CHƯƠNG 1 CO SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN
2.2. Định hướng rèn luyện kỹ năng giải toán lóp 4 2.3. Vận dụng một sô kỹ thuật dạy học tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 4
2.3.1. Kỹ thuật 1: Kỹ thuật khăn trải bàn
Kỳ thuật khăn trải bàn là một phương pháp giáng dạy đơn giản và dễ thực hiện, tương tự như học theo nhóm trong quá trình dạy học nếu như người giáo viên tổ chức được một cách khéo léo. Tuy nhiên, kỹ thuật khăn trải bàn
có thề khắc phục những hạn chế của học theo nhóm. Khi tổ chức học theo nhóm, nếu tố chức không tốt, đôi khi chỉ có một số thành viên tích cực làm việc, trong khi các thành viên khác trở nên thụ động và chờ đợi, dẫn đến mất thời gian và hiệu quả học tập không cao. Kỹ thuật khăn trải bàn yêu cầu tất cả thành viên cùng tham gia theo các bước cụ thể sau đây:
Bước 1 (làm việc chung cả lớp): Giáo viên đưa ra vấn đề, xác định nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn cách làm việc của nhóm. Giáo viên phát mỗi nhóm một bảng phụ có chia các phần như sau:
Hình 1. Bảng phụ có dạng khăn trải bàn
Bảng phụ được chia thành các phần gồm một phần lớn ở giữa và các phần nhỏ xung quanh. Các thành viên sẽ ngồi tương ứng vào vị trí của các phần nhỏ xung quanh và điền ý kiến riêng cùa mồi cá nhân, mô phỏng hình dạng chiếc khăn trài bàn. Phần ở giữa sẽ ghi chép các ý kiến chung của cả nhóm.
Bước 2 (làm việc chung trong nhóm): Phân công công việc trong nhóm, mỗi cá nhân đảm nhận công việc riêng trong khoảng thời gian từ 3-5 phút.
40
Mỗi thành viên sẽ làm việc độc lập và viết ý kiến cá nhân của mình vào phần giấy của mình trên bảng phụ. Thảo luận và trao đồi thông tin trong nhóm (chia sẻ câu trà lời), cuối cùng, một đại diện của nhóm trình bày kết quả làm việc đã đạt được của cả nhóm.
Bước 3 (thảo luận tổng kết trước lớp): Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của mình, những nhóm còn lại quan sát và lắng nghe, giáo viên cùng với cả lớp nhận xét, đánh giá và tổng kết lại những nội dung chính xác
và điểm cần lưu ý.
Kỹ thuật khăn trải bàn tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực của tất cà các thành viên trong quá trình học tập, đồng thời khuyến khích sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các nhóm. Nó là một công cụ hữu ích trong việc tăng cường tương tác và hiệu quả học tập trong lớp học.
Trong quá trình dạy học vận dụng kỹ thuật khăn trải bàn, giáo viên cần
có những định hướng cho học sinh tránh những sai lầm và có hiệu quả công việc cao nhất. Giáo viên cần có hướng dẫn với các nhóm trưởng cần phân công công việc các thành viên trong nhóm cụ thế và phù họp với khá năng từng học sinh, giới hạn thời gian rõ ràng để tránh trường hợp một số thành viên lơ là không tập trung vào nhiệm vụ của mình. Khi các thành viên trao đối
và thảo luận cần có tinh thần góp ý và bổ sung nhau để đưa ra ý kiến chung hoàn thiện nhất, tránh các tình huống xung đột gây mâu thuẫn, trao đổi với âm lượng đủ các thành viên trong nhóm cùng nghe, tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến cả lớp học. Với bước báo cáo kết quả với tình huống có nhóm báo cáo sai lệch về nhiệm vụ được giao, các nhóm còn lại không thế hiện thái độ thiếu tôn trọng, giáo viên cho thêm thời gian yêu cầu nhóm cần thảo luận lại về vấn đề,
và trong lúc đó sẽ lắng nghe ý kiến của các nhóm khác trước. Giáo viên cần
có định hướng ngay từ đầu cho học sinh về các yêu cầu và thái độ làm việc trên tinh thần các ý kiến bồ trợ và đánh giá rút kinh nghiệm cho nhau. Bên cạnh đó học sinh cần thực hiện đúng yêu cầu cùa giáo viên, cần phát huy tối
41
đa sự hiểu biết và tập trung vào công việc, nghiêm túc thực hiện, lắng nghe và đánh giá nhận xét những ý kiến khác.
Với độ tuồi học sinh lớp 4, các em đang còn khá rụt rè nêu lên ý kiến cá nhân, tâm lý sợ sai, xấu hổ khi có cách làm chưa đúng, một số em còn chưa
có ý thức chủ động trong học tập, có thái độ ý lại và phụ thuộc vào người khác do đó chưa thể rèn luyện, phát huy tối đa năng lực của mình. Kỳ thuật khăn trải bàn nhằm mục đích rèn cho học sinh tính tự lập và tự tin nêu lên ý kiến cá nhân, học sinh được rèn luyện tối đa khả năng tư duy của mình. Bên cạnh đỏ học sinh đoàn kết hơn khi làm việc nhóm, các thành viên không chì trích hay phê phán mà có thái độ hồ trợ giúp đỡ lẫn nhau, điều này giúp cho tâm lý của học sinh thoải mái hơn, học sinh có tinh thần năng động hơn và từ
đó hồ trợ nâng cao kỹ năng giải toán cho học sinh.
Ví dụ 2.1: Khi dạy bài “Tìm hai số biết tống và hiệu của hai số đó”
Bước 1 (làm việc chung cả lớp): Giáo viên nêu nhiệm vụ giải bài toán:
Tâng so trứng gà và trứng vịt là 100 quả, biết trứng gà nhiều hơn trứng vịt 20 quả. Tìm sổ lượng của mỗi loại.
Bước 2 (làm việc nhóm): Giáo viên phát cho mồi nhóm (4 học sinh/ nhóm) một bảng phụ đã kẻ sẵn.
Mỗi em ngồi vào vị trí như hình vẽ, suy nghĩ và nêu lên ý tưởng đế tìm
ra đáp án trong vòng 5 phút. (Học sinh có thề lập bảng liệt kê đề tìm ra cặp giá trị phù hợp, vẽ sơ đồ biểu diễn mối liên hệ của hai đại lượng, một số học sinh có thể nhẩm để dự đoán kết quả,...)
42
Bạn nhóm trưởng ghi những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (ô ý kiến chung của cả nhóm). Ớ đây có thể là đáp án thống nhất
và các ý tưởng mà cả nhóm đều nhận định là hợp lý.
Bước 3: Thảo luận tồng kết trước lớp:
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của mình, những nhóm còn lại quan sát và lắng nghe, giáo viên cùng với cả lóp nhận xét, đánh giá và tổng kết lại những nội dung chính xác và điểm cần lưu ý.
Giáo viên đưa ra đáp án đủng và các cách làm phù họp, có lời khen khích lệ tinh thần với tất cả các cách làm, mồi ý tưởng đều thể hiện khả năng
tư duy của học sinh, qua đó phát triển được kỳ năng dự đoán, định hướng quá trình giải quyết vấn đề.
Giáo viên và học sinh thống nhất chọn ra cách làm hiệu quả và thuận tiện nhất. Với cách làm này học sinh tiết kiệm được thời gian và có thể áp dụng để giải quyết các bài toán cùng dạng với bất kỳ số liệu nào.
Giáo viên kết luận với dạng bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” các bước làm lần lượt: vẽ sơ đồ, áp dụng công thức tìm số lớn số lớn = (Tổng + Hiệu): 2; số bé = (Tổng - Hiệu): 2
Với kỹ thuật khăn trải bàn rèn luyện cho học sinh kỳ năng định hướng cách giải, học sinh tư duy đế có những suy đoán cách giải quyết vấn đề. Khi đọc một bài toán học sinh được rèn luyện về kỳ năng phân tích đề bài, yêu cầu học sinh cần đọc kĩ đề bài, xác định được những thông tin đã có (tống số trứng hai loại, loại nào nhiều hon, nhiều hơn bao nhiêu) và những điều cần phải tìm (tìm số lượng mồi loại trúng). Sau khi đã tìm hiểu kỳ đề bài, học sinh phát huy khả năng sáng tạo, học sinh chữ động vận dụng những hiểu biết của mình để tìm ra đáp án. Qua đó học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong suy nghĩ ý tưởng mới, điều này rất quan trọng khi hình thành cho học sinh những kiến thức mới, học sinh có thế tự trau dồi kỹ năng giải toán của mình. Với bài toán tống hiệu học sinh có thể suy nghĩ nhiều cách làm khác nhau như đoán kết quả (dễ dàng
43
tìm được hai số mà có tổng là 100, hơn kém nhau 20), sử dụng vẽ sơ đồ để biểu diễn dữ liệu, .... Ngoài ra khi thực hành theo nhóm, học sinh được rèn luyện về
kỹ năng tương tác giữa các cá nhân với nhau, học hỏi được nhũng ý tưởng hay, được các thành viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện hon, nhờ đó học sinh thêm hứng thú và có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình.
Ví dụ 2.2: Khi dạy bài “Tìm phân số của một số”. Giáo viên cho học
sinh thực hành bài toán sau: Lớp trưởng mua 60 quyến vở cho 3 tố trong lớp.
Tổ 1 nhận 14 số vở đã mua, tổ 2 nhận được 2/3 số vở còn lại. Hỏi lóp trưởng phát cho tổ 3 bao nhiêu quyển vở?
Giáo viên triển khai hoạt động cho học sinh trình tự các bước như sau:
Bước 1:
- Giáo viên dùng kỹ thuật giao nhiệm vụ nêu nhiệm vụ cho tất cả học sinh. Giáo viên đưa ra nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với tất cả học sinh trong lớp,
có thể viết lên bảng hoặc chiếu bài toán trên máy chiếu. Nêu rõ thời gian thực hiện hoạt động trong 5 phút, sử dụng bảng phụ để trình bày kết quả theo nhóm 4 và yêu cầu các nhóm sẽ phân công người lên bảng trình bày sản phấm của nhóm mình. Các nhóm còn lại sẽ đánh giá kết quả của nhóm trình bày bằng phiếu đánh giá.
- Tiếp theo giáo viên áp dụng kỹ thuật chia nhóm nhỏ. Lớp có 36 học sinh chia thành 9 nhóm 4, giáo viên yêu cầu học sinh điềm danh lặp lại từ 1 đến 9, sau đó các học sinh cùng số điểm danh sẽ ngồi cùng một nhóm, cách chia nhóm này gây hứng thú cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, tương tác và học hỏi với nhiều bạn trong lớp.
- Học sinh di chuyển về mỗi nhóm 4, phân công nhóm trưởng.
Bước 2:
- Giáo viên phát bảng phụ cho học sinh được thiết kế dạng khăn trải bàn, với 4 phần nhỏ đế viết ý kiến từng thành viên trong nhóm.
44
- Học sinh nhận bảng phụ, nhóm trưởng phân chia vị trí trình bày cho mồi thành viên.
- Giáo viên đưa ra thời gian hoàn thành các ý tưởng và chốt ý kiến chung trong vòng 5 phút.
- Nhóm trưởng nhắc lại yêu cầu và đôn đốc, quan sát hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- Giáo viên theo dõi, quan sát hoạt động thực hành của học sinh. Đồng thời có sự nhắc nhở với các nhóm đang không thực hiện đúng yêu cầu.
- Học sinh trình bày ý kiến cá nhân về cách giải bài toán trên.
Lưu ý trong khi trình bày ý kiến, học sinh sẽ hoạt động độc lập, bắt buộc mồi thành viên đều phải chủ động và đưa ra ý kiến riêng của mình, ý kiến riêng có thể đúng hoặc chưa chính xác, tất cả đều phải trình bày ở phần ô của mình. Để thực hiện viết cách làm vào mồi vị trí riêng, học sinh được rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, áp dụng các kiến thức đã học hoặc tìm tòi ra cách giải mới cho bài toán trên. Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích đề bài cẩn thận để có thể nhanh chóng xác định được dạng bài. Học sinh xác định được các dừ liệu đã cho như “60 quyển vở cho 3 tổ”, “tổ 1 nhận *4 tổng sổ quyển vở”, “tổ 2 nhận được 2/3 số vở còn lại”, từ đó nắm được yêu cầu đề bài
“lớp trưởng phát cho tố 3 bao nhiêu quyển vở?”. Học sinh nhận dạng được dạng toán tìm phân số của một số, ghi nhớ được cách nhân một số với một phân số từ đó áp dụng làm bài nhanh hơn. Gây hứng thú cho học sinh có những ý tưởng khác nhau về cùng một vấn đề, các thành viên được học hỏi kinh nghiệm của nhau nhờ đó cải thiện được kỳ năng cũng như cách suy nghĩ cho mồi bài toán.
Một số ý kiến có thể đưa ra như sau:
T A • • 9 • 9 X 1 • r 1
• Lời giai của ý kiên 1:
Tổ 1 được phát số quyển vở là:
60 X 14 = 15 (quyển vở)
45
Tổ 2 được phát số quyển vở là:
(60 - 15) X 2/3 = 30 (quyển vở)
Tồ 3 được phát số quyển vở là:
60 - 15 - 30 = 15 (quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vờ
T 1 • - • 2 • _ 9_ _< 1 • 2- .r
• Lời giai của ý kiên 2:
Tố 1 được phát số quyển vở là:
60 X *4 = 15 (quyển)
Tô 2 được phát sô quyên vờ là:
60 X 2/3 = 40 (quyển)
Tổ 3 được phát số quyển vở là:
60 - 15 - 40 = 5 (quyển)
Đáp số: 5 quyển
• Lời giải của ý kiến 3:
Phân số chỉ số phần quyển vở tổ 3 nhận được là:
1 -14-2/3 = 1/12
Số quyển vở tổ 3 được phát là:
60 X 1/12= 5 (quyển)
Đáp số: 5 quyển
TV* _ • ? • 9 X 1 • À r A
• Lời giải của ý kiên 4:
Số quyển vở tổ 1 được phát là:
60 X 14 = 15(quyển)
Số vở còn lại là:
60 - 15 = 45 (quyển)
Phân số chỉ sổ phần quyển vở tồ 3 nhận được là:
1 - 2/3 = 1/3
Số quyển vở tổ 3 được phát là:
45 X 1/3 = 15 (quyển)
46
Đáp số: 15 quyển
• Lời giải của ý kiến khác:
Số quyển vở tổ 1 được phát là:
60 X lA = 15 (quyển)
Số vở còn lại là:
60 - 15 = 45 (quyển) Phân số chỉ số phần quyển vở tổ 3 nhận được là:
1 - 2/3 = 1/3
Số quyển vở tổ 3 được phát là:
60 X 1/3 = 20 (quyển) Đáp số: 20 quyển
- Nhóm trưởng cùng với các thành viên cùng đọc các ý kiến và thống nhất lựa chọn các ý kiến chính xác và hợp lý để điền vào phần chính giữa. Các ý kiến đúng có thể chọn lọc là ý kiến 1, đồng thời chỉ ra các điểm sai sót hoặc chưa tối ưu cho các ý kiến còn lại trong nhóm.
Bước 3:
- Giáo viên thông báo hết giờ và yêu cầu lần lượt từng nhóm lên trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trưởng mồi nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.
- Giáo viên đưa ra những lời khen, tuyên dương với mỗi nhóm.
- Sau đó cùng với các nhóm còn lại nhận xét và đánh giá kết quả làm bài cho từng nhóm. Ở đây giáo viên áp dụng kỳ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học nhằm mục đích điều chỉnh, thảo luận để đưa ra một phương
án tối ưu và hiệu quà nhất. Lưu ý khi đánh giá, nhận xét nên diễn đạt các ý ngắn gọn và súc tích, cố gắng để hiểu những ý đồ của nhóm bạn, nhận xét đánh giá đi kèm với những giải thích cho những điều đó, trên tinh thần cùng
hỗ trợ giúp đỡ nhau để đưa ra phương án tốt nhất cho bài toán. Ngoài ra nhóm được nhận xét nên chấp nhận và học hỏi từ những ý kiến của các nhóm khác.
47
- Các nhóm thực hiện yêu cầu, qua đó có thể học hởi những ý kiến hay, sáng tạo từ những nhóm khác hoặc rút ra những sai lầm, kinh nghiệm cho bàn thân.
- Giáo viên chốt lại cách làm hợp lý và tối ưu nhất và yêu cầu mỗi học sinh trình bày lại trong vở của mình. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trình bày lại bài làm vào vở.
Kỹ thuật này yêu cầu học sinh làm việc độc lập và ghi kết quả công việc của mình vào ô riêng trước khi ghi vào phần chung của nhóm. Giáo viên
có thể quan sát khăn trải bàn để theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh và cung cấp sự hồ trợ và điều chỉnh kịp thời. Thậm chí, nếu nhóm có hon 4 thành viên, kỹ thuật này vẫn có thể áp dụng bằng cách phân chia các phần tương ứng trên khăn trải bàn. Khi áp dụng kỹ thuật này, tất cả thành viên đều tích cực tham gia vào công việc, hạn chế được tình trạng thành viên thụ động và chờ đợi kết quả. Như vậy, phương pháp này hiệu quả trong việc khắc phục vấn đề về sự ỷ lại của học sinh.
Ngoài ra, qua kỳ thuật này rèn luyện cho học sinh kỳ năng dự đoán, định hướng trong quá trình giải quyết vấn đề. Trong quá trình giảng dạy bài toán toán học, cần tạo ra các tình huống khác nhau để khuyến khích học sinh tiến hành dự đoán, thay vì chỉ đơn thuần việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh. Mặc dù việc dự đoán, khám phá và tìm hiểu có thể tốn nhiều thời gian và không mang lại lượng kiến thức lớn trong một buối học, nhưng điều này sẽ thúc đấy tư duy của học sinh và giúp họ trờ nên độc lập hơn trong việc giải quyết các vấn đề. Trong quá trình triển khai hoạt động dạy học cho học sinh, giáo viên cũng cần có những lưu ý để học sinh có thể phát triển tốt nhất kỳ năng này. Thứ nhất, giáo viên có thái độ và quan điếm chuẩn mực với các ý tưởng của học sinh, luôn động viên khích lệ học sinh có những suy đoán, thù thuật để có thề nhanh chóng tìm ra được kết quả, đôi khi đó cũng là một gợi ý lớn để học sinh hình thành nên cách trình bày bài giải. Thứ hai, bên
48
cạnh khích lệ thì giáo viên nên xác định cho học sinh dự đoán không phải là một thuật giải tối ưu nhất, đó là những gợi ý dần chúng ta đến với đích cuối cùng là tìm ra một phương pháp giải tổng quát. Do đó học sinh không nên lạm dụng cách làm dự đoán mà quên mất bản chất bài toán.