CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
4.4. Khảo sát biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
4.4.2. Kết quả khảo sát
Nhìn chung, cả 5 biện pháp đưa ra lấy ý kiến đều được GV Giáo dục học đánh giá rất cần thiết (ĐTB dao động trong khoảng 4.30 – 4.53) và rất khả thi (ĐTB dao động trong khoảng 4.27 – 4.50). Đối với SV, họ cho rằng 5 biện pháp này là cần thiết (ĐTB dao động trong khoảng 4.02 – 4.13) và khả thi (ĐTB dao động trong khoảng 3.91 – 4.11), thấp hơn một mức so với nhận định GV. Kết quả chi tiết đối với từng nội dung của các biện pháp được thể hiện qua bảng 3.26, 3.27, 3.28, 3.29 và 3.30.
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát biện pháp 1 “Phát triển qui trình tổ chức dạy học học
phần Giáo dục học nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm”
Biện pháp Giảng viên Sinh viên
Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Phát triển qui trình tổ chức dạy
học học phần Giáo dục học
nhằm phát triển năng lực tổ
chức HĐTN cho SVSP
4.47 0.68 4.50 0.57 4.02 0.69 4.11 0.71
Giai đoạn 1. Chuẩn bị phát triển
năng lực tổ chức HĐTN 4.40 0.56 4.47 0.51 3.94 0.70 4.04 0.70
Bước 1. Xác định mục tiêu phát triển 4.53 0.57 4.50 0.51 4.02 0.70 4.06 0.73
Bước 2. Xác định nội dung phát triển 4.40 0.50 4.27 0.58 3.91 0.72 4.06 0.71
Bước 3. Lựa chọn phương thức
phát triển 4.43 0.57 4.27 0.64 3.94 0.71 3.97 0.74
Bước 4. Xây dựng phương án
kiểm tra, đánh giá 4.37 0.62 4.23 0.43 3.96 0.72 3.99 0.72
Giai đoạn 2. Thực hiện phát triển
năng lực tổ chức HĐTN 4.37 0.56 4.37 0.56 3.92 0.71 3.94 0.69
Giai đoạn 2.1. Tổ chức lĩnh hội lí
thuyết về tổ chức HĐTN 4.30 0.75 4.43 0.57 4.06 0.68 4.11 0.73
Bước 1. Tổ chức trải nghiệm 4.33 0.76 4.47 0.51 4.07 0.73 4.13 0.72
Bước 2. Tổ chức chiêm nghiệm 4.33 0.66 4.37 0.56 4.09 0.72 4.08 0.77
Bước 3. Tổng kết bài học 4.23 0.68 4.37 0.56 4.04 0.71 4.12 0.72
Giai đoạn 2.2. Tổ chức thực hành
về tổ chức HĐTN 4.57 0.50 4.37 0.67 4.15 0.70 3.93 0.68
Bước 1. Hướng dẫn qui trình thực hành 4.47 0.51 4.50 0.51 4.13 0.71 3.95 0.69
Bước 2. Tổ chức làm mẫu 4.57 0.57 4.47 0.57 4.18 0.70 3.95 0.71
Bước 3. Tổ chức thực hiện, 4.57 0.57 4.43 0.62 4.19 0.72 3.98 0.74
Bước 4. Người học tự đánh giá 4.60 0.50 4.43 0.57 4.17 0.72 3.97 0.75
Giai đoạn 3. Tổ chức đánh giá
năng lực tổ chức HĐTN 4.50 0.63 4.43 0.57 4.13 0.74 4.00 0.69
Bước 1. Thu thập dữ liệu 4.40 0.68 4.43 0.62 4.11 0.71 3.93 0.70
Bước 2. Phân tích kết quả đánh giá 4.50 0.51 4.40 0.62 4.13 0.70 3.96 0.70
Bước 3. Vận dụng kết quả đánh giá 4.53 0.51 4.37 0.61 4.15 0.70 3.98 0.72 Đối với biện pháp phát triển qui trình tổ chức dạy học học phần Giáo dục học
nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho SVSP, GV đánh giá mức rất cần thiết
và rất khả thi các giai đoạn và bước tiến hành cụ thể (ĐTB = 4.23- 4.57). Bước “tổ chức làm mẫu” và “tổ chức thực hiện” là cần thiết hàng đầu (ĐTB: 4.57); bước “tổng kết bài học” được cho là ít cần thiết nhất (ĐTB: 4.23). Ngoài ra, GV đánh giá bước
“hướng dẫn qui trình thực hành” có tính khả thi cao nhất (ĐTB: 4.50); các bước “Tổ chức chiêm nghiệm”, “Tổng kết bài học”, “Vận dụng kết quả đánh giá” và giai đoạn
“Tổ chức thực hành tổ chức HĐTN” có tính khả thi ít nhất (ĐTB: 4.37). SV cũng đánh giá mức cần thiết và khả thi cao về các giai đoạn và các bước tiến hành biện pháp này (ĐTB từ 3.91 đến 4.19). Bước “tổ chức thực hiện” được cho là cần thiết nhất (ĐTB: 4.19); bước “Xác định nội dung phát triển” được cho là ít cần thiết nhất (ĐTB: 3.91). Những ý kiến này khá tương đồng với quan điểm của các GV trong khảo sát. Về tính khả thi, SV cho rằng bước “Tổng kết bài học” khả thi nhất (ĐTB: 4.12), giai đoạn “Tổ chức thực hành tổ chức HĐTN” và bước “Thu thập dữ liệu” ít
các điều kiện cần thiết để thực hành như thời gian, phương tiện giáo dục cần được quan tâm đảm bảo.
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát biện pháp 2 “Thiết kế cẩm nang tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho sinh viên sư phạm”
Biện pháp Giảng viên Sinh viên
Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Thiết kế cẩm nang tổ chức
HĐTN cho SVSP 4.53 0.57 4.40 0.62 4.07 0.72 3.99 0.69
Bước 1: Xác định mục tiêu của
cẩm nang 4.30 0.60 4.40 0.62 4.06 0.74 4.00 0.72
Bước 2: Lựa chọn nội dung cẩm nang 4.40 0.56 4.47 0.57 4.06 0.73 3.94 0.74
Bước 3: Lựa chọn hình thức và trình
bày cẩm nang 4.37 0.62 4.37 0.49 4.08 0.68 3.96 0.71
Bước 4: Lấy ý kiến các bên liên quan 4.40 0.56 4.37 0.49 4.09 0.69 3.97 0.72
Bước 5: Hoàn thiện cẩm nang 4.33 0.55 4.20 0.66 4.10 0.71 3.95 0.71
Bước 6: Sử dụng và cải tiến cẩm nang 4.30 0.54 4.43 0.50 4.07 0.72 3.91 0.72 Đối với biện pháp thiết kế cẩm nang tổ chức HĐTN cho SVSP, tất cả các bước trong biện pháp này đều được GV đánh giá ở mức rất cần thiết và rất khả thi, ngoại trừ bước “Hoàn thiện cẩm nang” được đánh giá ở mức khả thi (4.20). Bước “Lựa chọn nội dung cẩm nang” và “Lấy ý kiến các bên liên quan” được cho là cần thiết nhất (ĐTB: 4.40); bước “Xác định mục tiêu cẩm nang” và “Sử dụng và cải tiến cẩm nang” được cho là ít nhất cần thiết nhất (ĐTB: 4.30). Về tính khả thi của các bước trong biện pháp thứ hai này, GV cũng cho rằng bước “Lựa chọn nội dung cẩm nang” (ĐTB: 4.47) khả thi lớn nhất, trong khi đó bước “Hoàn thiện cẩm nang” ít khả thi nhất (ĐTB: 4.20). Về phía SV, họ đánh giá tất cả các bước của việc thiết kế cẩm nang trong mức cần thiết và khả thi. Bước “Hoàn thiện cẩm nang” được đánh giá cần thiết nhất (ĐTB: 4.10); bước “Xác định mục tiêu của cẩm nang” và “Lựa chọn nội dung cẩm nang” được đánh giá ít cần thiết nhất (ĐTB: 4.06). Ngoài ra, ĐTB tính khả thi của các bước cũng không quá chênh lệch nhau (3.91 – 4.00), bước “Xác định mục tiêu” có ĐTB cao nhất và bước “Sử dụng và cải tiến cẩm nang” có ĐTB thấp nhất. Những nhận định này khá khác biệt với ý kiến của GV.
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát biện pháp 3 “Phối hợp với các tổ chức Đoàn - Hội và trường
thực tập phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm”
Biện pháp Giảng viên Sinh viên
Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Phối hợp với các tổ chức Đoàn
– Hội, trường thực tập 4.50 0.57 4.40 0.49 4.13 0.70 3.91 0.71
Cách thức 1: Tư vấn ý tưởng,
tham gia báo cáo, tập huấn
chuyên đề do Đoàn Thanh niên-
Hội SV tổ chức
4.40 0.56 4.43 0.63 4.03 0.74 3.94 0.67
Cách thức 2: Tham gia phụ trách
đoàn thực tập tại trường phổ thông 4.50 0.57 4.50 0.51 4.10 0.75 3.91 0.69
Với biện pháp phối hợp với các tổ chức Đoàn - Hội, trường thực tập phát triển
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho SVSP, cả hai cách thức “Tư vấn ý tưởng,
tham gia báo cáo, tập huấn chuyên đề do Đoàn Thanh niên- Hội SV tổ chức” và
“Tham gia phụ trách đoàn thực tập tại trường phổ thông” đều được GV đánh giá ở mức rất cần thiết và rất khả thi (ĐTB từ 4.40 – 4.50). Đối với SV, họ cũng đánh giá khá cao hai cách thức phối hợp này khi ĐTB của chúng đều từ 3.91 đến 4.13. Đây là
cơ sở khá quan trọng để khuyến nghị các trường SP sớm triển khai các biện pháp này.
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát biện pháp 4 “Tổ chức câu lạc bộ “Ươm mầm” nhằm
phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm”
Biện pháp Giảng viên Sinh viên
Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Tổ chức câu lạc bộ “Ươm
mầm” cho SVSP 4.53 0.51 4.50 0.51 4.11 0.73 3.92 0.70
Bước 1: Chuẩn bị thành lập câu lạc bộ 4.50 0.57 4.47 0.57 4.08 0.74 3.94 0.67
Bước 2: Tổ chức ra mắt câu lạc bộ 4.40 0.56 4.43 0.50 4.13 0.72 3.92 0.69
Bước 3: Tổ chức các sinh hoạt định kì 4.33 0.55 4.40 0.50 4.06 0.76 3.90 0.72
Bước 4: Đánh giá và cải tiến hoạt động 4.30 0.60 4.13 0.51 4.12 0.75 3.97 0.67 Đối với biện pháp tổ chức câu lạc bộ “Ươm mầm” nhằm phát triển năng lực tổ
chức HĐTN cho SVSP, GV và SV tham gia cho ý kiến đều đánh giá cao các bước
thực hiện. GV cho rằng bước “Chuẩn bị thành lập câu lạc bộ” là cần thiết và khả thi nhất (ĐTB lần lượt: 4.50; 4.47). SV cùng ý kiến với GV khi cũng cho rằng bước
“Chuẩn bị thành lập câu lạc bộ” khả thi nhất (ĐTB: 3.94). Trong khi đó, SV lại cho
bước “Đánh giá và cải tiến hoạt động” bị GV đánh giá ít cần thiết và ít khả thi nhất (ĐTB lần lượt: 4.30; 4.13). SV lại nhận định khác hơn khi đánh giá bước “Tổ chức các sinh hoạt định kì” ít cần thiết và ít khả thi nhất (ĐTB lần lượt: 4.06; 3.90).
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát biện pháp 5 “Tạo môi trường, điều kiện cho sinh viên
tự phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm”
Biện pháp Giảng viên Sinh viên
Cần thiết Khả thi Cần thiết Khả thi
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tạo môi trường, điều kiện cho
SV tự phát triển
4.30 0.54 4.27 0.52 4.08 0.75 3.96 0.69
Cách thức 1: Xây dựng nền tảng về
phương pháp tự học, tự phát triển 4.33 0.55 4.20 0.61 4.09 0.70 3.95 0.69
Cách thức 2: Tư vấn, định hướng
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển năng lực tổ chức HĐTN
4.33 0.48 4.23 0.57 4.80 0.71 3.92 0.66
Cách thức 3: Hỗ trợ các tài liệu
đa dạng về tổ chức HĐTN 4.23 0.57 4.37 0.49 4.11 0.73 3.92 0.71 Đối với biện pháp tạo môi trường, điều kiện cho SV tự phát triển năng lực tổ
chức HĐTN, GV và SV đánh giá tích cực về từng cách thức cụ thể, trong đó, GV cho
rằng “Xây dựng nền tảng về phương pháp tự học, tự phát triển” và “Tư vấn, định hướng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN” là cần thiết nhất (ĐTB: 4.33). Tuy nhiên, một trong hai cách thức này là “Xây dựng nền tảng về phương pháp tự học, tự phát triển” lại ít khả thi hơn. Có thể, trong kinh nghiệm
cá nhân của các GV Giáo dục học, các nội dung này khó thực hiện hơn những nội dung khác. Cách thức “Tư vấn, định hướng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN” nhận được sự quan tâm lớn từ SV trong khảo sát, khi ĐTB của cách thức này lên đến 4.80 (mức rất cần thiết). Điều này cũng phản ánh nhu cầu rất cao của SVSP mong muốn được GV dành thời gian tư vấn, định hướng việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN.
Đối với mối quan hệ giữa 5 biện pháp khảo sát, kết quả kiểm định Pearson cho thấy tất cả các cặp biện pháp đều có sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi. Các cặp biện pháp: Tổ chức câu lạc bộ “Ươm mầm” cho SVSP - Phối hợp với các tổ chức Đoàn - Hội, trường thực tập; Tổ chức câu lạc bộ “Ươm mầm” cho SVSP - Thiết
kế cẩm nang tổ chức HĐTN cho SVSP; và Tạo môi trường, điều kiện cho SV tự phát triển - Tổ chức câu lạc bộ “Ươm mầm” cho SVSP có mức tương quan rất cao (r lần
lượt là 0.92 và 0.90; 0.90 – tính cần thiết; 0.90 – tính cần thiết). Các cặp biện pháp còn lại có mức độ tương quan cao (r từ 0.78 - 0.89).
Về tổng thể, có thể cho rằng, bước đầu ở góc nhìn của các bên liên quan, 5 biện pháp mà luận án đưa ra đã đáp ứng tính cần thiết và tính khả thi trong việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho SVSP. Việc thực hiện biện pháp này có tác động đến các biện pháp khác trong cùng hệ thống. Với cơ sở này, luận án tiếp tục triển khai chúng vào thực tiễn dựa trên các nguồn lực hiện có của luận án.
Sơ đồ 4.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp dựa trên ý kiến của
giảng viên và sinh viên