CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & HIỆN TRẠNG
2.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.4.1. Hiện trạng giao thông
a. Giao thông đối ngoại
a1. Đường bộ
- Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (CT): tạo nên một hành lang nối thành phố Bắc Giang với thủ đô Hà Nội và khu vực Đông Bắc. Đây là tuyến đường quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Cao tốc hiện nay quy mô 4 làn xe, trên tuyến đã có đường gom 2 bên.
………
Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang a2. Đường sắt
- Tuyến đường sắt thành phố Bắc Giang - Đồng Đăng chạy song song với đường Xương
Giang, khổ đường lồng 1000mm và 1435mm, đi qua khu vực dài khoảng 5km và một tuyến đường sắt chuyên dụng vào nhà máy phân đạm dài 4km.
- Ga Bắc Giang: nằm trên trục đường chính Xương Giang, là một nhà ga xe lửa tại thành phố Bắc Giang. Nhà ga là một điểm của đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và nối với ga Sen Hồ với ga Phố Tráng. Mỗi ngày có 2 chuyến tàu trả khách lên xuống, diện tích khoảng 2ha, tiêu chuẩn ga cấp III, lưu lượng bình quân 171 hành khách/ngày và 2.485 tấn hàng/ngày. Các loại hàng hoá chủ yếu là đạm, sắt thép, thiết bị máy và vật liệu xây dựng.
Đường sắt Bắc Giang – Đồng Đăng Ga Bắc Giang
a3. Đường thủy
- Tuyến sông Thương (Phả Lại – Á Lữ) chảy qua thành phố Bắc Giang đạt tiêu chuẩn cấp III, chiều sâu luồng cảng từ 1-2m, chiều rộng luồng từ 20-30m.
- Cảng Á Lữ: là cảng vật liệu diện tích khoảng 2ha, đón được tàu trọng tải 100 tấn, cảng có đủ kho bãi, kết cấu cầu cảng kiên cố, bốc xếp hàng hóa bằng phương tiện cơ giới, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 50.000 tấn/tháng. Nơi đây chủ yếu tập kết than và một
………
số nguyên vật liệu xây dựng từ nơi khác chuyển về thành phố Bắc Giang qua hệ thống đường thuỷ. Cảng có vị trí ngay khu trung tâm của thành phố, khả năng mở rộng khó khăn, bụi than ở khu vực này đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của nhân dân và các cơ quan gần khu vực cảng từ nhiều năm na , ảnh hưởng nhất định tới môi trường của thành phố.
- Cảng nhà máy đạm Hà Bắc: diện tích khoảng 1ha, đón được tàu trọng tải 100 tấn, có đủ kho bãi, kết cấu cầu cảng kiên cố, bốc xếp hang hóa bằng phương tiện cơ giới, đã được mở rộng do mở rộng sản xuất của Nhà máy đạm, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 70.000-100.000 tấn/tháng.
Cảng Á Lữ Cảng nhà máy đạm Hà Bắc
b. Giao thông nội thị
* Đường chính đô thị:
- Đường Xương Giang: Điểm đầu từ cầu Mỹ Độ điểm cuối Ngã 3 Quán Thành, tuyến vừa đóng vai trò là đường tỉnh, vừa là đường chính đô thị của khu.
+ Đoạn 1: Từ cầu Mỹ Độ đến đường Hùng Vương, chiều dài 1,3km. Lộ giới 33-41m gồm: lòng đường 22m, phân cách 3m, hè trái 4-6m, hè phải 4-10m.
+ Đoạn 2: Từ đường Hùng Vương đến ngã 3 Quán Thành. Lộ giới 24m, chiều dài 3.5km, lòng đường 18m, vỉa hè phía giáp khu dân cư 6m, vỉa hè còn lại thuộc hành lang đường sắt.
- Đường Hùng Vương: là tuyến đường nối từ đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đến đường Xương Giang. Quy mô tuyến đường lộ giới từ 36-48m.
+ Đoạn 1: Từ đường Cao tốc đến đường Lê Lợi, lộ giới 48m trong đó: lòng đường 2x15m=30m, phân cách giữa 6m, vỉa hè 2x6m=12m.
+ Đoạn 2: Từ đường Lê Lợi đến đường Xương Giang, lộ giới 36m trong đó: lòng đường 2x10.5m=21m, phân cách giữa 3m, vỉa hè 2x6m=12m.
- Đường Trần Quang Khải - Nguyễn Thị Minh Khai: Điểm đầu từ cầu Bến Hướng, điểm cuối đường cao tốc tại hầm chui Minh Khai. Trên tuyến có một cầu vượt đường sắt và đường Xương Giang, chiều dài toàn tuyến khoảng 3,8km, lộ giới 27m trong đó: lòng đường 15m, vỉa hè 2x6m=12m.
………
Đường Hùng Vương
Đường Xương Giang
* Đường liên khu vực:
- Đường Lý Thái Tổ - Lê Lợi: tuyến gồm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Đường Lý Thái Tổ có điểm đầu từ đường Xương Giang điểm cuối đường Á Lữ. Lộ giới 24m, chiều dài 500m, lòng đường 12m, vỉa hè 2x6m=12m.
+ Đoạn 2: Đường Lê Lợi có điểm đầu tại đường Á Lữ, điểm cuối tại ngã 3 Kế. Lộ giới 24m, chiều dài 4,2km, lòng đường 12m, vỉa hè 2x6m=12m.
- Đường Hoàng Văn Thụ: điểm đầu từ đường Nguyễn Văn Cừ điểm cuối đường Nguyễn Chí Thanh.
+ Đoạn 1: Từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Hùng Vương. Lộ giới 21m, chiều dài 550m, lòng đường 9m, vỉa hè 2x6m=12m.
+ Đoạn 2: Từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Chí Thanh. Lộ giới 27m, chiều dài 2,6km, lòng đường 15m, vỉa hè 2x6m=12m.
- Đường Nguyễn Chí Thanh: tuyến có điểm đầu tại nhà máy phân đạm, điểm cuối tại đường cao tốc, tổng chiều dài 3,3km. Đoạn từ nhà máy phân đạm đến đường Xương Giang lộ giới 27m, đoạn từ đường Xương Giang đến đường cao tốc lộ giới 30m.
- Đường đê sông Thương: tuyến chạy dọc theo sông Thương, đường trên đê có lộ giới từ 3-6m, đường dưới đê có lộ giới từ 4-5m.
* Đường khu vực:
………
- Đường Nguyễn Văn Cừ: Điểm đầu từ đường Xương Giang điểm cuối đường Huyền Quang.
+ Đoạn 1: Từ đường Xương Giang đến ngã tư nhà thờ. Lộ giới 24m, chiều dài 752m, lòng đường 12m, vỉa hè 2x6m=12m.
+ Đoạn 2: Từ ngã tư nhà thờ đến đường Huyền Quang, chiều dài 641m, lòng đường 9m, vỉa hè biến thiên từ 3-6m.
- Đường Quách Mẫn: điểm đầu từ đường Ngô Cảnh Vân, điểm cuối tại đường Giáp Hải, chiều dài 1.6km, lộ giới 19m.
- Đường Lê Hồng Phong: điểm đầu tại đường Xường Giang, điểm cuối đường Lê Lợi, chiều dài 1.1km, lộ giới đường rộng 27m.
- Đường Giáp Hải: điểm đầu tại đường Xường Giang, điểm cuối đường cao tốc, chiều dài 2.4km, lộ giới đường rộng 24m.
- Đường Trần Nguyên Hãn: điểm đầu tại đường Xương Giang, điểm cuối tại nhà máy đạm, chiều dài 2km, lộ giới đường rộng 24m.
- Đường Nguyễn Doãn Địch: điểm đầu tại đường Vương Văn Trà, điểm cuối tại tập thể nhà máy đạm, chiều dài 1km, lộ giới đường rộng 19m.
- Đường Nguyễn Khắc Nhu: điểm đầu tại đường Trần Quang Khải, điểm cuối tại đường Xương Giang, chiều dài 700m, lộ giới không đồng đều từ 11-19m.
- Đường Trần Đăng Tuyển: điểm đầu tại đường Trần Nguyên Hãn, điểm cuối đường tại đường đê, chiều dài 1,2km lộ giới đường rộng 21m. Tuyến đang được đầu tư nâng cấp mở rộng mặt đường.
* Đường phân khu vực:
- Mạng lưới giao thông của khu vực có dạng ô cờ. Hệ thống đường trong khu vực phát triển trên hai trục quốc lộ chính đi qua là đường Xương Giang và cao tốc. Đường trong khu vực chủ yếu là các đường phố cũ, một số khu vực chưa được đầu tư đồng bộ. Một số tuyến
phố đang được cải tạo, nâng cấp mặt đường (Trần Đăng Tuyển, Huyền Quang, Nguyễn Văn Cừ, NguyễnVăn Trà, đường nối Á Lữ, đường gom chân đê sông Thương và dọc gom đường sắt, đường Nguyễn Công Hãng…). Hè phố nhiều tuyến đường chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
- Hầu hết mạng lưới đường cấp phân khu vực đều đạt chuẩn đường đô thị với lòng đường, vỉa hè, cây xanh, hạ tầng thoát nước, chiếu sang khá đồng bộ với lộ giới 15-45m, quy mô 2-4 làn xe. Tuy nhiên còn một số đường nội thị nhỏ hẹp, được nâng cấp từ những con đường hình thành tự phát trước đây.
………
Đường đô thị trong khu vực
c. Công trình giao thông
- Bến xe Bắc Giang: quy mô khoảng 0,8ha, đạt quy chuẩn bến xe loại 3, hàng ngày có khoảng 400 chuyến xe xuất bến, bình quân trên 3.500 hành khách/ngày. Nhìn chung, bến хe có không gian rộng rãi, thích hợp cho những chuуến đi đi liên tỉnh. Chất lượng dịch ᴠụ khá ổn, đáp ứng nhanh chóng.
Bến xe khách Bắc Giang
- Cầu vượt sông Thương:
+ Cầu Bến Hướng: cầu nối từ đường Trần Quang Khải sang đường Trần Hưng Đạo, chiều dài cầu gần 400m, mặt cắt ngang cầu rộng 13m, thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng.
+ Cầu Phủ Lạng Thương: cầu đường sắt Hà Nội – Bắc Giang vượt sông Thương, cầu
dài 171m. Tuy nhiên việc tĩnh không cho cầu đường sắt qua sông thương không đảm bảo tĩnh không cho tàu thuyền qua lại khi nước dâng, tương lai cần quy hoạch cầu đường sắt mới.
………
+ Cầu Mỹ Độ: kết nối 2 bên bờ sông Thương có kết cấu bê tông vĩnh cửu, chiều dài cầu 246,6m.
+ Cầu Xương Giang: cầu bắc qua sông Thương trên tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang nối liền xã Đông Sơn và Phường Lê Lợi. Cầu có chiều dài 306.2m, chiều rộng là 14m quy mô 4 làn xe.
- Cầu vượt đường bộ:
+ Cầu vượt đường Hùng Vương: nút giao cầu vượt Hùng Vương giao giữa ĐT.293 với cao tốc Hà Nội – Bắc Giang đã nâng cấp mở rộng xong. Chiều rộng cầu sau khi mở rộng
là 24m, gồm 6 làn xe, 4 làn xe cơ giới và 6 làn xe hỗn hợp. Bên cạnh đó mở rộng đường 2 đầu cầu đồng bộ với quy mô mở rộng cầu.
+ Cầu vượt Xương Giang: cầu đi qua đường sắt, quốc lộ 1A cũ, nối liền đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Quang Khải. Cầu có chiều dài hơn 274m, chiều rộng 11m, gồm 8
nhịp, đường gom 2 bên cầu dài 350m và rộng 8m. Cầu tạo ra sự kết nối về giao thông giữa các khu đô trong thị trong thành phố bị chia cắt bởi tuyến đường sắt Hà Nội – Bắc Giang.
+ Ngoài ra trên địa bàn khu vực còn có 1 số cầu và hầm chui trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang: cầu Mái, cầu Lê, cầu UBND thị trấn, cầu Giáng…
- Bãi đỗ xe: hiện khu vực đang có khoảng 19 bãi đỗ xe tĩnh với tổng diện tích khoảng 52.000m2 cụ thể:
+ Vị trí bãi đỗ xe trên đường Nghĩa Long cạnh công viên Ngô Gia Tự thuộc phường Trần Phú với diện tích khoảng 2.500m2.
+ Khu dân cư số 1 được quy hoạch và bố trí 3 vị trí gồm 3 bãi đỗ xe khuôn viên hồ C8 diện tích 500m2, bãi đỗ xe cạnh chung cư Quang Minh với diện tích 2.200m2, bãi đỗ xe đường Nguyễn Thị Lưu (sau bến xe khách Bắc Giang) với diện tích khoảng 2.080m2.
+ Khu vực Quảng trường 3/2 được bố trí 01 bãi đỗ xe (Phong Thắng) với diện tích khoảng 11.770m2.
+ Khu dân cư Cống ngóc Bến xe bố trí 02 bãi đỗ xe bao gồm bãi đỗ xe cạnh sân bóng với diện tích khoảng khoảng 3.460m2, bãi đỗ xe cạnh chợ với diện tích khoảng 2.185m2.
+ Khu dân cư Hồ Bắc bố trí 01 bãi đỗ xe với diện tích khoảng 1.475m2.
+ Khu dân cư số 2 được quy hoạch 06 bãi đỗ xe tuy nhiên đã chuyển đổi sang đất khác 02 bãi đỗ xe (lô đất P01 đã xây dựng người cao tuổi; P02: phường đang đề xuất chuyển nhà văn hóa TDP Nam Giang 2) còn lại các bãi đỗ xe sau: Bãi đỗ xe lô P03 với diện tích 1.636m2; lô P04 với diện tích 852m2; lô P05 với diện tích 1.328m2; lô P06 với diện tích 1.566m2.
+ Khu thành Xương Giang được bố trí 01 bãi đỗ xe với diện tích 3.046m2. - Khu dân cư số 4 Thọ Xương bố trí 01 bãi đỗ xe với diện tích 6.097m2.
+ Cổng chính công viên Hoàng Hoa Thám cạnh đường Hùng Vương diện tích khoảng 3.940m2.
+ Khu dân cư cũ phường Trần Nguyên Hãn bố trí 03 vị trí với diện tích 1.056m2.
+ Khu dân cư cạnh chợ Hòa Yên bố trí 01 bãi đỗ xe với diện tích 680m2.
………
+ Khuôn viên cây xanh cạnh cụm công nghiệp thọ xương bố trí 03 - xe với tổng diện tích khoảng 4.800m2.
d. Nhận xét
- Với vị trí rất thuận lợi về hạ tầng giao thông, khu vực cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Đông Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt
liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm đường cao tốc và đường tỉnh 295B; tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua; có tuyến đường sông Thương nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
- Khu vực bị chia cắt bởi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường sắt HN - LS, tuyến sông Thương là một hạn chế trong việc liên kết giao thông giữa trong và ngoài khu vực. Hiện nay các cầu vượt đường bộ vượt sông thương đáp ứng được tĩnh không cho tàu thuyền qua lại khi nước dâng.
- Hệ thống đường sắt đi qua trung tâm khu vực là một lợi thế tuy nhiên lại chia cắt khu
vực làm hai Bắc - Nam gây khó khăn trong việc kết nối giữa 2 khu vực. Bắc Nam vì vậy trong tương lai cần bổ sung cầu vượt đường sắt và đường Xương Giang giúp cho việc kết nối giữa 2 khu Bắc Nam dễ dàng. Hiện tại ga đường sắt không có khả năng mở rộng diện tích, việc tĩnh không cho cầu đường sắt qua sông thương không đảm bảo tĩnh không cho
tàu thuyền qua lại khi nước sông dâng, tương lai cần quy hoạch cầu đường sắt mới. Hành lang đường sắt còn mất an toàn và bị lấn chiếm, có nhiều điểm giao cắt không có rào chắn.
- Mạng lưới giao thông của khu vực có dạng ô cờ, các tuyến đường phát triển trên hai trục quốc lộ chính đi qua là đường tỉnh 295B và đường cao tốc. Đường trong khu vực chủ
yếu là các đường phố cũ, một số khu vực chưa được đầu tư đồng bộ. Một số tuyến phố đang được cải tạo, nâng cấp mặt đường như Trần Đăng Tuyển, Huyền Quang, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Trà, đường nối Á Lữ, đường gom chân đê và đường gom dọc đường sắt.
Hè phố một số tuyến đường chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
- Diện tích đất bãi đỗ xe vẫn còn thiếu vì vậy trong tương lai cần bổ sung thêm các bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu đỗ xe của người dân.
Bảng đánh giá các chỉ tiêu giao thông chính
Hạng mục Hiện trạng Tiêu chuẩn Đánh giá
Tỷ lệ đất giao thông 24,1% ≥18% Đạt
Mật độ mạng lưới đường 10,3km/km2 10-13km/km2 Đạt