Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của yếu tố cường độ phân phối đến các thành phần của giá trị thương hiệu bút Thiên Long (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định thang đo

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi các thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng, các biến quan sát của mỗi thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa và phân tích nhân tố khám phá. Mục đích của phân tích nhân tố khám phá là nhóm các biến có liên hệ với nhau thành các nhân tố. Một mặt, phân tích nhân tố là giảm số lượng biến trong phương trình hồi quy, mặt khác thông qua phân tích nhân tố ta có thể đánh giá được độ giá trị phân biệt và độ giá trị hội tụ của thang đo.

Phân tích nhân tố chỉ được xem là thích hợp khi hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên, kiểm định Barlett’s Test được dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), các biến có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích Principal com ponents được sử dụng kèm phép quay Varimax, những nhân tố

nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thành phần nhận biết

thương hiệu và cường độ phân phối Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến BA và DI

Nhân tố Biến quan sát

1 2 BA02 .809

BA03 .809 BA04 .658 BA05 .655 BA06 .694

DI01 .751 DI02 .862 DI03 .854 DI04 .837 DI05 .820

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần nhận biết thương hiệu và cường độ phân phối cho thấy tất cả các biến quan sát bị phân tán thành 2 nhân tố, chỉ số KMO là 0.861 > 0.5, kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, hệ số Cumulative % của Initial Eigenvalues là 61.220 > 50%;

Như vậy, có 2 nhân tố trích ra giả thuyết được 61.22 % biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát nhận biết thương hiệu từ BA02 đến BA06 và các biến cường độ phân phối có ký hiệu từ DI01 đến DI05 đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, cụ thể được trình bày ở bảng 4.15. Riêng biến BA01 có giá trị nhỏ hơn 0.5 nên sẽ bị loại. Sau khi loại biến BA01 kết quả phân tích Cronbach Alpha sau khi loại biến BA01 cũng dật được yêu cầu, kết quả phân tích Cronbach Alpha lần 2 (Xem thêm tại phụ lục

5). Như vậy, các tiêu chí phân tích đều đạt được yêu cầu và kết quả phân tích nhân tố này là có ý nghĩa. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được.

4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thành phần lòng ưa

thích/ham muốn thương hiệu và cường độ phân phối Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến BP và DI

Nhân tố Biến quan sát

1 2 BP01 .773

BP02 .801 BP03 .642 BP04 .784 BP05 .787 BP06 .804 BP07 .827

DI01 .742 DI02 .867 DI03 .854 DI04 .826 DI05 .788

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần lòng ưa thích/ham muốn thương hiệu và cường độ phân phối cho thấy tất cả các biến quan sát bị phân tán thành 2 nhân tố, chỉ số KMO là 0.899 > 0.5, kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, hệ số Cumulative % của Initial Eigenvalues là 68.332 > 50%; Như vậy, có 2 nhân tố trích ra giải thích được 68.32 % biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát lòng ưa thích/ham muốn thương hiệu từ BP01 đến BP07 và các biến cường độ phân phối có ký hiệu từ DI01 đến DI05 đều có hệ số tải factor loading lớn hơn 0.5, nhỏ nhất là biến quan sát BP03 = 0.642 và cao nhất là biến quan sát BP07 = 0.827. Như vậy, các tiêu chí phân tích đều đạt được yêu cầu

và kết quả phân tích nhân tố này là có ý nghĩa. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Cụ thể phân tích nhân tố EFA cho 2 thành phần trên được trình bày ở bảng 4.16.

4.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thành phần chất lượng

cảm nhận và cường độ phân phối Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến PQ và DI

Nhân tố Biến quan sát

1 2 PQ01 .753

PQ02 .773 PQ03 .811 PQ04 .675 PQ05 .713 PQ06 .627 PQ07 .718

DI01 .742 DI02 .858 DI03 .852 DI04 .840 DI05 .798

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần chất lượng cảm nhận và cường độ phân phối cho thấy tất cả các biến quan sát bị phân tán thành 2 nhân tố, chỉ số KMO là 0.905 > 0.5, kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, giá trị Eigenvalues là 1.799, phương sai trích được là 65.195.

Như vậy, có 2 nhân tố trích ra giải thích được 65.12 % biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát đều có hệ số tải factor loading lớn hơn 0.5, nhỏ nhất là biến quan sát PQ06 = 0.627 và cao nhất là biến quan sát DI02 = 0.858. Như vậy, các tiêu chí phân tích đều đạt được yêu cầu và kết quả phân tích nhân tố này là có ý nghĩa. Do vậy,

các thang đo rút ra là chấp nhận được. Cụ thể phân tích nhân tố EFA cho 2 thành phần trên được trình bày ở bảng 4.17.

4.3.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thành phần lòng trung

thành thương hiệu và cường độ phân phối

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần lòng trung thành thương hiệu và cường độ phân phối cho thấy tất cả các biến quan sát bị phân tán thành 2 nhân tố, chỉ số KMO là 0.889 > 0.5, kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, hệ số Cumulative % của Initial Eigenvalues là 73.884 > 50%; giá trị Eigenvalues là 1.799. Các biến quan sát lòng trung thành thương hiệu từ BL01 đến BL04 và các biến cường độ phân phối có ký hiệu từ DI01 đến DI05 đều có hệ số tải factor loading lớn hơn 0.5. Như vậy, các tiêu chí phân tích đều đạt được yêu cầu và kết quả phân tích nhân tố này là có ý nghĩa. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Cụ thể phân tích nhân tố EFA cho 2 thành phần Bl và DI trên được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến BL và DI

Nhân tố Biến quan sát

1 2 BL01 .734

BL02 .854 BL03 .869 BL04 .853

DI01 .716 DI02 .878 DI03 .872 DI04 .842 DI05 .801 Sau khi kiểm tra độ tin cậy và giá trị, kết quả thang đo hoàn chỉnh bao gồm 5 thành phần: thành phần nhận biết thương hiệu có 5 biến quan sát được ký hiệu từ BA02

đến BA06; thành phần lòng ưa thích/ham muốn thương hiệu gồm có 7 thành phần được ký hiệu từ BP01 đến BP07; thành phần chất lượng cảm nhận có 7 biến quan sát từ PQ01 đến PQ07; thành phần lòng trung thành thương hiệu gồm có 4 biến quan sát được ký hiệu từ BL01 đến BL04; và cuối cùng là thành phần cường độ phân phối 5 biến quan sát DI01 đến DI05.

Giá trị trung bình của các biến được tính toán lại theo Bảng 4.19 để phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.19 Bảng tính giá trị trung bình của các thang đo

Biến

Tên biến Mã

hóa

Cách tính

Nhận biết thương hiệu BA = Mean (BA02,BA03,BA04,BA05,BA06) Lòng ưa thích TH BP = Mean (BP01,BP02,BP03,BP04,BP05,BP06,BP07) Chất lượng cảm nhận PQ = Mean PQ01,PQ02,PQ03,PQ04,PQ05,PQ06,PQ07) Lòng trung thành TH BL = Mean (BL01,BL02,BL03,BL04)

Cường độ phân phối DI = Mean (DI01,DI02,DI03,DI04,DI05)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của yếu tố cường độ phân phối đến các thành phần của giá trị thương hiệu bút Thiên Long (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)