Chương 5. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 5.1. Mục đích kiểm nghiệm
5.3. Phương pháp kiểm nghiệm
5.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực tế hoạt động bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH cho thấy, GVTH có mong muốn được bồi dưỡng về NLTC HĐTN tuy nhiên mức độ đạt được NLTC HĐTN của GVTH không đồng đều. Do đó nhu cầu bồi dưỡng của GVTH về NLTC HĐTN ở các trường TH là không giống nhau và có thể tiến hành bồi dưỡng linh hoạt theo nhu cầu của GVTH. Điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLTC HĐTN cho GVTH của các trường TH là không tương đồng, do đó có thể tiến hành linh hoạt theo nhu cầu và đặc điểm riêng của từng trường tiểu học. Dựa trên các đặc điểm này, tác giả luận án sử dụng hình thức thực nghiệm trên cùng một nhóm đối tượng giáo viên tiểu học (Quasi – Experiemental designs) (Gregory J.Privitera, Lynn Ahlgrim -Delzell, 2018) nhằm đánh giá sự thay đổi của giáo viên trước và sau tác động bồi dưỡng để
149 khẳng định tính hiệu quả của các chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng được đề xuất.
Quá trình thực hiện phương pháp thực nghiệm trên cùng một nhóm giáo viên tiểu học (one-group pretest - post test design) được thực hiện như sau:
5.3.2.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của các chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng NL chuyên môn về HĐTN, NL phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức HĐTN, NLTC thực hiện HĐTN cho GVTH đã được đề xuất.
5.3.2.2. Nội dung thực nghiệm
Thực hiện bồi dưỡng NL chuyên môn về HĐTN, NL phối hợp các lực lượng
GD để TCHĐTN, NLTC thực hiện HĐTN cho giáo viên tiểu học theo chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng được luận án đề xuất.
5.3.2.3. Quy trình thực hiện
Theo McCaleb, Anderson, and Hueston (2008) quá trình thực hiện thực nghiệm trên một nhóm đối tượng (one-group pretest-post test design) được thực hiện theo ba bước: (1) đánh giá trước khi tác động, (2) tác động thực nghiệm, (3) đánh giá sau tác động thực nghiệm (dẫn theo Gregory J.Privitera và Lynn Ahlgrim -Delzell, 2018). Cụ thể hóa các bước này, quá trình thực hiện thực nghiệm bồi dưỡng NL chuyên môn về HĐTN, NL phối hợp các lực lượng GD để tổ chức HĐTN, NLTC thực hiện HĐTN cho giáo viên tiểu học được tiến hành với ba giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Bước 1: Xác định mục đích, nội dung, hình thức bồi dưỡng; Bước 2: Lựa chọn cơ sở và đối tượng tiến hành bồi dưỡng; Bước 3: Biên soạn, tổng
hợp tài liệu phục vụ bồi dưỡng; Bước 4: Xây dựng phiếu khảo sát đánh giá NLTC của GVTH trước khi tiến hành bồi dưỡng; Bước 5: Đánh giá NLTC của GVTH trước khi tiến hành bồi dưỡng.
Giai đoạn triển khai: Tiến hành BD cho GVTH theo các chủ đề và kế hoạch bồi
dưỡng đã được luận án đề xuất.
Giai đoạn xử lý kết quả: Bước 1: Đánh giá NLTC sau tác động bồi dưỡng cho
GVTH; Bước 2: Tiến hành xử lý kết quả đánh giá; Bước 3: Phân tích, đánh giá về kết quả bồi dưỡng; Bước 4: Kết luận về kết quả thực nghiệm.
150 Hiệu quả của các chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng được đánh giá trên cơ sở so sánh kết quả sự thay đổi NLCT HĐTN của GVTH trước khi tác động bồi dưỡng và sau khi tác động bồi dưỡng.
5.3.2.4. Đối tượng thực nghiệm
Hoạt động thực nghiệm bồi dưỡng được tiến hành trên 98 giáo viên của hai trường TH tại quận Gò Vấp, TP.HCM với những thông tin cơ bản sau:
Về giới tính, kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ giáo viên nữ cao hơn giáo viên nam.
Có 91.3% giáo viên là nữ và 8.7% giáo viên nam
Về thâm niên, có 22.7% GVTH thâm niên dưới 5 năm, 48.5% GVTH có thâm
niên từ 6 đến 10 năm và 28.8% GVTH có thâm niên từ 11 năm trở lên.
Về lớp giảng dạy: có 24.7 % GVTH dạy lớp 1, 17.5% GVTH dạy lớp 2, 29.9%
GVTH dạy lớp 3, 7.1% GVTH dạy lớp 4, 20.8% GVTH dạy lớp 5.
Về độ tuổi của GVTH: 34% GVTH tuổi dưới 30, 48.9% GVTH tuổi từ 30 đến
40, 17,1% GVTH tuổi từ 41 đến 50.
5.3.2.5. Công cụ khảo sát và phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
Công cụ đánh giá kết quả là phiếu khảo sát trước và sau tác động bồi dưỡng dành cho GVTH trước khi tiến hành bồi dưỡng và sau khi thực hiện bồi dưỡng theo các chủ
đề và kế hoạch được luận án đề xuất.
Phiếu khảo sát trước tác động bồi dưỡng: được thiết kế gồm 2 phần. Phần 1: đánh giá về mức độ đạt được NLTC HĐTN của giáo viên tiểu học. Phần 2: thông tin cá nhân của giáo viên tiểu học (xem chi tiết ở phụ lục 7)
Phiếu khảo sát sau tác động bồi dưỡng: được thiết kế gồm 2 phần. Phần 1: đánh giá về mức độ đạt được NLTC HĐTN của GVTH và đánh giá về các yếu tố của quá trình bồi dưỡng cho GVTH. Phần 2: thông tin cá nhân của giáo viên tiểu học tham gia bồi dưỡng (xem chi tiết ở phụ lục 8).
Kết quả khảo sát GVTH trước và sau khi tác động bồi dưỡng được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS.
5.3.2.6. Chuyên gia tham gia thực nghiệm
Để hoạt động bồi dưỡng cho GVTH theo các chủ đề và kế hoạch bồi dưỡng NL chuyên môn về HĐTN, NL phối hợp các lực lượng GD để tổ chức HĐTN, NLTC thực
151 hiện HĐTN cho giáo viên tiểu học được hiệu quả thì cần lựa chọn đội ngũ chuyên gia phù hợp và đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
- Phải có am hiểu sâu về hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN ở tiểu học
- Phải có kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học
Trên cơ sở hai tiêu chí trên, tác giả luận án đã tiến hành lựa chọn 4 chuyên gia tham gia thực nghiệm bồi dưỡng cho GVTH gồm: 2 chuyên gia đang là tổng chủ biên, chủ biên của SGK HĐTN ở tiểu học; 2 chuyên gia đang là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường tiểu học.
Các chuyên gia sẽ tiến hành bồi dưỡng cho GVTH về NL chuyên môn về HĐTN,
NL phối hợp các lực lượng GD để tổ chức HĐTN, NLTC thực hiện HĐTN cho giáo viên tiểu học theo các chủ đề, kế hoạch bồi dưỡng được luận án đề xuất.