Sơ lược các linh kiện dùng trong mạch

Một phần của tài liệu thiết kế và chế tạo mạch điều khiển mô hình ô tô điện (Trang 68 - 74)

DIODE

+ Cấu tạo: Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P - N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn

Hình 2.67. Cấu tạo và hình dáng của DIODE bán dẫn. + Công dụng

Do tính chất dẫn điện một chiều nên DIODE thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, chống dòng ngược, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho Transistor hoạt động .

ĐIỆN TRỞ

+ Cấu tạo

Điện trở là linh kiện được sử dụng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Về công suất có thể chia điện trở thành 2 loại, điện trở công suất nhỏ và điện trở công suất lớn.

Kí hiệu điện trở trong mạch điện như sau :

Cách đọc giá trị điện trở: Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở. Đối với điện trở 4 vạch mầu thì 3 vạch đầu tiên biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4. Cách đọc giá trị điện trở Màu Trị số Sai số Bạc 10% vàng 5% Đen 0 Nâu 1 1% Đỏ 2 2% Cam 3 Vàng 4 Xanh 5 0.50% Lục 6 0.25% Tím 7 0.10% Xám 8 Trắng 9

Hình 2.69. Biểu diễn điện trở

Đối với điện trở 4 mầu: 3vạch giá trị thì 2 vạch đầu đọc là số, vạch thứ 3 là vạch mũ. Giá trị điện trở bằng: 2 vạch x 10 mũ vạch 3. vạch thứ 4 là sai số.

Đối với điện trở 5 vạch và 6 vạch: 3 vạch đầu đọc liền nhau là giá trị điện trở, vạch thứ 4 là mũ, vạch thứ 5 là sai số. giá trị của điện trở bằng: 3 vạch x 10 mũ vạch 4. vạch 5 là sai số.

+ Công dụng:

Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện. Mục đích của việc sử dụng điện trở là tạo ra một dòng điện hoặc điện áp xác định.

TỤ ĐIỆN

+ Cấu tạo:

Tụ điện là linh kiện cũng được dùng phổ biến như điện trở. Sự khác nhau giữa tụ điện và điện trở là sự cản trở của tụ điện phụ thuộc vào tần số điện áp. Đặc trưng cho tính cản trở của tụ là dung kháng. Tính theo công thức sau:

f: tần số điện áp- Hz C: giá trị điện dung- Fara. Ký hiệu của tụ điện:

Hình 2.70. Tụ điện phân cực và không phân cực

Sự khác nhau giữ tụ phân cực và không phân cực: tụ không phân cực thì 2 cực của tụ có vai trò như nhau, giá trị của tụ không phân cực thường nhỏ (picro Fara). Tụ phân cực thì có 2 cực tính dương và âm không thể dùng lẫn lộn. Giá trị của tụ phân cực thường lớn 0,1 đến hàng ngàn uF (Micro Fara).

Cách đọc giá trị của tụ điện: Tụ không phân cực, phổ biến là tụ gốm (tụ đất), đọc giống như điện trở đơn vị là pF. Tụ phân cực (tụ hóa) giá trị và cực tính ghi trên tụ.

TRANSISTOR + Kí hiệu và hình dáng

Hình 2.71. Ký hiệu của Transistor

Hình 2.72. Transistor

+ Công dụng

Thực ra một thiết bị không có Transistor thì chưa phải là thiết bị điện tử, vì vậy Transistor có thể xem là một linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử, các loại IC thực chất là các mạch tích hợp nhiều Transistor trong một linh kiện duy nhất, trong mạch điện , Transistor được dùng để khuyếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v v...

OPTO

Dùng để cách ly phần mạch Vi điều khiển và phần mạch công suất và chống nhiễu cho thiết bị điều khiển

IRF9540N

Hình 2.74. Linh kiện IRF9540

Nguyên tắc hoạt động của IRF9540 nó giống như là một khóa điện tử khi chân G được kích với một dòng điện nhất định thì chân D va chân S sẽ được nối với nhau và có dòng điện chạy từ chân D xuống chân S, dựa trên nguyên tắc đó để chúng ta thiết kế mạch điều khiển.

IR2101

Hình 2.75. Linh kiện IR2101

IR2101 dùng làm tầng thúc cho mạch điện Motor 3 pha, có tác dụng để lái điều khiển MOSFET để điều khiển động cơ 3 pha.

IRF3205

Hình 2.76. Linh kiện IRF3205

Nguyên tắc hoạt động của IRF3205 nó giống như là một khóa điện tử khi chân G được kích với một dòng điện nhất định thì chân D va chân S sẽ được nối với nhau và có dòng điện chạy từ chân D xuống chân S, dựa trên nguyên tắc đó để chúng ta thiết kế mạch điều khiển.

RƠLE

– Nguyên lý hoạt động của RƠLE là biến đổi dòng điện thành từ trường thông qua quộn dây, từ trường lại tạo thành lực cơ học thông qua lực hút để thực hiện một động tác về cơ khí như đóng mở công tắc, đóng mở các hành trình của một thiết bị tự động vv...

– RƠLE có các bộ phận sau: Lõi từ, cuộn dây, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, phần ứng, lò xo.

– RƠLE là một loại khí cụ điện thường dùng để đóng ngắt mạch điện tự động. RƠLE thường được dùng trong các mạch khởi động động cơ, đảo chiều động cơ, mạch điều khiển từ xa, mạch chống trộm….

Hình 2.77. Sơ đồ chân của RƠLE

Một phần của tài liệu thiết kế và chế tạo mạch điều khiển mô hình ô tô điện (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)