ự thiếu kiên nhẫn là một dấu hiệu của sự lo
lắng. Do vậy nếu bạn đã đọc quyển sách này, đến chương này, và đang còn tìm “câu trả lời”, bây giờ chính là lúc sẽ cho bạn bốn giải pháp làm việc. Cách duy nhất để chế ngự sự lo lắng trong thời gian đầu là xuyên qua bài thực hành kiên nhẫn những kỹ thuật đã được bàn qua.
Thực hành có nghĩa là làm việc chăm chỉ mỗi ngày để thành thạo việc thở chậm, suy nghĩ mạch lạc và thư giãn, trong suốt thời gian đối đầu với những nỗi sợ hãi của bạn.
Hãy học những kỹ năng và kiên trì ngay cả khi bạn cảm thấy dường như bạn sẽ không bao giờ thành thạo những kỹ năng. Với bài thực hành kiên nhẫn bạn có thể thành công.
NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ Tôi đã hỏi một số người đã hoàn thành một chương trình chế ngự lo lắng, giống như những người trong sách
này, rằng họ thích biết điều gì nhất trong khi họ đang học kểm chế sự lo lắng. Họ đồng ý về 5ð phát biểu:
- Mặc dù bạn cảm thấy tệ hơn trong khi bạn đối đầu với sự lo sợ của bạn, bạn thật sự đang trở nên tốt hơn.
- Bạn có thể kềm chế sự sợ hãi, lo lắng và căng thẳng bằng việc thở chậm, việc thư giãn và suy nghĩ mạch lạc.
- Càng khó để đối đầu với nỗi sợ của bạn, càng dễ hơn ở lần sau.
- Lợi ích lớn nhất đạt được khi bạn đương đầu với những nỗi sợ trong khi bạn cảm thấy yếu nhất.
- Công việc khó khăn sẽ mang lại kết quả tốt.
ĐƯỢC BÁO TRƯỚC LÀ ĐƯỢC CHUẨN BỊ TRƯỚC
Học để kểm chế sự lo lắng là có thể được, nhưng nó đòi hồi công việc khó khăn. Tuy nhiên ngay cả đối với những người đạt được sự tiến bộ tuyệt hảo thì cũng có những lúc sự chế ngự lo lắng dường như là một mục tiêu khó và không thể đạt được. Học bất cứ kỹ năng mới nào cũng đều
khó khăn cả.
Chế ngự sự lo lắng cũng không khác. Mong chờ sẽ làm
xảy ra chậm, nhưng trù liệu sẽ làm cho xảy ra nhanh hơn.
Hãy tiếp tục kiểm soát hơi thở của bạn và tránh sự ám ảnh, những ý nghĩ lo lắng, sự căng thẳng và bạn sẽ đạt được sự tiến bộ. Sự tiến bộ sẽ khó ở những lúc khó khăn, nhưng chính ở lúc này bạn có thể tạo được những lợi ích thực sự.
Suốt trong nhitng tré luc, hay tiép tuc kém chế sự lo lắng. Khi mà sự lo lắng ở vào lúc không thể chế ngự nhất của nó, hãy kiên trì với tất cả những kỹ năng mới của bạn.
Hãy xem liệu bạn có đang dùng mọi kỹ năng và kiểm tra xem bạn có đang sử dụng chúng một cách chính xác không.
Thở chậm
- Bạn có đang theo dõi hơi thở của bạn, đặc biệt là khi lo lắng không ?
- Bạn có đang nín thở trong mỗi chu kỳ thở chậm không ?
- Bạn có đang thở theo cách êm, nhẹ không?
Đương đầu với những nỗi sợ của bạn
- Bạn có đang đương đầu với những nỗi sợ của bạn một cách quá nhanh không? Nếu như thế, hãy chậm xuống đến chổ bạn đang đạt được tiến bộ nhưng vẫn còn kiểm soát được sự lo lắng.
- Bạn có đang đối đầu với những nỗi sợ của bạn một cách quá chậm không? Nếu như thế, hãy thực hiện bước kế tiếp trong việc đương đầu với những nỗi sợ của bạn. Bằng cách làm như thế, bạn có thể phá vỡ sự bế tắc khi mà bạn dường như không thể khắc phục một nỗi sợ bướng bĩnh, dai dang.
- Bạn có nên thực hành một số bước thường hơn và lâu
hơn không?
Suy nghĩ mạch lạc
- Bạn có đang dùng sự suy nghĩ mạch lạc để kểm chế sự lo lắng không?
- Bạn có đang kiểm tra những niềm tin của bạn bằng cách đối đầu với những nỗi sợ của bạn không?
- Bạn có tin tưởng những ý nghĩ có lợi của bạn không?
- Bạn có đang dùng cách giải quyết vấn đề có tổ chức không?
Su thu gian
- Bạn có đang thực hành thư giãn toàn thân, đặc biệt là trước khi đối đầu với những nỗi sợ của bạn không?
- Bạn có đang dùng những sự thư giãn nhanh ngay tại dấu hiệu đầu tiên của sự lo lắng không?
- Bạn có đang đối phó với sự căng thẳng bằng sự thư giãn không?