Chương 3. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học
3.2.5. Kết quả phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học
Để tổ chức HĐTN được hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Kết quả khảo sát về hoạt động phối hợp các lực lượng GD
để tổ chức HĐTN cho HS được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động phối hợp các lực lượng GD để tổ chức HĐTN của giáo
viên tiểu học
TT Lực lượng phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm ĐTB ĐLC
1 Cán bộ quản lý nhà trường tiểu học 3.87 1.025
2 Thầy/cô chủ nhiệm lớp khác 4.15 .878
3 Thầy/cô giảng dạy bộ môn khác 4.07 .869
4 Tổng phụ trách đội 4.11 .943
5 Cha mẹ học sinh 4.16 .888
6 Chính quyền địa phương 3.89 1.036
Kết quả tự đánh giá ở bảng trên cho thấy GVTH đã phối hợp với nhiều lực lượng
GD trong và ngoài nhà trường để TCHĐTN cho học sinh. Trong đó, lực lượng GVTH phối hợp nhiều nhất là “Cha mẹ học sinh” với ĐTB= 4.16. Giáo viên tiểu học thường xuyên chủ động liên hệ với cha mẹ HS để thông báo về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, kết quả PVS cũng cho thấy GVTH ở một số trường TH còn gặp khó khăn với cha mẹ học sinh để phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm. Cán bộ quản lý 10 cho rằng “học sinh của trường có nhiều bố mẹ là lao động nhập cư, thường
80
xuyên làm theo ca kíp nên giáo viên gặp khó khăn khi phối hợp với cha mẹ học sinh”.
Giáo viên cũng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp khác (ĐTB= 4.15), tổng phụ trách đội (ĐTB= 4.11), giáo viên giảng dạy bộ môn khác (ĐTB= 4.07) để TCHĐTN cho học sinh. Hai lực lượng mà GVTH ít phối hợp nhất là Cán bộ quản lý nhà trường tiểu học (ĐTB = 3.87) và chính quyền địa phương (ĐTB = 3.89). Nguyên nhân là do một phần tâm lý còn e ngại của GVTH, ít dám trao đổi thẳng thắng với lãnh đạo để tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình TCHĐTN. GV5 chia sẻ “mỗi khi gặp
khó khăn mình thường hỏi đồng nghiệp cùng khối chứ ít khi nào trao đổi với cán bộ quản lý”. Bên cạnh đó, vì sĩ số HS trên lớp đông để đảm bảo an toàn cho HS thì hầu
hết các HĐTN được tổ chức chủ yếu trong phạm vi lớp học, trường học do đó GVTH chưa phối hợp nhiều với chính quyền địa phương.
Khái quát chung thì GVTH đã phối hợp với một số lực lượng GD để TCHĐTN cho HS, tuy nhiên khả năng phối hợp còn chưa đồng đều giữa giáo viên nam và nữ; hoạt động phối hợp chỉ tập trung vào một số lực lượng, trong khi những lực lượng đóng vai trò quan trọng thì GVTH chưa phối hợp thường xuyên. Do đó, cần nâng cao khả năng phối hợp của GVTH, đặc biệt là giáo viên nam; thực hiện đa dạng hóa loại hình HĐTN để GVTH có cơ hội, điều kiện phối hợp với nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.
3.2.6. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học đã vận dụng các hình thức để đánh giá kết quả HĐTN của học sinh. Kết quả cụ thể ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả vận dụng hình thức đánh giá kết quả HĐTN của GVTH
TT Hình thức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm ĐTB ĐLC
1 Giáo viên tiểu học tự đánh giá 4.04 1.027
2 Học sinh tự đánh giá 4.16 .857
3 Đánh giá đồng đẳng của học sinh 3.89 .967
4 Đánh giá của cha mẹ học sinh 3.96 .912
5 Đánh giá của cộng đồng 4.01 .882
81 Kết quả bảng trên cho thấy hình thức đánh giá GVTH vận dụng nhiều nhất là
“Học sinh tự đánh giá” với ĐTB= 4.16. GVTH cũng vận dụng phối hợp với các hình thức “Giáo viên tiểu học đánh giá” (ĐTB=4.04), “Đánh giá của cộng đồng” (ĐTB=4.01) để đánh giá kết quả tham gia HĐNT của học sinh. Hai hình thức được sử dụng ít nhất là “Đánh giá của cha mẹ học sinh” (ĐTB= 3.96) và “Đánh giá đồng đẳng
của học sinh” (ĐTB= 3.89).
Có thể khẳng định GVTH đã có vận dụng phối hợp một số hình thức để đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng các hình thức còn chưa đồng đồng đều, chưa phát huy được tốt vai trò của tập thể học sinh và cha mẹ học sinh trong quá trình đánh giá kết quả tham gia HĐTN của học sinh. Tiến hành PVS giáo viên về nội dung này thì GVTH cho rằng còn nhiều khó khăn khi đánh giá kết quả tham gia HĐTN của học sinh. Giáo viên 6 cho rằng “HĐTN là hoạt động mới, bản thân chưa
quen với cách đánh giá”. GV2 cho rằng “cứ liệu đánh giá từ nhiều nguồn, giáo viên mất nhiều thời gian để tổng hợp”. Trong khi đó, theoo GV4 thì “các em còn nhỏ, chưa hình dung được yêu cầu tự đánh giá và đánh giá bạn của mình”. Giáo viên 5 lại gặp
khó khăn từ sự không hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh “nhiều khi gởi yêu cầu nhờ
cha mẹ học sinh hỗ trợ quan sát, đánh giá những cha mẹ ít thực hiện hoặc thực hiện không theo yêu cầu”. Đồng quan điểm, CBQL 10 cho rằng “đánh giá kết quả HĐTN đòi hỏi GVTH phải tổng hợp nhiều cứ liệu, tốn nhiều thời gian do đó giáo viên khó thực hiện đầy đủ”.
Như vậy, để đánh giá chính xác kết quả HĐTN của học sinh, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và kỹ thuật đánh giá cho giáo viên tiểu học; hướng dẫn cho cha mẹ học sinh và học sinh đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm.
3.2.7. Đánh giá chung về kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên tiểu học
Từ kết quả phân tích thực trạng tổ chức HĐTN của GVTH tại TP.HCM có thể rút ra một số đánh giá như sau:
- Giáo viên tiểu học tại TP.HCM đã có nhận thức khá cơ bản về HĐTN, đã thực hiện mục tiêu, nội dung HĐTN theo phân bố chương trình GDPT HĐTN ở bậc tiểu học. Giáo viên tiểu học cũng đã vận dụng cơ bản các hình thức, phương pháp tổ chức
82 hoạt động trải nghiệm; Giáo viên tiểu học cũng đã thực hiện đánh giá kết quả HĐTN của HS, phối hợp với các lực lượng GD để tổ chức hoạt động trải nghiệm. Cùng với những kết quả cơ bản trên thì quá trình TCHĐTN của GVTH còn một số vấn đề như sau:
- Giáo viên tiểu học chưa có nhận thức quá tốt về mục tiêu của HĐTN, còn có
sự chênh lệch khá lớn trong nhận thức của GVTH theo giới tính về mục tiêu của hoạt động trải nghiệm.
- Giáo viên tiểu học chưa thực hiện đồng đều các nội dung HĐTN; những hình thức như tham quan, thực địa, cắm trại và những phương pháp như nêu gương, tranh luận, thuyết phục, GD bằng tập thể chưa được GVTH thực hiện thường xuyên.
- Giáo viên tiểu học chưa vận dụng thường xuyên hình thức đánh giá của tập thể
HS và cha mẹ HS; chưa phối hợp thường xuyên với cán bộ quản lý trường TH và lãnh đạo địa phương trong quá trình TCHĐTN cho học sinh.
Từ kết quả khảo sát thực tiễn, phỏng vấn sâu GVTH, CBQL trường TH thì quá trình TCHĐTN của GVTH còn nhiều vấn đề như trên xuất phát từ những nguyên nhân
cơ bản sau:
- Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mới được triển khai thực hiện ở trường TH,
do đó GVTH chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực tổ chức và chưa tham gia nhiều hoạt động BD nhiều về HĐTN. Có 91% GVTH tham gia khảo sát cho rằng NLTC HĐTN và kinh nghiệm của GVTH ảnh hưởng đến kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm; 85% giáo viên cho rằng hoạt động BD cho GVTH về HĐTN và NLTC HĐTN ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của thầy cô.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn ngân sách của trường TH cho TCHĐTN còn hạn chế, do đó GVTH không thể thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức HĐTN cho học sinh theo yêu cầu. Có 82% GVTH được khảo sát cho rằng các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí ảnh hưởng đến kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Hoạt động phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để TCHĐTN còn chưa được thực hiện tốt, 78% giáo viên cho rằng chưa phối hợp hiệu quả với các lực lượng giáo dục ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm.