Một số phương pháp dạy học hoá học phát triến năng lực công nghệ trong dạy học

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương cân bằng hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực công nghệ cho học sinh (Trang 28 - 39)

CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN VẤN ĐÈ NGHIÊN cửu 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.4. Một số phương pháp dạy học hoá học phát triến năng lực công nghệ trong dạy học

17

Năng lực chỉ hình thành và phát triến thông qua hoạt động, bằng chính hoạt động của chủ thế. Như vậy, để hình thành và phát triển NLCN cho HS, GV cần triệt để đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, coi trọng học tập dựa trên hành động và trải nghiệm, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các Vấn đề thực tiễn,... Điều này đã được nói tù’ lâu nhưng có những GV - theo thói quen và vì một vài lí do nào đó - vẫn chủ yểu giảng giải và thuyết trình. Đe HS có năng lực, thầy phải cho trò làm nhiều hơn, nói nhiều hơn, tự lực suy nghĩ và hành động nhiều hơn. [15]

Bảng ỉ. 2. Một sổ phương pháp, kĩ thuật dạy học đặc trưng định hướng phát triển năng lực

công nghệ [15]

STT Năng lực Phương pháp, kĩ thuật dạy học

1 Nhận thức công nghệ

Tăng cường dạy học thực hành, trục quan, trải nghiệm, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn để tạo hứng thú cho người học

2 Giao tiếp công nghệ - Dạy học thực hành, trái nghiệm

- Dạy học dựa trên dự án

3 Sử dụng công nghệ - Dạy học thực hành

- Dạy học algorit...

4 Thiết kế kĩ thuật

- Dạy học thực hành

- Dạy học dựa trên dự án

- Dạy học định hướng giáo dục STEM...

5 Đánh giá cồng nghệ - Dạy học dựa trên dự án

- Dạy học tích hợp liên môn

Tuy nhiên để phát triển NLCN cho HS với chương Cân bằng hoá học - Hoá học 11, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp dạy học chính là: dạy học theo nhóm và dạy học trực quan.

1.4.1. Dạy học theo nhóm

• Bản chất

Dạy học nhóm là cách dạy học trong đó HS của một lóp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên

cơ sở phản công và hợp tác làm việc. [ 16]

• Ưu điểm:

18

+ Hiệu quả giảng dạy: Phương pháp này giúp quá trình giảng dạy trở nên hiệu quả

hơn. Thay vì giáo viên là người trực tiếp giảng dạy toàn bộ bài học, việc chia nhở cho mỗi nhóm học sinh một vấn đề trong bài học đế tìm hiểu sè giảm áp lực và thời gian giảng dạy cho giáo viên.

+ Rèn luyện kỹ năng thuyết trình: Phần khồng thể thiểu trong phương pháp dạy học

theo nhóm ở tiểu học là giúp học sinh tăng khả năng thuyết trình giừa đám đông.

+ Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Thông qua việc thảo luận trong nhóm sẽ tạo cơ hội

cho các em đưa ra ỷ kiến riêng của mình từ đó mỗi em sẽ quen dần với sự phân công hợp tác trong một tập thể.

• Nhược điểm:

+ Khó kiếm soát: Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ở học sinh các lớp khoa

học tự nhiên có thể gây ồn ào và khó kiểm soát vì lứa tuổi các em còn nhở.

+ Sự ỷ lại trong nhóm: Trong nhóm sẽ có những học sinh tích cực và tồn tại một vài

học sinh có tâm lỷ ỷ lại vào các bạn, gây khó khăn trong việc đánh giá năng lực học sinh.

• Quy trình thực hiện

Bước 1: Làm việc toàn lớp (nhận đề và giao nhiệm vụ)

- Giới thiệu chủ đề.

- Chia nhóm.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc

- Thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ.

- Báo cáo kết quả.

Bước 3: Làm việc toàn lớp (trình bày kết quả, đảnh giá)

- Các nhóm trình bày két quả của nhóm mình.

- Đánh giá kết quả.

1.4.2. Dạy học trực quan

Phương pháp dạy học trực quan có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học mang lại nhiều ưu điểm và nhược điểm nhất định [18]'.

• Ưu điểm:

1. Tăng cưòìig khả năng ghi nhớ: Phương pháp trực quan giúp học sinh tăng cường

khả năng nhớ lâu hơn vì thông tin được truyền tải theo hình ảnh và sự trực quan.

19

2. Gây hứng thú và quan tâm: Phương pháp dạy học trực quan thường sử dụng các

tài liệu, phương tiện trực quan như hình ảnh, video, đồ họa... điều này tạo ra sự hứng thú và quan tâm cho học sinh, giúp tăng cường sự tương tác và tập trung trong quá trình học tập.

3. Hỗ trợ học tập cho học sinh khác nhau: Phương pháp trực quan phù hợp với học

sinh có nhiều phong cách học tập khác nhau.

• Nhược điểm:

1. Tốn thời gian: Đe chuẩn bị tài liệu trực quan cho bài giảng, thời gian và công sức

của giáo viên có thể tốn kém hơn so với phương pháp giảng dạy thông thường.

2. Cần sự tư duy sáng tạo: Đe tạo ra các tài liệu trực quan phù hợp và hấp dẫn, giáo

viên cần có khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng công nghệ thông tin để tạo ra những hình ảnh, video, biểu đồ, sơ đồ or đồ họa phù họp.

3. Hạn chế trong kiến thửc sâu: Đôi khi, phương pháp trực quan có thề tạo ra hiệu

ứng thị giác và hứng thú ngắn hạn nhưng không giúp học sinh hiều sâu kiến thức.

Cách sử dụng trong dạy học hóa học:

1. Trình bày các thí nghiệm thực tế: Sử dụng công nghệ thông tin đề mô phong các

thí nghiệm hóa học, giúp học sinh hình dung và hiếu rõ hơn về các quá trình hóa học.

2. Sử dụng đồ họa và hình ảnh: Sử dụng đồ họa và hình ảnh trong bài giảng đế trực

quan hóa thông tin. Các hình ảnh và đồ họa giúp học sinh hình dung và hiểu rõ hơn về khái niệm và quy trình.

3. Áp dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại: Sử dụng video, phim ảnh, và các yếu tố

tương tác đế tạo ra một môi trường học tập hiện đại và thú vị.

Sử dụng ShubClassroom, Padlet và Crocodie Chemistry trong dạy học Hoá học

1.5.1. Shub Classroom

ứng dụng này cho phép tải bài tập dạng file được định dạng sẵn nên rất tiện lợi cho GV, đặc biệt là các môn học có nhiều công thức toán học, dạng đồ thị, hình ảnh... Với ứng dụng này, ngoài việc giao bài tập về nhà cho HS dưới đa dạng các hình thức như trắc nghiệm, tự luận... GV còn có thể tải lên các file bài giảng, bài giải đê HS tham khảo. Ngoài việc có thế hoàn thành bài tập mọi lúc mọi nơi, có thế làm trên máy tính, có thế làm trên điện thoại, có thể làm ở nhà hoặc đi ra ngoài với bạn bè, có thế làm cá nhân hay cũng có thế làm theo nhóm;

HS còn có thế chụp các bài tập tải lên ứng dụng đế hỏi bài lẫn nhau. Việc làm bài tập về nhà trở nên nhẹ nhàng hơn nhờ có sự tương tác qua lại giừa các thành viên trong lóp hoặc thậm

20

chí có thê tương tác với bạn khác lớp. Hơn nừa, thời gian làm bài trên ứng dụng rõ ràng, minh bạch và có kết quả ngay lập tức tạo được hứng thú học tập cho HS. L32J

- Ưu điểm:

+ GV thông qua ứng dụng quản lý được số lượng học sinh tham gia do có thể tạo danh sách lớp học. HS tham gia lớp học và làm bài tập trên ứng dụng bằng điện thoại hoặc máy tính có kết nối mạng.

+ Hệ thống tự’ động chấm bài, đánh giá và phân tích qua thống kê kết quả, xếp loại giúp giáo viên nắm bát tình hình lớp học một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hiền thị kết quả cho HS ngay sau khi làm bài, từ đó, các bạn sẽ biết được kết quả và khả năng học tập của mình đến đâu. Kết quả làm bài của HS có thế được gửi đến phụ huynh một cách dề dàng. Bên cạnh đó, GV cũng nhận được bản phân tích kết quả của toàn bộ HS.

+ Có thể quy định khung thời gian phải hoàn thành bài tập là bao nhiêu. + Tính bảo mật cao: học sinh cần phải có mã lớp, mã bảo vệ đế tham gia lớp học, làm bài tập và nhận tài liệu.

+ Không hạn chế độ dài của mỗi câu hỏi hay câu trả lời. Được phép tải bài tập dưới dạng file Word, PDF, Bitmap... được định dạng sẵn nên rất tiện lợi cho GV, đặc biệt là các môn học có nhiều công thức, dạng đồ thị, hình ảnh... như hóa học.

+ Tạo mồi trường cho các HS có thể trao đổi với giáo viên, hoặc trao đổi lẫn nhau, hoặc trao đổi với các bạn ở khắp nơi thông qua công cụ hỏi bài.

+ GV không chỉ dạy học miễn phí trên ứng dụng mà còn có một kho bài tập phong phú miễn phí có gắn sẵn có thể giao cho các bạn HS.

+ ứng dụng hỗ trợ kiểm tra vấn đề liên quan đến gian lận rất tốt. Cụ thề các câu hỏi luyện tập trên ứng dụng sẽ được hoán đổi vị trí đề học sinh không gian lận.

- Nhược điểm:

+ Chỉ có quy định tổng thời gian cho tất cả các câu giống như một đề thi trên giấy. + HS chỉ có thể biết đáp án sau khi làm hết tất cả các câu, các bài tập.

+ Giao diện ít thu hút. HS có thể đọc hết các câu hỏi trong đề thi và lần lượt chọn đáp án thích hợp.

+ Khá tương đồng với hình thức làm bài tập trên giấy.

- Cách sử dụng Shub Classroom [32]

- Đầu tiên tại SHub Classroom trên website hoặc tải ứng dụng SHubclassoom phiên bản mới nhất về điện• thoại...•

21

- Nhấn vào biểu tượng mũi tên trên website —> Nhấn Cài đặt để tải ứng dụng về máy -> Chọn vào Mở sau khi quá trình tải xuống và cài đặt hoàn tất.

- Đe có thề sử dụng được các chức năng trên ứng dụng học tập Shub Classroom đầu tiên cần phải tạo tài khoản cần lựa chọn vào Đăng ký.

- Nếu là GV chọn vào Tôi là GV, còn nếu là HS lựa chọn vào Tôi là HS. Hướng dẫn bên dưới đây sẽ chọn đăng ký với tư cách là HS.

- Điền thụng tin: Họ và tờn, trường lớp đang theo học —ằ Nhấn vào Tiếp tục. Sau

đó điền số điện thoại, email đăng ký, nhập mật khẩu —> Hoàn tất.

Sau khi lựa chọn xong các môn học và lớp học, kéo xuống dưới. Giao diện chính của ứng dụng SHub Classroom lúc này sẽ hiển thị các bài tập cùa những người dùng khác đăng lên.

Xem chi tiết nội dung và cách giải của những người dùng khác trong bài tập đó bàng cách nhấn chọn vào hình ảnh của bài tập. Có thể đóng góp thêm những lời giải khác cho bài tập đó bằng việc chọn vào mục Trả lời.

Nếu gặp khó khăn trong việc giải 1 bài tập môn học nào đó, có thể nhờ sự trợ giúp của những người dùng khác trên đây bằng việc chọn vào mục: Đang làm bài mà bí? nằm ngay

J .. A _ 4- Ạ . nr • Ạ 1A • 1 J _ 1-' _ 1_ 2 1 1 • _ _ 4. Ã 1.2! À _ 2 4. <

trên đâu Tiên hành nhập nội dung và tải các hình ảnh hên quan đen câu hoi cân giải đáp.

Để học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức môn học hơn, chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang Chọn vào dòng Lớp học.

Tại đây tiến hành nhập mã đế tiến hành tham gia lớp học. Đe cập nhật thêm thông tin, bảo mật cho tài khoản hoặc đổi mật khẩu trên SHub Classroom, lựa chọn vào biều tượng 3 dấu gạch ngang Chọn vào tên người dùng.

1.5.2. Padlet

Một công cụ bảng thông báo kỹ thuật số. Nó cung cấp cho GV, HS và thậm chí cả phụ huynh một cách dễ dàng để chia sẻ ý tưởng, đánh giá công việc, trao đổi với nhau. Padlet là công cụ hoàn hảo cho GV khi yêu cầu HS đóng góp ý kiến, trả lời câu hỏi. GV có thể yêu cầu mỗi HS viết câu trả lời, ý tưởng của mình vào một tờ giấy note và thêm nó vào bảng trắng. Người dùng có thể sắp xếp các dữ kiện đó bằng cách chuyền các ghi chú vào các cột. Thậm chí ghi chú này còn thêm được ảnh, đồ thị, video và âm thanh, liên kết bài viết và bất kỳ thứ

gì hừu ích cho bài học. Điếm vượt trội khi dùng Padlet là GV và HS có thế nhanh chóng tương tác và theo dõi hoạt động của các thành viên trong lóp chỉ trên 1 trang tại cùng 1 thời điểm. Sau khi kết thúc một hoạt động trên Padlet, nếu không cần lưu lại nội dung, GV có thể sử

22

dụng chức năng xoá toàn bộ nội dung như xoá bảng chỉ bằng một thao tác, và padlet lại sằn sàng cho các hoạt động mới. [34J

- Ưu điểm: [33]

+ Giao diện dễ dùng và trực quan: dễ dàng tạo, thêm bài chỉ với một cú click chuột, sao chép và kéo thả.

+ Hỗ trợ hầu hết mọi loại tệp và liên kết với nhiều trang web và ứng dụng như Youtube, Instagram, Spotify.

+ Hỗ trợ đa nền tảng như Android, iOS, Kindle.

+ Hỗ trợ thiết kế và trang trí nền đa sắc màu, nhiều kiểu chừ, giúp người dùng thỏa sức sáng tạo.

+ Hỗ trợ tính năng riêng tư và an toàn cho người dùng: người dùng có thê cài đặt

ở chế độ riêng tư, công khai, bảo vệ bằng mật khẩu, và chia sẻ khi bạn đã sẵn sàng. + Hỗ trợ thiết kế bố cục bài dưới nhiều dạng như bản đồ cho địa lý, dòng thời gian cho môn lịch sử, các biếu đồ mindmap

+ Hồ trợ thêm người, nhận xét và trao đối ý kiến với nhau ngay trên bảng

- Nhược điếm:

+ Tương tác trong lóp học còn nhiều hạn chế, giáo viên chỉ có thể giảng dạy qua các tài liệu được tải lên thay vì thảo luận trực tiếp với học sinh

+ Giáo viên không thề kiểm tra được học sinh có nắm chắc được kiến thức và hiểu bài hay không.

+ Nhà trường và giáo viên không thế quản lý thông tin và tình trạng tham gia lớp học cùa học sinh.

+ Giáo viên khó có thế kiểm soát được thông tin nội dung tải lên.

- Cách sử dụng Padlet [34]

Bước 1: Đãng nhập và đãng ký tạo tài khoản Padlet tại: padlet.com. Có 3 hình thức đăng nhập:

• Log in with Google

• Log in with Microsoft

• Log in with Apple

23

Bạn sẽ sử dụng Padlet như thế nào?

04u My s4 ơx> pMp chỳng tOớ cung c4p ƠM> ban tri nựiô4m rwớp mụn tỗ< hon

© ® n^vxa. -

-PocM KhỘRgpM* ô iMrx

3 DAng rrhạp ằOI Coogfc

!* Dửny map bèng MtCTQwfx

* Dang nhỏp OAng Appô*

Maệc *9 r*ập B4np amMlMn nguto <ur>g

Đăng nhập

Crứo mùng ban trú L* noi ban tnuốc V*

Cá nhân

ChM f4 hQỆCh (Al Hen album 4m cũ* bạn, ô4 hm thềnte

Giáo dục

Cộng Uc vở bọc sim sểnh vằộn trong b*t kịr *ớp học nèo

Taovtctwst công v4c vớ dtag độằcủ*ban.

Doanh nghiệp

Bạn cũng có thế không cần đăng ký tài khoản. Nhưng bạn nên đăng ký tài khoản để khi tham gia, Thầy/Cô sẽ biết tên bạn trong lúc đăng bài hay thảo luận.

Sau khi đăng nhập xong. Neu là HS, GV chọn giáo dục.

Bước 2: Chọn gói tài khoản Padlet bạn sẽ sử dụng

Khi đăng nhập xong sẽ có 2 gói tài khoản cho bạn lựa chọn. Thây/Cô giáo hay các bạn học sinh có the lựa chọn gói Basic miễn phí. Gói này để thử nghiệm nôn trong lúc sử dụng sẽ có một số giới hạn nhất định.

Bước 3: Sau khi lựa chọn xong gỏi tài khoản phù hợp thì sẽ hiện ra giao diện chính

Bước 4: Neu muốn giao diện chuyến sang tiếng Việt thì chọn vào góc phải trên màn hình

Chọn Setting.

Thông tin cơ bản

Huong dẫn cách tạo Padlet đon giản, nhanh chóng:

24

Tạo định dang: • o An mục: “• •Tạo _ một Padlet”

Bạn chọn loại định dạng hiện ra trong này có 8 loại định dạng cho bạn lựa chọn. Các loại

định dạng chi khác nhau về bố cục nội dung.

Pađet ngọt ngào cùa tỏi

X Bâng mơì

ĩìtoa

• Định dạng bức tường thường được sử dụng như một bản tin tức chia sẻ tài liệu đa phương tiện. Nêu Vấn đề bàn luận, thu thập ý tưởng,...

• Định dạng lưó’i và dạng kệ tủ có thể sử dụng cho các mục đích trên. Ngoài ra nó cho phép các nội dung được sắp xếp và phân chia theo hàng theo cột. phù họp với mục đích chia

nhóm, phân chia nội dung học,...

• Định dạng khung nền Canvas thường được sử dụng với mục đích lập Mindmap - sơ

đồ tư duy, tạo các hệ thống sơ đồ,...

• Định dạng timeline thường phù hợp tạo các bản tin theo dòng thời gian, miêu tả quá trình phát triển của các động thực vật,...

Định dạng map phù họp với việc lên lịch trình, tìm hiểu các vị trí địa lý,...

Định dạng backchannel phù hợp tạo bản tin hội thoại tư vấn, giải đáp thác mắc,...

• Định dạng dòng ngang chỉ sắp xếp thông tin theo chiều từ trên xuống,... Chọn một định dạng ngẫu nhiên (nếu sau này thấy không phù hợp thì có thể thay đổi định dạng).

Trong này cần chủ ý:

- Tiêu đề: có thể đặt một câu hòi hay vấn đề thắc mắc trực tiếp tại đây.

- Địa chỉ: càn đặt dỗ nhớ vì đây là đường link mà bạn gửi cho mọi người truy cập.

- Sự quy kết: nên bật vì tính năng này cho phép hiến thị tên người đăng bài.

- Bình luận: nên bật đế mọi người có thể tương tác và thảo luận với nhau.

- Reactions: chọn đánh giá phản hồi cho bài đăng.

- Require approval: này là kiềm duyệt trước khi đăng cho mọi người cùng xem.

- Filter profanity: nên bật tính nàng này giúp lọc đi các từ thô tục trong bài đăng.

25

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chương cân bằng hóa học lớp 11 nhằm phát triển năng lực công nghệ cho học sinh (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)