“Phản ứng trốn thoát hay đối kháng” là phản ứng báo nguy, nó phân phối “nguồn tài nguyên” của cơ thể để bảo vệ bạn khỏi sự nguy hiểm. Nếu bạn “có vấn đề về lo lắng” phản ứng báo nguy bình thường này sẽ quá nhạy cảm.
Chối ng 3 TÁT CAI(VEBSÔfHÓT HOANG
ự hốt hoảng là sự gia tăng nhanh chớp
nhoáng của sự lo lắng để trở thành sự kinh hoàng. Như đã được đề cập trong chương trước. Một trong những cách “leo thang” sự lo lắng thành hốt hoảng là thở quá mức. Thở nhanh hơn và sâu hơn là một phần của “phản ứng trốn thoát hay đối kháng”. Điều này làm tăng nhanh mức độ oxygen trong máu và làm giảm độ carbon dioxide trong máu (carbon dioxide là một chất khí không màu được tạo thành trong mô trong khi biến dưỡng và được máu chuyên chở vào phổi và được thở ra ngoài. Sự tăng lượng carbon dioxide trong máu làm kích thích sự hô hấp. Carbon dioxide có trong khí quyển với lượng nhỏ, nó được cây cối sử dụng trong quá trình quang hợp. Nó trở thành thể rắn ở áp suất thường - 7ð độ C va ở dạng này nó được dùng để làm lạnh Công thức hóa học là CO,. Cũng
giống như bạn đổ đầy bình xăng của bạn trước một cuộc đình công dầu xăng, cơ thể của bạn chứa đầy oxygen trước khi bạn phải chạy khỏi sự nguy hiểm. Kết quả là khi hoạt động thân thể bắt đầu sẽ có nhiều oxygen dự trữ.
Khi việc thở quá mức xảy ra mà không có hoạt động cơ thể, cảm giác hoang mang gia tăng thành sự hốt hoảng.
SỰ HÔ HẤP BÌNH THƯỜNG
Cơ thể của bạn được tạo thành bằng hàng triệu tế bào.
Để tồn tại, các tế bào cần đến oxygen. Bất cứ khi nào bạn thở vào, oxygen được đưa vào phổi. Từ đó, nó vào các mạch máu nhỏ liti bao quanh phổi. Một khi vào trong máu, oxygen bám vào những tế bào máu đỏ (hồng cầu) để có thể được đưa ổi vòng quanh cơ thể.
Về sau, oxygen được thoát khỏi các tế bào máu đỏ và đi vào các tế bào của cơ thể. Giống như các nhà máy, những tế bào này dùng nguyên liệu tươi (oxygen) và sản xuất các sản phẩm dư thừa Carbon dioxide kế đó được phóng thích vào máu, chuyển đến các lá phổi, và được thở ra ngoài.
Bằng cách nào các tế bào máu đỏ biết khi nào phóng thích oxygen? Sự có mặt của carbon dioxide trong máu làm cho tế bào máu đỏ phóng thích oxygen. Nói một cách khác, carbon dioxide làm cho các tế bào máu đỏ ít dính và do đó oxygen trở nên không bị dính vào.
Để cho cơ thể hoạt động một cách thích đáng, vì vậy, cần có sự cân bằng tốt giữa oxygen và carbon dioxide. Khi
các chất này được cân bằng, sự lo lắng không gia tăng
thành sự sợ hãi.
BẰNG CÁCH NÀO SỰ HÔ HẤP QUÁ MẠNH GÂY RA VẤN ĐỀ
Thở nhanh quá mức xảy ra như một phần của phản ứng “chạy thoát hay đối kháng” sẽ dẫn đến một sự cân bằng trong một thời gian ngắn giữa oxygen và carbon
dioxide trong máu. Một khi sự trốn chạy của cơ thể hay sự đối kháng bắt đầu, oxygen được tập trung và carbon dioxide được tạo ra, trả lại sự cân bằng cho máu.
Nếu bạn không chạy trốn hay đối kháng sự mất cân bằng giữa oxygen và carbon dioxide còn tổn tại trong khoảng thời gian lâu hơn. Sự tăng lên nhiều hơn oxygen trong máu không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, sự giảm sút carbon dioxide lại gây ra vấn đề. Mặc dù có nhiều oxygen trong máu, nó lại không được phóng thích khỏi các tế bào máu đỏ. Sự thở ra carbon dioxide của bạn làm cho các tế bào máu đỏ trở nên dính đối với oxygen. Ngược lại, bằng sự hít vào nhiều oxygen hơn (và thở ra nhiều carbon dioxide hơn) làm bạn giảm oxygen đến các tế bào cơ thể.
Thêm vào đó, thở nhanh quá mức còn có một tác dụng quan trọng khác. Thở nhanh quá mức làm cho mạch máu co lai. Do vay, oxygen dang được phóng thích phải di xa hon từ máu đến các tế bào. Kết quả là, it oxygen dén cdc tế bào của cơ thể và bộ não. Hai tác động này - Sự phóng thích oxygen từ các tế bào máu đỏ tăng lên và sự co lại của các mạch máu - Tạo ra nhiều cảm giác khác nhau, tất cả cảm giác đó có vẻ quá quen thuộc đối với người hay lo lắng. Các tế bào của não được ít oxygen đến, và vì thế chúng bắt đầu làm việc kém hiệu quả hơn.
Sự giảm sút oxygen thì không đáng kể và vô hại, nhưng nó sẽ được cảm nhận theo những chiều hướng sau đây:
- Sự choáng váng - Sự chóng mặt - Sự bối rối - Sự rối loạn thị giác (ví dụ như thị lực bị mờ) - Ảo giác
- Sự khó thở (thở gấp, hổn hển)
Sự khó thở là sự nhận thức của não về một sự việc gì đó không ổn.
Kết quả là bạn sẽ thở nhiều hơn và sâu hơn.
Tuy nhiên, chiến lược này sẽ làm cho tình trạng xấu hơn, bởi vì bạn thở ra carbon dioxide hơn.
Cũng có sự giảm số lượng oxygen đến các tế bào của cơ thể. Bạn cảm thấy nhiều cảm giác khác nhau kết hợp với
sự giảm oxygen. Những cảm giác thường thấy bao gồm:
- Nhịp tim tăng lên (bơm máu nhiều hơn trong thân thể)
- Bàn tay và bàn chân tê và ngứa ran.
- Các cơ bắp cứng và run.
- Chân run lẩy bẩy.
Cùng với những hậu quả của thở quá nhanh, có một số hậu quả gián tiếp.
Vì thở quá nhanh là công việc thể chất nặng nhọc, bạn có thể cảm thấy nóng, dễ xúc động và ướt mô
hôi.
Chưa kể đến mệt và kiệt sức. Và vì bạn đang nhận hơi thở nhanh và ngắn từ ngực, các cơ trở nên mệt, dẫn đến chổ đau thắt ngực. Thêm vào đó, thở quá nhanh làm nước bọt bốc hơi, miệng bạn bị khô.
Nếu thở nhanh tiếp tục, cơ thể đổi chiến thuật, cơ thể kích thích bạn thở nhanh hơn và khó hơn.
Bây giờ cơ thể bạn cố gắng làm sự hô hấp của bạn chậm lại để tăng mức carbon dioxide trong máu. Chẳng
hạn cổ họng ban sé that lai dé lam giảm lượng carbon
dioxide thở ra và giảm lượng oxygen hít vào.
Nếu thành công, sự tăng lên của carbon dioxide sẽ cho phép oxygen có thể được phóng thích khỏi các tế bào máu đỏ.
Đuốt trong giai đoạn 2 của thở quá nhanh, ban sẽ cảm thấy những nỗ lực của cơ thể bạn như:
- Chóng mặt và buồn nôn.
- Nghẹn thở hoặc tức thở (vì cổ họng hơi đóng lại) - Liệt tạm thời một số cơ.
- Sự hoa mắt nhất thời.