Những vấn đề lý luận về Hiến pháp

Một phần của tài liệu Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam (Trang 51 - 66)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG

2.2. Những vấn đề lý luận về Hiến pháp

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Hiến pháp

2.2.1.1. Khái niệm

Thuật ngữ “Hiến pháp” bắt nguồn từ tiếng La-tinh là “Constitutio” – có nghĩa là thiết lập hay xác định[78,tr.45]. Trong lịch sử loài người từ xưa đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về Hiến pháp, trong đó cách hiểu về Hiến pháp thời cổ đại có những khác biệt nhất định với quan niệm về Hiến pháp thời hiện đại. Thời

La mã cổ đại, một số vị vua đã ban hành các quy định của mình dưới tên gọi Hiến pháp, vì thế Hiến pháp được hiểu với nghĩa là văn bản do vua ban hành[78,tr.45], cùng với các văn bản khác để đặt ra các quy định cần thực hiện trong xã hội. Cách hiểu như vậy khác với quan niệm về Hiến pháp trong thời cách mạng tư sản. Trong thời kỳ này, giai cấp tư sản giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng để tập hợp quần chúng lao động làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến chuyên quyền, giành quyền lực về tay mình. Khi đó, khẩu hiệu lập hiến cũng được giai cấp

tư sản đề ra với nội dung yêu cầu xây dựng một bản hiến pháp làm cơ sở pháp lý cho việc hạn chế quyền lực vô hạn của các vị vua phong kiến đồng thời bảo đảm các quyền tự do dân chủ của người dân. Hiến pháp được giai cấp tư sản sử dụng với

tư cách là văn bản pháp lý để ghi nhận cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo

50 chế độ dân chủ tư sản[78,tr.45] và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân. Ở đâu cách mạng tư sản giành thắng lợi hoàn toàn thì ở đó toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp tư sản và nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa. Còn ở đâu cách mạng tư sản không giành được thắng lợi hoàn toàn, tức là giai cấp tư sản không thắng thế một cách tuyệt đối, thì sẽ có sự chia sẻ quyền lực giữa giai cấp tư sản và phong kiến, trong trường hợp này nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến) mà trong đó hạn chế quyền lực của nhà vua, đặt nhà vua trong khuôn khổ pháp luật. Trong cả hai trường hợp trên, Hiến pháp được sử dụng với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Nội dung của văn bản pháp lý này, bên cạnh việc ghi nhận cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, còn ghi nhận các quyền con người, gắn với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là vấn đề mà các cuộc cách mạng tư sản hướng tới. Như vậy, theo nghĩa này, sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chính quyền mới theo thể chế dân chủ đồng thời giải phóng con người khỏi sự hà khắc, độc đoán chuyên quyền của chế độ phong kiến.

Tuy nhiên, cùng với tiến trình lịch sử nhân loại, nội dung của Hiến pháp cũng có sự thay đổi, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, dân tộc. Ở một số nước, trong đó có Việt Nam, nội dung Hiến pháp được mở rộng sang cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, nhưng dù nội dung thay đổi thế nào thì vẫn giữ lại những vấn đề cốt lõi nhất mà đa số các Hiến pháp trên thế giới đều ghi nhận, đó là vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước và quyền con người, quyền công dân.

Hiện nay cũng có nhiều cách hiểu về Hiến pháp, do cách nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Với mỗi góc độ, Hiến pháp được định nghĩa theo một cách riêng. Chẳng hạn, dưới góc độ là công cụ pháp lý bảo vệ nhân quyền, Hiến pháp được coi là văn bản bảo vệ quyền con người, hoặc Hiến pháp là văn bản hạn chế quyền lực nhà nước [6]; còn dưới góc độ tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp được coi là văn bản phân chia quyền lực [6. Tr63]. Dưới góc độ thang bậc cao thấp

về hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp được coi là văn bản

51

có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng chưa có quan niệm nào phản ánh được đầy đủ tất cả các thuộc tính của Hiến pháp mà chỉ phản ánh được một mặt, một thuộc tính hay một phương diện nào đó của nó.

Qua xem xét các quan niệm khác nhau về Hiến pháp, có thể nhận thấy rằng tất cả các quan niệm đều xoay quanh mấy vấn đề lớn đó là: Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp nào trong xã hội, cách thức

tổ chức quyền lực đó ra sao. Thứ hai, Hiến pháp là văn bản ghi nhận quyền con

người, quyền công dân, đồng thời cũng là công cụ pháp lý bảo vệ các quyền này.

Thứ ba, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong thang bậc hiệu lực

của các văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia. Như vậy, tổng hợp từ các quan niệm khác nhau về Hiến pháp có thể đưa ra khái niệm chung và cơ bản về Hiến pháp như sau: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có hiệu lực

pháp lý cao nhất, quy định các vấn đề về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ kinh tế, văn hóa, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

2.2.1.2. Đặc điểm của Hiến pháp

Thứ nhất: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, bởi lẽ các quy định trong Hiến pháp đều là cơ sở, nền tảng cho mọi chế độ nhà nước, từ việc tổ chức quyền lực nhà nước, quy định về chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, quy định quyền con người, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến việc xây dựng hệ thống pháp luật của một quốc gia. Tất cả các văn bản luật và dưới luật khi ban hành đều phải dựa trên những quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật gốc, các quy phạm Hiến pháp là cơ

sở, nguyên tắc cho các ngành luật của mỗi quốc gia. Khi các văn bản luật và dưới luật tuân thủ triệt để nguyên tắc phải phù hợp với Hiến pháp thì sẽ tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Do vậy, có thể nói rằng Hiến pháp bên cạnh việc quy định các chế độ của một nhà nước còn đóng vai trò như là một văn

52 bản để tham chiếu có tính bắt buộc, từ đó tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Thứ hai:Hiến pháp là văn bản thể hiện tư tưởng của thế lực cầm quyền trong xã hội

Hiến pháp, theo quan điểm lập hiến hiện đại, là văn bản ghi nhận sự thắng thế của thế lực này đối với thế lực khác trong xã hội. Khi lực lượng xã hội này giành thắng lợi trước lực lượng xã hội khác trong cuộc cạnh tranh quyền lực thông thường sẽ ban hành Hiến pháp mới hoặc sửa đổi hiến pháp hiện có để ghi nhận sự thắng thế về mặt chính trị, đồng thời cũng để đề ra các đường lối chính sách của mình trong việc định ra phương hướng phát triển của xã hội trên các lĩnh vực. Thông thường, mỗi bản hiến pháp thường gắn với việc xác lập một chế độ xã hội mới thay cho chế độ xã hội cũ, hoặc gắn với việc thay đổi tư tưởng lãnh đạo của đảng cầm quyền trong việc đề ra phương hướng phát triển của một nhà nước, xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, các nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một giai đoạn lịch sử nhất định của một quốc gia. Có thể nói rằng Hiến pháp là văn bản pháp lý thể hiện tập trung

tư tưởng của lực lượng lãnh đạo trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, là văn bản thể hiện tư tưởng của đảng cầm quyền dưới các quy phạm pháp luật.

Thứ ba: Hiến pháp là văn bản quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước

Như trên đã đề cập, trong lịch sử nhân loại có các cách hiểu khác nhau về Hiến pháp. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, Hiến pháp được hiểu theo quan điểm hiện đại, đó là văn bản pháp lý ra đời cùng với cuộc cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo kiểu mới

- Nhà nước dân chủ tư sản. Trong thời phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà Vua nên không có Hiến pháp và không có những quy định phải tổ chức quyền lực nhà nước như thế nào, vì mọi quyền hành đều trong tay Vua, Vua là người có quyền quyết định tất cả. Với thắng lợi của cách mạng tư sản xác lập chế

độ dân chủ, quyền lực nhà nước được tổ chức theo những gì Hiến pháp quy định.

53 Các bản hiến pháp ra đời thường gắn liền với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hoặc gắn liền với sự thắng thế của lực lượng này đối với lực lượng khác trong xã hội. Khi đó, lực lượng giành thắng lợi thường sử dụng Hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý để khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về mình và cách thức tổ chức quyền lực đó như thế nào sau khi chiến thắng. Với tư cách là văn bản pháp lý quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, Hiến pháp quy định chính thể nhà nước

là quân chủ đại nghị hay cộng hòa, tập quyền hay phân quyền, quy định hình thức nhà nước là liên bang hay đơn nhất.

Thứ tư: Hiến pháp là văn bản ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Dưới chế độ phong kiến, Vua được coi là “thiên tử”, thay trời trị vì thiên hạ, nắm tất cả quyền lực trong tay. Với quyền lực vô hạn, Vua có quyền quyết định mọi việc, nhân dân không có quyền gì, thậm chí ngay cả quyền sống là một quyền

cơ bản của con người cũng không thể tự định đoạt được mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Vua (Vua cho sống thì được sống, Vua bảo chết thì phải chết). Cách mạng tư sản thành công làm thay đổi vị thế của người dân, đưa họ từ địa vị thần dân lên địa vị công dân trong xã hội tư sản. Hiến pháp ra đời ghi nhận sự thay đổi

đó, ghi nhận các quyền tự do, bình đẳng, ghi nhận chủ quyền của nhân dân. Người dân từ chỗ không có quyền lực trở thành những người chủ trong xã hội, có quyền quyết định các vấn đề chính trị của đất nước thông qua thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử - là những quyền được ghi nhận trong Hiến pháp. Sự ghi nhận về chủ quyền của nhân dân trong Hiến pháp là sự cáo chung cho một chế độ phong kiến chuyên quyền, thể hiện một sự thay đổi về tương quan lực lượng trong xã hội. Chủ quyền của nhân dân được ghi nhận đồng nghĩa với việc quyền lực vô hạn độ của các ông Vua chuyên chế bị xóa bỏ.

Hiện nay, trong nội dung của hầu hết các hiến pháp trên thế giới đều có quy định về chủ quyền thuộc về nhân dân. Những quy định này có thể nằm ở một điều

cụ thể trong nội dung hiến pháp hoặc được tuyên bố trong Lời nói đầu. Ví dụ, Hiến pháp 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam, tại Điều 2, khoản 2 quy định: “Nước

54 CHXHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân

và đội ngũ trí thức”[65] hoặc trong Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, ngay tại Lời nói đầu đã khẳng định “chủ quyền thuộc về nhân dân”[112]. Điều 1 khoản 2 Hiến pháp Hàn Quốc cũng quy định: “Chủ quyền Hàn Quốc thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân”[49]. Hiến pháp của Cộng hoà Pháp cũng quy định chủ quyền thuộc về nhân dân [49]... Như vậy, có thể thấy rằng Hiến pháp là văn bản pháp lý ghi nhận chủ quyền của nhân dân giống như một bản tuyên bố về việc bãi bỏ quyền lực vô hạn độ của các vị Vua phong kiến chuyên chế, đồng thời xác lập một địa vị mới của tầng lớp nhân dân với tư cách là những người làm chủ,

là những người không những có quyền tự do, bình đẳng mà còn có quyền quyết định các vấn đề trong đại của quốc gia qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Ngày nay, việc ghi nhận các quyền tự do cơ bản của con người trong Hiến pháp là cách thức đề cao giá trị của quyền con người, đồng thời cũng là cách

để bảo đảm những quyền này được thực thi bởi lẽ, việc ghi nhận trong Hiến pháp là cách ràng buộc trách nhiệm hữu hiệu nhất đối với nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội. Có thể nói rằng Hiến pháp là công cụ pháp lý hữu hiệu để ghi nhận và bảo đảm quyền con người.

2.2.2. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân 2.2.2.1. Quyền con người, quyền công dân là một động lực để Hiến pháp

ra đời

Ý tưởng về quyền con người, xét về mặt lịch sử, đã được đề cập đến từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ bị coi là những “công cụ biết nói” chứ không được coi như một con người và đương nhiên

là không được đối xử với tư cách là một con người. Trong thời kỳ này chỉ những người thuộc giai cấp chủ nô mới có quyền con người, còn những người thuộc giai cấp nô lệ bị đối xử như hàng hóa, súc vật, bị mang ra mua bán, trao đổi và không có quyền gì. Do vậy, đã có những cuộc đấu tranh giữa người nô lệ và chủ nô về vấn đề nhân quyền, tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này chỉ mang tính tự phát trước

55 những áp bức bất công và đối xử tồi tệ của giới chủ nô với người nô lệ, chứ chưa có

tổ chức, chưa được ghi thành khẩu hiệu hay có cương lĩnh cụ thể, nên cuối cùng các cuộc nổi dậy này đã bị đàn áp đẫm máu và thất bại.

Sau thời kỳ chiếm hữu nô lệ là thời kỳ phong kiến với những ông Vua chuyên chế nắm toàn bộ quyền lực và có quyền quyết định tất cả. Tất cả những người dưới Vua đều phụ thuộc vào ý chí của ông ta. Do vậy, thời kỳ này nhân quyền cũng không được tôn trọng. Thời phong kiến tuy con người không bị coi là công cụ biết nói, không bị coi là hàng hóa nhưng mọi tầng lớp nhân dân với tư cách

là thần dân của Vua đều không có được quyền con người như thời đại ngày nay.

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại từ cổ đại cho đến trước khi có các cuộc cách mạng tư sản, mặc dù có xuất hiện tư tưởng về quyền tự do của con người và đã có những cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ và giai cấp nông dân chống lại chủ nô và phong kiến để đòi quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc nhưng các cuộc đấu tranh đó không có kết quả trong việc giành lại quyền cơ bản của con người. Chỉ đến khi giai cấp tư sản làm cuộc cách mạng chống lại địa chủ phong kiến, xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp này đồng thời xóa bỏ quyền lực vô hạn độ của các vị Vua phong kiến và giành chính quyền về tay mình thì các quyền con người mới chính thức được ghi nhận. Cách mạng tư sản đã làm thay đổi địa vị của người dân trong xã hội từ chỗ không có quyền trở thành chủ thể của quyền lực. Như trên đã trình bày, trong các thời kỳ trước, quyền con người của đại

đa số người dân trong xã hội không được thừa nhận (chỉ có một bộ phận nhỏ những người thuộc giai cấp thống trị có quyền con người). Do vậy, có thể nói những người bị trị mất đi những quyền cơ bản như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay, nhờ thắng lợi của cách mạng tư sản, những quyền này trở thành các giá trị mang tính phổ biến đối với toàn thể mọi tầng lớp nhân dân. Khi giành được những quyền mà lịch sử nhân loại trước đây đã phải mất nhiều năm đấu tranh nhưng chưa có được thì giai cấp tư sản càng phải chú ý trong việc giữ gìn những thành quả này. Từ đó đặt ra vấn đề phải ghi nhận như một sự tuyên bố về nhân quyền và bảo vệ những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong

Một phần của tài liệu Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Nhật Bản và hiến pháp Việt Nam (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)