SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC VIệt Nam mở rộng” của Công ty Cổ phần ABC Việt Nam Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường a ĐT: 02216.256.999 (Trang 42 - 46)

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1, Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Về dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050: Với mục tiêu bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững, Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia sẽ sắp xếp, định hướng phân bố không gian, sử dụng các

thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, kinh tế -xã hội của vùng lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững, bao gồm phân vùng quản lý chất lương môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường. Việc thực hiện cơ sở

nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC Việt Nam với mục tiêu là sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường theo dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia.

Về quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Theo Quyết định

số 28/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên xác định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thu gom, phân loại lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải chất

thải rắn theo quy định của pháp luật và giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện cơ sở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC Việt Nam với mục tiêu là sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản và

giết mổ gia súc, gia cầm là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường theo quy định;

- Về quy hoạch phát triển kinh tế: Theo Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 19/06/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hoá, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của người Hưng Yên; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai,

tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội”. Việc thực hiện cơ sở nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC Việt Nam sẽ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh, bên cạnh đó, cơ sở có các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu các tác động xấu nên ít gây ảnh hưởng tới môi trường.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 36

ĐT: 02216.256.999

Cơ sở phù hợp với Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;

2, Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh bao gồm:

a, Quy mô, tính chất của nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy

sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Các chất lơ lửng (SS), các chợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E.Coli). Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy là 13,92 m3/ngày.

- Nước thải công nghiệp:

+ Nước từ hoạt động giết mổ: Nước thải của xưởng giết mổ thường chứa TSS, BOD,

COD, mỡ, ngoài ra còn chứa lông, máu, phân, chứa một lượng lớn vi sinh vật, chứa một lượng chất hữu cơ bao gồm hợp chất của cacbon, Nitơ, Photpho và các chất dinh dưỡng như protein, khí diamin hóa tạo ra NH3,… Đây là loại nước thải dễ bị phân hủy sinh học gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí, nguồn tiếp nhận, môi trường đất và sức khỏe con người. Lượng nước thải phát tinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ước khoảng 72 m3/ngày.

+ Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt: Thành phần chính của nước thải vệ sinh chuồng nhốt là phân, lông gia súc, gia cầm, cặn bẩn với đặc trưng các chất ô nhiễm TSS,

COD, BOD5, tổng N, tổng P, NH4+. Với lượng phát sinh ước khoảng 6,1m3/ngày.

+ Nước thải phát sinh từ việc súc rửa cáu cặn lò hơi: Định kỳ hàng tháng, lò hơi được súc rửa, vệ sinh cáu cặn với lượng nước sử dụng khoảng 2,5 m3/tháng.

+ Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi: Lượng nước thải phát sinh

từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi ước khoảng 1,5 m3/tháng;

- Nước mưa chảy tràn từ khu vực nhà máy: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện

tích mặt bằng của nhà máy trong 1 năm dao động từ 58.920 m3 – 81.730,2 m3. Trong

quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, bụi, v.v.. Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải

b, Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển hàng hóa, vật liệu sản xuất: Quá trình hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh ra các khí CO, NOx, SO2, Hydrocacbon, Bụi TSP, không gian vận chuyển thoáng, diện tích rộng và các phương tiện hoạt động không đồng thời nên các ảnh hưởng tới môi trường và con người là thấp.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 37

ĐT: 02216.256.999

- Bụi, mùi từ khu vực sản xuất (nạp nguyên liệu, công đoạn nghiền, trộn, ép viên...): Công đoạn nghiền, phối trộn diễn ra trong máy kín, cơ sở sử dụng dây chuyền sản xuất tự động, bụi tại công đoạn này không phát sinh ra ngài môi trường. Chỉ có nguồn phát sinh bụi từ công đoạn nạp liệu qua các họng đổ liệu, tuy nhiên, lượng bụi phát sinh tại công đoạn này đã được thu hồi toàn bộ bằng hệ thống lọc bụi túi tải nên hạn chế tối đa lượng bụi phát sinh ra ngoài môi trường;

- Mùi, nhiệt dư phát sinh từ công đoạn ép viên, làm mát thức ăn gia súc, gia cầm và sấy, ép đùn, làm mát thức ăn thủy sản

Trong quá trình sấy, ép viên, ép đùn, làm mát do tác động của nhiệt độ cao nguyên liệu sẽ phát sinh một số mùi đặc trưng của thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là mùi của các hợp chất hữu cơ và bụi.

Nhiệt dư phát sinh từ công đoạn sấy và ép viên do nhiệt từ hơi của lò hơi. Tuy

nhiên, sau công đoạn sấy, ép viên, sản phẩm được đưa qua công đoạn làm mát nên nhiệt dư phát sinh không đáng kể.

- Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu lò hơi: Khí thải của quá trình sử dụng lò hơi bao gồm các thông số ô nhiễm: SO2, CO, CO2, NOx, bụi.

- Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: Theo tính toán, nồng độ của

các thông số ô nhiễm: bụi tổng, SO2, NOx, THC, CO từ hoạt động của máy phát điện dự phòng sử dụng dầu DO đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.

- Mùi, khí thải phát sinh từ khu vực chuồng nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ; từ khu vực giết mổ và từ phương tiện vận chuyển, bãi xe nhập gia súc, gia cầm: Gia súc, gia cầm nhốt trong chuồng thải phân và nước tiểu làm phát sinh mùi hôi với thành phần ô nhiễm chủ yếu là CH4, CO, NH3, H2S.

- Khí thải mùi môi từ hệ thống xử lý nước thải tập trung và khu vực tập kết chất thải rắn: Khu vực tập kết chất thải rắn có chứa phân, lông, gia súc, gia cầm nên sẽ bị

phân hủy kị khí tạo thành các chất khí như CO2, NH3, H2S, CO,...Với hệ thống xử lý nước thải tập trung phát sinh mùi từ thành phần nước thải chứa nước tiểu, phân nên gây mùi hôi tanh và cụm bể xử lý sinh học (kỵ khí- hiếu khí) phát sinh mùi từ các vi sinh vật

phân hủy phát sinh NH3; H2S với mùi khó chịu.

c, Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Chất thải rắn sinh hoạt: Với thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa, túi nilon,

chai nhựa, giấy báo, vỏ đồ hộp, rau quả thối,... với tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh khoảng 125 kg/ngày.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 38

ĐT: 02216.256.999

Chất thải rắn công nghiệp: Bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ quá trình

sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; thức ăn thủy sản và chất thải rắn từ quá trình giết mổ gia súc, gia cầm. Với tổng lượng chất thải phát sinh là 359.605 kg/năm (lượng lông gà phát sinh trong quá trình giết mổ sẽ được tái sử dụng đầu vào cho lĩnh vực khác).

d, Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm;

quá trình bảo dưỡng vận hành dây chuyền giết mổ; từ hệ thống xử lý nước thải tập

trung. Thành phần bao gồm: Giẻ lau, găng tay dính dầu; dầu mỡ thải, mực in thải, hộp đựng mực in thải. Bóng đèn huỳnh quang hỏng, các loại bao bì đựng hóa chất sát trùng, xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hoặc nghi bệnh; các loại phủ tạng có bệnh tích, lượng bùn thải sau khâu ép bùn từ hệ thống xử lý nước thải... với lượng phát sinh của nhà máy

là 13.348 kg/năm;

Các tác động môi trường của nhà máy phát sinh được đánh giá đầy đủ trong giai đoạn thực hiện đánh giá tác động môi trường và không có gì thay đổi, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC Việt Nam mở rộng” đã được UBND phê duyệt tại quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 10/03/2022 rộng trên địa bàn xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Vì vậy, cơ sở không thực hiện đánh giá lại.

Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 39

ĐT: 02216.256.999

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ABC VIệt Nam mở rộng” của Công ty Cổ phần ABC Việt Nam Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường a ĐT: 02216.256.999 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)