CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.3. Xử lý nước thải
Trong quá trình vận hành của dự án, nguồn gây tác động tới môi trường nước của dự án bao gồm:
- Nước mưa chảy tràn từ khu vực nhà máy;
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh từ nhà bếp, nhà vệ sinh, rửa tay chân của công nhân làm việc tại nhà máy;
- Nước thải sản xuất: Nước thải từ dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm (từ các công đoạn lấy huyết, đánh lông, rửa gia súc, gia cầm, vệ sinh dụng cụ, sàn nhà...) và nước vệ sinh chuồng nhốt chờ giết mổ;
- Nước thải định kỳ do xử lý cáu cặn lò hơi và từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi;
- Nước mưa chảy tràn
HTXLNT 150m3/ngày
Điểm thoát nước thải
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 45
ĐT: 02216.256.999
Nước mưa tập trung từ hệ thống đường giao thông, sân bãi và các công trình công cộng khác đến hệ thống thoát nước mưa chung của Dự án. So với nước thải thì nước mưa khá sạch, tuy nhiên nước mưa chảy tràn qua khu vực của Dự án cuốn theo dầu mỡ rơi vãi, đất cát, bụi lắng trên mái nhà, sân bãi, đường đi.
Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5 mgN/l; 0,004 - 0,3 mgP/l; 10 – 20 mg COD/l và 10 - 20mg TSS/l. Với tổng diện tích mặt bằng (mái che, nền sân, đường,…) của Dự
án là 44.421 m2 và lượng nước mưa trung bình trong năm là khoảng 1.000 - 1.400 mm thì lưu lượng dòng chảy sinh ra do nước mưa trong 1 năm dao động từ 58.920 m3 – 81.730,2 m3. Tuy nhiên, dự án nằm trong khu vực được xây dựng hệ thống tiêu thoát nước hợp lý nên tình trạng ngập úng hầu như không xảy ra. Nước mưa sẽ được thu gom vào hệ thống cống thoát nước mưa chung của xã Đoàn Đào rồi dẫn ra sông Hòa Bình.
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 250 cán bộ công nhân viên nhà máy chủ yếu từ các hoạt động của cán bộ công nhân viên, từ các nguồn: khu vệ sinh, khu nhà ăn và rửa tay chân với lượng nước thải thực tế phát sinh là 13,92
m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%), hydrat cacbon (40- 50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150- 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh
học. Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ (BOD), chất dinh dưỡng (N/P), chất rắn lơ lửng (SS), vi sinh vật,… đây là những chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với nguồn nước trong khu vực nếu không được xử lý nhất là hệ sinh vật nơi tiếp nhận nguồn thải. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt chứa các vi khuẩn mang mầm bệnh, trứng giun sán, các vi khuẩn này theo nguồn nước làm lan
truyền mầm bệnh, gây hại cho con người và môi trường.
Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
- Nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp của nhà máy phát sinh từ các nguồn: nước thải từ hoạt động giết mổ, nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt, nước thải phát sinh từ hoạt động súc rửa cáu cặn lò hơi và nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 46
ĐT: 02216.256.999
+ Nước từ hoạt động giết mổ: Hoạt động giết mổ bao gồm lấy huyết, làm lông, xẻ thịt, phun rửa gia súc, gia cầm, dụng cụ giết mổ… sẽ phát sinh ra nước thải với đặc trưng
là TSS, BOD, COD, dầu mỡ, axit béo cao, ngoài ra còn có: lông, máu, phân, chứa một lượng lớn vi sinh vật, chứa một lượng lớn chất hữu cơ bao gồm hợp chất của cacbon, Nitơ, Photpho và các chất dinh dưỡng như protein, khí diamin hóa tạo ra NH3,… Đây là loại nước thải dễ bị phân hủy sinh học gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí, nguồn tiếp nhận, môi trường đất và sức khỏe con người.
Dựa theo số liệu kiểm tra mẫu nước thải tại một số công trình xử lý nước thải giết mổ ta có được tính chất đặc trưng của nước thải giết mổ thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Một số thành phần trong nước thải từ hoạt động giết mổ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Phạm vi
Trung bình
1 BOD mg/l 610-4.635 1.209
2 Ca mg/l 32-316 67
3 COD mg/l 1.250-15.900 4.221
4 K mg/l 0,01-100 90
5 Na mg/l 62-833 621
6 Pb mg/l 0,21-34 4
7 Tổng N mg/l 50-841 427
8 Tổng P mg/l 25-200 50
9 TSS mg/l 300-2.800 1.164
10 pH - 4,9-8,1 6,95
(Tài liệu hướng dẫn quản lý chất thải trong cơ sở giết mổ gia súc – Viện chăn nuôi, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, 2018)
Với lượng nước sử dụng giết mổ gia súc: 180 lít/con và giết mổ gia cầm 18 lít/con nên tổng lượng nước thải phát sinh được tính như sau:
Bảng 3.2. Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ STT
Lượng nước sử dụng (lít/con)
Số lượng (con/năm)
Tổng lượng nước thải phát sinh (lít /năm) (m3 /ngày)
Giết mổ gia cầm 18 600.000 10.800.000 36
Giết mổ gia súc 180 60.000 10.800.000 36
Tổng 72
Lượng nước thải phát tinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là 72 m3/ngày.
+ Nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt: Chuồng nhốt gia súc, gia cầm của dự án chỉ thực hiện nhốt trong ngày. Sau khi đưa toàn bộ gia súc đến khu vực giết mổ, công suất giết mổ của dự án là 200 con gia súc/ngày thì công nhân sẽ rửa toàn bộ khu vực chuồng nhốt để vệ sinh chuồng nhốt, làm sạch phân, chất bẩn bám dính trên sàn, tường.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 47
ĐT: 02216.256.999
Sau đó để chờ nhập gia súc phục vụ hoạt động giết mổ ngày tiếp theo. Lượng nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng nhốt gia súc là 6m3/ngày. Với khu vực chuồng nhốt gia cầm chờ giết mổ thì do được sử dụng lớp trấu đệm lót sinh học nên chỉ rửa chuồng nhốt gia cầm khi thay thế lớp trấu đệm lót sinh học (3 tháng/lần). Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh chuồng nhốt gia súc là khoảng 7,5m3/lần/3 tháng tương đương khoảng 0,1m3/ngày. Do vậy, tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh chuồng nhốt gia súc, gia cầm là 6 +0,1 = 6,1 m3/ngày. Thành phần chính của nước thải vệ sinh chuồng nhốt là phân, lông gia súc, gia cầm, cặn bẩn với đặc trưng các chất ô nhiễm TSS, COD,
BOD5, tổng N, tổng P, NH4+. + Nước thải phát sinh từ việc súc rửa cáu cặn lò hơi: Trong quá trình hoạt động, lò hơi sau 01 thời sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn bẩn do quá trình đóng cặn nước cứng, vì
vậy, lò hơi được súc rửa vệ sinh định kỳ 01 tháng/lần để thay thế nước sạch cấp cho lò hơi. Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động này là khoảng 2,5m3/tháng/lần, tương đương 0,1 m3/ngày;
+ Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi: Trong quá trình hoạt động, dự án sử dụng nước để cấp cho 01 hệ thống xử bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt trấu cấp nhiệt cho lò hơi. Sau một thời gian dập bụi thì nước dập bụi chứa nhiều cặn bẩn nên định kỳ 01 tháng/lần chủ dự án sẽ thay thế và thải bỏ lượng nước trong bể chứa nước dập bụi tuần hoàn. Do đó, lượng nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi là 1,5 m3/tháng/lần, tương đương 0,06m3/ngày. Thành phần chính của nước thải phát sinh từ quá trình này là cặn bẩn.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 48
ĐT: 02216.256.999
Sơ đồ cân bằng nước của nhà máy :
Chú thích:
:Nước cấp ban đầu : Nước thất thoát
:Nước thải : Nước tái sử dụng
Hình 3.6. Sơ đồ cân bằng nước tại nhà máy
* Đánh giá các tác động:
- Nước thải sinh hoạt: thời gian phát sinh nước thải sinh hoạt giai đoạn hiện tại
dự án và giai đoạn mở rộng phát sinh trong suốt quá trình vận hành. Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải sau xử lý đạt giới hạn cho phép
vì vậy tác động của nước thải sinh hoạt tới môi trường là không lớn.
- Nước thải giết mổ: Nước thải từ giết mổ gia súc, gia cầm có nồng độ chất rắn cao, BOD, COD khá cao và luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất cacbon, nitơ, photpho... Các chất hữu cơ làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm nguồn nước.
Nhà máy cần có biện pháp thu gom và xử lý triệt để nguồn nước thải này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Nư ớ c cấ p
Nước cấp
Nước vệ sinh của công nhân
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi Giết mổ gia súc
Giết mổ gia cầm
Vệ sinh chuồng trại
17,4m3/ngày
30 m3/ngày
36 m3/ngày
36 m3/ngày
6,1 m3/ngày
13,92m3/ngày
Lò hơi
H ệ th ố ng x ử lý n ư ớ c t hả i t ậ p t run g cô ng su ấ t 150m 3/ng à y
Xử lý sơ bộ
72 m3/ngày Bay hơi, thất thóat 3,48 m3/ngày
1,5 m3/tháng 2,5 m3/tháng
1,5 m3/tháng
6,1 m3/ngày
Rửa cáu cặn lò hơi
2,5m3/tháng
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 49
ĐT: 02216.256.999 - Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án
cũng cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, chất thải rơi vãi chảy xuống hệ thống thoát nước.
Lượng nước này nếu không được quản lý tốt cũng gây tác động tiêu cực tới nguồn nước và đời sống thủy sinh trong thủy vực tiếp nhận. Hàm lượng các chất rắn lơ lửng hoặc một số chất độc hại khác nếu vượt quá ngưỡng cho phép làm thay đổi môi trường sống của động thực vật trong nước, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Ngoài ra, sự lắng đọng chất rắn có thể làm tắc hệ thống thoát nước mưa, gây úng lụt ảnh hưởng tới bộ rễ thực vật và hệ sinh vật đất trên khu vực bị úng lụt.
3.1.3.2. Các biện pháp, công trình xử lý nước thải của cơ sở a, Các bể tự hoại, thiết bị tách mỡ khu vực nhà ăn
- Thiết bị tách dầu mỡ Nước thải từ khu vực nhà ăn (nằm trên tầng 2 của khu nhà trưng bày 4 tầng) được tách mỡ qua thiết bị tách mỡ dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lực của nước, mỡ và chất thải rắn. Trong đó, mỡ, chất béo và chất thải rắn được giữ lại trong khoang chứa của thiết bị, chỉ cho nước chảy qua và đi vào hệ thống thoát nước dẫn ra hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thiết bị tách mỡ đươc làm bằng inox 304, khớp nối mềm bằng HDPE, được bố trí tại hệ thống rửa, thoát nước nhà của nhà ăn.
- Bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Tại nhà máy có 04 nhà vệ sinh bố trí tại các khu vực sau: tại nhà điều hành, khu nhà trưng bày 04 tầng, nhà chờ công nhân và khu xưởng giết mổ. Nước thải từ 04 nhà vệ sinh này được thu gom, xử lý sơ bộ qua 03 bể tự hoại. Kích thước và vị trí lắp đặt của bể tự hoại như sau:
Bảng 3.3. Thông số kích thước các bể tự hoại của cơ sở
TT Tên bể Số lượng
(bể)
Kích thước (Dài x rộng x cao) Vị trí xây dựng Nguồn thu gom
1 Bể tự hoại
số 1 01 2000x2000x1500 mm
(6m3)
Phía dưới nhà vệ sinh của nhà chờ
công nhân
Từ nhà vệ sinh của nhà chờ công nhân
2 Bể tự hoại
số 2 01 2000x2000x1500 mm
(6m3)
Phía dưới nhà vệ sinh của nhà trưng bày 4 tầng
Từ nhà vệ sinh của nhà điều hành và nhà
trưng bày 04 tầng
3 Bể tự hoại
số 3 01 1500x2000x2500 mm
(7,5m3)
Phía dưới nhà vệ sinh của khu xưởng giết mổ
Từ nhà vệ sinh của khu xưởng giết mổ
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 50
ĐT: 02216.256.999
Hình 3.7. Hình ảnh bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của dự án
Bể tự hoại 03 ngăn cấu tạo: ngăn chứa, ngăn lắng 1, ngăn lắng 2, hoạt động
theo nguyên tắc như sau: Nước và chất thải được thu gom tại ngăn chứa, sau khi lắng nước trên bề mặt chảy qua ngăn lắng 1, sau khi lắng các chất thải, nước bề mặt tiếp tục chảy qua ngăn lắng 2, tại đây nước thải tiếp tục lắng các chất thải và theo đường ống đi về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.
Quy trình vận hành bể tự hoại như sau:
Nước thải ngăn chứa ngăn lắng 1 ngăn lắng 2 hố ga Hệ thống thoát nước chung của nhà máy.
b, Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy
Dự án đã xây dựng hoàn thiện và đi vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m3/ngày. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 50m3/ngày sẽ dừng hoạt động, toàn bộ nước thải sinh hoạt được bơm đẩy về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m3/ngày của nhà máy.
* Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150m3/ngày
- Đơn vị thiết kế - thi công: Công ty Cổ phần giải pháp môi trường Ares - Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần ABC Việt Nam
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 51
ĐT: 02216.256.999
N
NTSH sau xử lý sơ bộ NTSX NT súc rửa lò hơi và
HTXL bụi lò hơi
Bể điều hòa Bể gom
MBBR Anoxic 2
Nước thải ra môi trường đạt QCĐP 02:2019/HY
Máy ép bùn Bể thu bùn 1
Bể chứa bùn Bể thu bùn 2 Bể keo tụ - tạo bông 1
1
UAFB Anoxic 1
Cấp khí
Chlorine PAC
PAM PAC PAM
Hoàn lưu bùn
Hoàn lưu bùn
Bể sự cố
Không đạt
Đạt
DAF
Aerotank Lắng 1
Lọc Khử trùng Bể keo tụ- tạo bông 2
Lắng 2
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 52
ĐT: 02216.256.999
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án
Thuyết minh quy trình:
Bể gom
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ và nước thải sản xuất (nước thải phát sinh từ khu vực giết mổ, nước thải từ chuồng nhốt gia súc, gia cầm; nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi) được thu gom dẫn về bể gom nước thải.
Bơm nước thải bể gom Thiết bị tách rác
Mực nước bể gom ở mức thấp nhất lúc nào cũng phải ngập bơm, tránh tình trạng khi bơm hoạt hoạt động mực nước thấp hơn bơm, dễ gây hỏng bơm cũng như giảm
tuổi thọ bơm.
Nước từ bể gom được bơm lên máy tách rác tinh trước khi vào vào bể điều hòa.
Với kích thước khe lược rác 2mm nên phần rác >2,0mm được giữ lại trong thùng chứa của thiết bị tách rác và thu gom định kỳ.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
Bể điều hòa được bố trí hệ thống khuếch tán khí dưới đáy bể nhằm điều hòa lưu lượng
và nồng độ nước thải cũng như ngăn chặn tình trạng phân hủy kỵ khí làm phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh và cũng được xử lý một phần chất ô nhiễm trong bể. Bể điều hòa được bố trí hệ thống sục khí nhằm xáo trộn, điều hòa lưu lượng &
nồng độ nước thải và cũng được xử lý một phần chất ô nhiễm trong bể.
Từ Bể điều hòa, nước thải được bơm với lưu lượng ổn định qua công đoạn xử lý tiếp theo. Thiết bị đo lưu lượng giúp người vận hành theo dõi và điều khiển các máy bơm trong Bbêt điều hòa hoạt động với công suất mà người vận hành mong muốn.
Bể keo tụ- tạo bông 1
Đơn vị tư vấn: Trung tâm quan trắc- thông tin Tài nguyên và Môi trường 53
ĐT: 02216.256.999
Tại bể keo tụ -tạo bông này, phèn PAC được bổ sung vào bể keo tụ bằng các bơm định lượng đồng thời cánh khuấy trong bể keo tụ giúp khuấy đều nước thải với hóa chất. Dưới tác dụng của phèn PAC, các hạt keo trong nước thải bị mất tính ổn định, tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các bông cặn, các bông cặn đã keo tụ tỏ sẽ dính kết với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn. Để tăng hiệu quả keo tụ, bể keo tụ - tạo bông được bổ sung thêm hóa chất trợ keo tụ PAM để qúa trình keo tụ diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Bể keo tụ - tạo bông (bể phản ứng)
Thiết bị DAF ( thiết bị tuyển nổi)
Nước thải sau khi ra khỏi bể keo tụ- tạo bông 1 được bơm sang thiết bị tuyển nổi.
Bể tuyển nổi có tách dụng tách và loại bỏ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải.
Thiết bị tuyển nổi được làm bằng vật liệu inox SUS304.