CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VIỆC HIẾN ĐỊNH
3.1. Khái quát lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản và Hiến pháp Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Nhật Bản
Lịch sử hiến định quyền con người, quyền công dân ở Nhật Bản gắn liền với hai bản hiến pháp ra đời ở hai giai đoạn lịch sử có tính bước ngoặt đối với nước này. Bản đầu tiên là Hiến pháp Minh Trị, gắn liền với cuộc cách mạng Minh Trị đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến chuyển sang một nước tư bản phát triển. Thời kỳ này, Nhật Bản du nhập nhiều yếu tố của văn minh phương Tây để canh tân đất nước, trong đó phải kể đến là việc học tập, tiếp thu về luật pháp và những giá trị
về tự do, dân chủ và nhân quyền. Bản thứ hai là Hiến pháp 1946, ra đời sau khi Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Đây cũng là một bước ngoặt
về phát triển dân chủ và nhân quyền ở Nhật Bản, với việc thực hiện những yêu cầu của quân Đồng Minh về loại bỏ những cản trở để xây dựng một xã hội dân chủ và đảm bảo những quyền cơ bản của con người.
3.1.1.1. Hiến định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Minh Trị 1889
+ Sự ra đời của Hiến pháp Minh Trị
Hiến pháp Minh Trị năm 1889 là bản hiến pháp đầu tiên ở châu Á, đánh dấu một bước ngoặt chuyển biến trong lĩnh vực chính trị cũng như pháp luật của Nhật Bản. Bản Hiến pháp này ra đời trong bối cảnh cuộc đấu tranh giữa người dân với chính quyền Nhật Bản nhằm đòi quyền tự do dân chủ, thông qua phong trào Tự do
dân quyền. Đây là phong trào do tầng lớp sỹ tộc lãnh đạo, yêu cầu chính quyền ban
hành Hiến pháp, thực thi thể chế chính trị tôn trọng nhân quyền, không hạn chế quyền tự do và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền dân chủ của mình thông qua các cơ quan dân cử. Phong trào này được khởi xướng vào năm 1874 khi Itagakitaisuke, Gotoshojiro và những người trong Công Đảng Ái Quốc đưa ra bản
71 kiến nghị yêu cầu chính quyền Minh Trị thành lập nghị viện dân cử (Hạ nghị viện). Trong bản kiến nghị đó, họ phê phán tính chuyên quyền và cho rằng cần thành lập Quốc hội để thực thi một thể chế tôn trọng công luận.
Trước sức ép của dư luận báo chí và của phong trào đòi tự do dân quyền, năm 1875, Thiên Hoàng Nhật Bản hạ chiếu thư cho toàn dân, thông báo rằng chính quyền đang lưu tâm đến vấn đề thiết lập thể chế lập hiến, đồng thời cũng chỉ thị cho các cơ quan chức năng soạn thảo Hiến pháp với một thể chế chính trị dựa trên tam quyền phân lập. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình hiến pháp nào là cả một quá trình dài, phức tạp và nan giải. Sau một thời gian phân tích, cân nhắc và lựa chọn, chính quyền Minh Trị đã lựa chọn mô hình hiến pháp của Đức, vì: Thứ nhất, đây là hiến pháp thành văn rất thuận tiện cho việc tham khảo của người Nhật Bản. Hơn nữa người Nhật Bản cũng tìm được những điểm tương đồng giữa đất nước của họ
và nước Đức. Thứ hai, Đức là nơi khi đó nền quân chủ đang thống trị, nội dung của Hiến pháp Đức bảo trọng tính dân tộc, đề cao quốc thể, tôn trọng Hoàng đế, vì vậy hợp với truyền thống cố hữu của Nhật Bản.
Sau khi lựa chọn mô hình hiến pháp của Đức, các nhà lập hiến Nhật Bản bắt tay vào soạn thảo Hiến pháp. Quá trình soạn thảo này được khởi động từ cuối năm
1886 (năm Minh Trị thứ 19), do Ito Hirobumi đứng đầu cùng với hai cộng sự của ông là Inoue Kowasi và Kaneko Kentaro, với sự cố vấn của hai chuyên gia người Đức. Ngày 11 tháng 2 năm 1889 (năm Minh Trị thứ 22) bản Hiến pháp Minh Trị đã được công bố. Lễ công bố được tiến hành trong nội cung, với sự tham gia của đại diện ngoại giao các nước.
Sự ra đời của Hiến pháp Minh Trị đã làm cho Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á có Hiến pháp. Bản hiến pháp này đã tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời một nhà nước Nhật Bản kiểu mới, trong đó ghi nhận những quyền và nghĩa vụ của công dân trong xã hội. Theo Hiến pháp Minh Trị, người dân có những quyền tự
do về ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do tôn giáo... và những quyền khác đến một chừng mực nhất định, theo quy định của luật pháp.
+Quyền và nghĩa vụ của thần dân (công dân) trong Hiến pháp Minh Trị
72 Một trong những vấn đề quan trọng được quy định trong Hiến pháp Minh Trị là nhân quyền. Mặc dù bản hiến pháp này vẫn còn trao cho Thiên Hoàng Nhật Bản đặc quyền vô cùng lớn, với nhiều điều khoản quy định về quyền lực của Thiên Hoàng [111] nhưng bên cạnh đó cũng trao cho các thần dân (công dân) Nhật Bản những quyền cơ bản của con người về dân sự, chính trị. So với thời kỳ trước, việc ghi nhận các quyền cơ bản của con người trong Hiến pháp Minh Trị là một bước tiến bộ lớn, thể hiện sự chuyển biến có tính bước ngoặt về dân chủ và nhân quyền trong xã hội Nhật Bản khi đó.
Hiến pháp Minh Trị có 7 chương với 76 điều, trong đó quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở chương 2, với tiêu đề Quyền và nghĩa vụ của thần dân, gồm 15 điều (từ Điều 18 đến Điều 32). Trong chương này, các quyền tự do
của con người như tự do về tôn giáo, tự do hội họp, tự do ngôn luận... được thừa nhận về mặt luật pháp, quyền bình đẳng cũng được đề cập đến. Điều 22 quy định
“Thần dân Nhật Bản được tự do cư trú và thay đổi nơi cư trú theo như quy định của luật”. Theo Điều 23, “Không một thần dân Nhật Bản nào bị bắt hoặc bị giam cầm nếu như luật không quy định”. Thần dân Nhật Bản còn được đảm bảo sự bất khả xâm phạm về nơi cư trú. Tại Điều 25 quy định “Ngoại trừ những trường hợp do luật định, còn lại thì không được vào bất cứ nhà người dân nào nếu như không được sự đồng ý của chủ nhà”. Không những được bảo đảm quyền bất khả về nơi cư trú, Điều 26 còn quy định “Thần dân Nhật Bản được đảm bảo bí mật về thư tín, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Điều 27 quy định về việc bảo đảm quyền tài sản của các thần dân từ phía nhà nước, theo đó: “Quyền về tài sản của mọi thần dân Nhật Bản sẽ không bị xâm phạm”[111].
Nếu như trước đây các quyền tự do của con người ở Nhật Bản bị hạn chế nghiêm ngặt, thì nay, trong Hiến pháp Minh Trị đã quy định quyền tự do tôn giáo,
tự do hội họp, tự do xuất bản của thần dân. Điều 28 quy định rằng: “Các thần dân Nhật Bản, trong phạm vi không làm tổn hại đến hoà bình và trật tự, không đối nghịch với bổn phận của họ với tư cách là thần dân, được hưởng tự do tín ngưỡng tôn giáo”[111]. Điều 29 quy định, mọi thần dân trong phạm vi của luật, được
73 hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản và tự do hội họp. Ngoài ra, thần dân còn được hưởng nhiều quyền khác.
Từ những phân tích trên, có thể nói rằng Hiến pháp Minh Trị đã mang lại một địa vị mới cho người dân Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh việc được hưởng quyền, các thần dân Nhật Bản cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Tại Điều 20 Hiến pháp Minh Trị quy định, thần dân Nhật Bản phải có trách nhiệm phục vụ trong lục quân hoặc hải quân theo luật định, còn Điều 21 quy định, thần dân Nhật Bản có trách nhiệm đóng thuế theo như luật định.
+Nhận xét, đánh giá
-Ưu điểm
Hiến pháp Minh Trị mang nhiều đặc điểm của một bản hiến pháp hiện đại, bởi vì ngoài những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước như các Hiến pháp cổ điển, nó còn chứa đựng nhiều điều khoản có nội dung mang tính dân chủ, quy định một số quyền tự do của thần dân. Tuy Hiến pháp Minh Trị ra đời vào thế kỷ 19, nhưng với những quy định như vậy, có thể thấy đây là một bản hiến pháp tiến bộ.
Điểm tiến bộ nổi bật là các quyền cơ bản về chính trị, dân sự của con người
đã được ghi nhận trong Hiến pháp Minh Trị. Điều này đã thể hiện một bước ngoặt
so với thời kỳ trước đó tại Nhật Bản trong vấn đề dân chủ và nhân quyền. Các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp Minh Trị tương đối đầy đủ, chiếm một dung lượng khá lớn trong toàn bộ nội dung Hiến pháp (khoảng 24%) . Về cách thức ghi nhận, các quyền con người được hiến định tập trung vào một chương. Đây
là cách thức ghi nhận mang tính phổ biến trong Hiến pháp của các nước từ trước đến nay. Việc đặt chương “quyền và nghĩa vụ của thần dân” ở vị trí thứ hai, chỉ sau chương về Thiên Hoàng, đã chứng tỏ các nhà soạn thảo Hiến pháp Minh Trị ý thức rất rõ được tầm quan trọng của vấn đề quyền con người trong Hiến pháp. Điều này phản ánh sự tiến bộ trong tư duy lập hiến của họ.
-Hạn chế
Tuy đã có nhiều tiến bộ về mặt nhận thức cũng như tư duy và kỹ thuật lập hiến, nhưng bản Hiến pháp Minh Trị vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Nghiên cứu
74 nội dung toàn bộ các điều trong chương “quyền và nghĩa vụ của thần dân”, có thể thấy hầu như tất cả các điều quy định về quyền con người trong chương này đều gắn thêm cụm từ “theo pháp luật” hoặc “theo giới hạn của luật”. Điều này dễ dẫn đến khả năng các cơ quan nhà nước tuỳ tiện ban hành các văn bản pháp luật để vô hiệu hóa hay hạn chế các quyền hiến định của người dân. Đây là một điểm hạn chế xét trên phương diện lập hiến về quyền con người. Đánh giá về hạn chế này, học giả Tsuneo Inako cho rằng: “Pháp luật trong một chừng mực nào đó đã công nhận quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội của nhân dân (Điều 29), nhưng pháp luật cũng giới hạn đến một mức độ nhất định quyền tự do đó. Pháp luật đặt các quyền ngôn luận, xuất bản, hội họp dưới sự kiểm soát của cảnh sát. Song Cục cảnh sát đồng thời có thể dễ dàng đưa ra mệnh lệnh cấm hội họp, cấm bán các tài liệu thể hiện tư tưởng của mình, đình chỉ ngôn luận”[79]
3.1.1.2.Hiến định quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp hiện hành 1946 của Nhật Bản
+Sự ra đời của Hiến pháp Nhật Bản 1946
Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 ra đời trên cơ sở thực hiện những quy định trong Tuyên bố Potsdam được phe Đồng Minh đưa ra ngày 26/7/1945, trong đó yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Tuyên bố này cũng xác định rõ những vấn đề
mà Nhật Bản cần phải thực hiện sau khi đầu hàng quân Đồng Minh, đó là phải loại
bỏ tất cả những cản trở để xây dựng một nền dân chủ. Theo đó, tự do ngôn luận, tự
do tư tưởng, tôn giáo cũng như các quyền cơ bản khác của con người phải được bảo đảm [123. Điều 10]. Bên cạnh đó, Nhật Bản phải giải giáp vũ khí, đồng thời không được duy trì những ngành công nghiệp giúp cho việc tái vũ trang, mà chỉ được phát triển các ngành công nghiệp để phục hồi nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá.
Để thực hiện những yêu cầu nêu trên, Nhật Bản cần phải có một bản hiến pháp mới. Theo đó, vấn đề sửa đổi Hiến pháp Minh Trị của Nhật Bản ban hành năm 1889 được đặt ra. Tổng Tư lệnh tối cao của quân Đồng Minh, tướng Douglas MacAthur, nói rằng ông ta và cấp trên của ông ấy ở Washington không đơn phương
áp đặt một chế độ chính trị mới cho Nhật Bản, mà trái lại, họ muốn khuyến khích
75 các nhà lãnh đạo của Nhật Bản tự đề xuất cải cách dân chủ cho nước mình. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo Hiến pháp mới đã nảy sinh bất đồng quan điểm giữa các quan chức phía Nhật Bản và quân Đồng Minh về một số vấn đề cơ bản.
Cụ thể là phía Nhật Bản đã đưa ra một bản dự thảo hiến pháp mới nhưng không được Tổng tư lệnh tối cao quân Đồng Minh chấp nhận, với lý do là bản dự thảo đó không có gì mới so với Hiến pháp Minh Trị, vẫn mang tính bảo thủ và thiếu tính dân chủ, không đại diện cho ý chí của nhân dân và được cho là chỉ sửa qua loa nội dung của Hiến pháp Minh Trị. Do vậy, MacAthur đã ra lệnh cho cấp dưới của ông soạn bản dự thảo hiến pháp mới cho Nhật Bản nhằm thể hiện tính dân chủ hơn. Theo đó, dự thảo hiến pháp mới được biên soạn bởi một hội đồng gồm 25 người,
do 3 sỹ quan quân đội đã tốt nghiệp trường luật và là cấp dưới của MacAthur trực tiếp chấp bút. Sau khi soạn thảo, phía quân Đồng Minh và Nhật Bản đã trao đổi về bản dự thảo này và có sửa đổi một vài điểm theo yêu cầu của phía Nhật Bản. Ví dụ, bản dự thảo do quân Đồng Minh soạn ra có đề xuất chế độ Quốc hội một viện, nhưng phía Nhật Bản đề nghị sửa thành Quốc hội hai viện và cả hai viện đều được bầu cử trực tiếp. Đề nghị này đã được quân Đồng Minh chấp nhận.
Sau khi thống nhất giữa hai bên, bản dự thảo hiến pháp mới được công bố với tư cách là bản sửa đổi của Hiến pháp Minh Trị. Dự thảo hiến pháp mới được đệ trình và thảo luận ở Quốc hội Nhật Bản với tên gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Đế quốc (Hiến pháp Minh Trị). Sau khi thảo luận, chỉnh sửa, bản dự thảo được
Thượng nghị viện thông qua ngày 6/10/1946 và được Hạ nghị viện thông qua vào ngày tiếp theo với đa số phiếu tán thành, sau đó được Thiên Hoàng Nhật Bản phê chuẩn ngày 3/11/1946 và chính thức có hiệu lực vào ngày 3/5/1947.
+ Nội dung chính của Hiến pháp 1946 của Nhật Bản
Hiến pháp Nhật Bản 1946 gồm 11 chương và 103 điều, có nhiều thay đổi so với Hiến pháp Minh Trị trước đó. Nội dung của Hiến pháp 1946 được thể hiện trên nhiều vấn đề trong đó có hai vấn đề chính liên quan đến dân chủ và nhân quyền, đó là: chủ quyền thuộc về nhân dân và tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
76
Vấn đề chủ quyền thuộc về nhân dân được thể hiện ngay trong Lời nói đầu
của Hiến pháp 1946 với khẳng định “quyền lực tối cao thuộc về nhân dân”. Nếu như trước đây trong Hiến pháp Minh Trị dành 17 điều quy định về quyền lực rất lớn của Thiên Hoàng với tính chất là một ông vua chuyên chế thì trong Hiến pháp
1946 chỉ có 8 điều quy định về Thiên Hoàng với địa vị và quyền lực bị hạn chế rất nhiều. Thiên Hoàng, theo Hiến pháp 1946, chỉ là biểu tượng của quốc gia và tham gia các hoạt động mang tính chất nghi lễ là chính chứ không nắm quyền lực chính trị thực tế. Quyền lực thực tế thuộc về Nghị viện (Quốc hội) là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nghị viện gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, cả hai viện đều được bầu cử trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Đây là một sự thay đổi lớn so với quy định trong Hiến pháp Minh Trị trước đó. Cụ thể, theo Hiến pháp Minh Trị, chỉ Hạ nghị viện được bầu cử trực tiếp còn Thượng nghị viện bao gồm các quý tộc, thành viên Hoàng gia và những người được Thiên Hoàng bổ nhiệm. Hiến pháp 1946 đã thay đổi về chất so với Hiến pháp Minh Trị, cụ thể là chuyển từ một bản hiến pháp của Vua ban, do ý Vua mà có, hay do Vua quyết định (Hiến pháp khâm định) sang một hiến pháp do dân ban hành (Hiến pháp dân định).
Thực tế thì Hiến pháp Nhật Bản do người Mỹ soạn thảo nhưng được phía Nhật Bản chấp nhận và Quốc hội Nhật Bản thông qua, đặc biệt là được người dân Nhật Bản chào đón, nên có thể coi như Hiến pháp do dân lập ra (trong so sánh với Hiến pháp Minh Trị do Vua ban xuống cho dân chúng).
Hiến pháp 1946 thể hiện rõ tính chất là văn bản do nhân dân Nhật Bản lập ra khi xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân và dựa trên nguyên tắc
đó để quy định về nguồn gốc và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Như vậy, bản Hiến pháp 1946 đã đánh dấu một bước chuyển từ một nhà nước còn mang những tàn dư phong kiến sang một nhà nước dân chủ hiện đại ở Nhật Bản.
Vấn đề tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Quyền con người, quyền
công dân là vấn đề nổi bật nhất trong nội dung Hiến pháp 1946, được thể hiện trong
31 điều trên tổng số 103 điều của bản hiến pháp này. Trong Hiến pháp 1946, chế