và bồi dưỡng NLTC HĐTN cho giáo viên tiểu học. Từ kết quả phân tích tổng quan ở chương 1 có thể rút các kết luận như sau:

- Những nghiên cứu về tổ chức HĐTN đã xác định được vai trò, đặc điểm mô hình học tập thông qua trải nghiệm; vai trò của GVTH trong học tập trải nghiệm; phân tích được những đặc trưng cơ bản của HĐTN; đề xuất nguyên tắc, giải pháp vận dụng HĐTN vào giảng dạy các môn học ở tiểu học. Tuy nhiên chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, quy mô về lý luận và thực tiễn tổ chức HĐTN trong nhà trường tiểu học được triển khai thực hiện.

- Nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tổng hợp, khái quát được những NL cốt lõi của GVTH. Đã có một số nghiên cứu đề cập đến NLTC và phát triển NLTC HĐTN. Tuy nhiên kết quả phân tích tổng quan cũng cho thấy chưa

có những nghiên cứu chuyên sâu về NLTC HĐTN của GVTH trong bối cảnh triển khai, thực hiện HĐTN trong nhà trường tiểu học hiện nay.

- Những công trình của các tác giả trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu, làm

rõ những đặc điểm cơ bản của hoạt động BD cho giáo viên như mục đích, vai trò, nội dung, hình thức, kế hoạch BD, kiểm tra đánh giá kết quả BD, thực tiễn hoạt động BD

và đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động BD cho giáo viên theo yêu cầu của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD và đổi mới chương trình, SGK GDPT ở nước ta.

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu tổng quan về BD cho GVTH cho thấy các nhà khoa học đã khái quát hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động BD cho GVTH, đánh giá thực tiễn hoạt động BD và hướng đến đề xuất biện pháp quản lý hoạt động

BD cho GVTH. Kết quả phân tích tổng quan này cũng cho thấy chưa có những nghiên cứu quy mô về BD cho GVTH theo môn học, hoạt động GD của chương trình GDPT đang triển khai ở nước ta hiện nay và cũng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về

30 hoạt động BD cho GVTH ở TP.HCM. Do đó, tiếp tục triển khai nghiên cứu ý luận, thực tiễn về hoạt động BD cho GVTH theo môn học, hoạt động GD cụ thể là cần thiết.

- Đã có một số nghiên cứu khái quát về những biện pháp bồi dưỡng, phát triển NLTC HĐTN tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu quy mô, chuyên sâu về bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH được thực hiện.

- Như vậy, để giúp GVTH tổ chức hiệu quả HĐTN trong giai đoạn hiện nay thì tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm xác định được khung NLTC HĐTN của GVTH; đánh giá mức độ đạt được NLTC HĐTN của GVTH. Từ đó, đề xuất chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng phù hợp nhằm củng cố, phát triển NLTC HĐTN cho GVTH là cần thiết.

31

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học luận án tiến sỹ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(366 trang)