Dự báo diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

7.2. Đánh giá tác động môi trường

7.2.3. Dự báo diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch

a/. Các vấn đề môi trường kinh tế - xã hội

Quy hoạch sẽ gây tác động không nhỏ đến vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực; Trong đó có cả các tác động tiêu cực và tích cực:

* Tác động tích cực:

- Diện mạo khu vực có sự thay đổi hoàn toàn, các khu chức năng được hình thành đa dạng và bố trí hợp lý, hệ thống giao thông được hoàn chỉnh; Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm và phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế trong khu vực;

- Hệ thống hạ tầng, được nghiên cứu, tính toán và phân bổ hợp lý giúp đảm các nhu

cầu hoạt động và phát triển của đô thị, góp phần tăng tính tiện ích, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân trong khu vực; Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước đô thị góp phần giảm thiểu, khắc phục tình trạng ngập úng cho đô thị, tạo lập môi trường sống tốt nhất cho người dân;

- Các công trình cây xanh, mặt nước sẽ được nghiên cứu đảm bảo các tiêu chuẩn, quy

chuẩn bóp phần tạo không gian xanh cho đô thị, đảm bảo các yếu tố cảnh quan và môi trường; tăng chất lượng sống, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững của đô thị.

* Các tác động tiêu cực:

………

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển đất ở, giao thông, công trình công cộng, công nghiệp… và các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác theo các định hướng quy hoạch chung đã định là việc làm cần thiết cho việc phát triển đô thị, đồng bộ công tác xây dựng; Quá tình này đem lại nhiều lợi ich về kinh tế cho khu vực; Tuy nhiên cũng tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển sản xuất của ngươi dân. Cụ thể như sau:

+ Theo quy hoạch thì gần như toàn bộ đất nông nghiệp được chuyển đổi để phát triển

hạ tầng đô thị; Quá trình này sẽ khiến bộ phận người dân bị mất đất sản xuất, phải chuyển đổi ngành nghề, thay đổi lối sống sinh hoạt; Các vấn đề về việc làm, mâu thuẫn xã hội, an ninh trật tự…có thể nảy sinh và diễn biến phức tạp => cần phải có các kế hoạch, lộ trình chính sách hợp lý giúp người dân chuyển đổ nghề nghiệp, tiếp cận với các thông tin, nguồn vốn và phương thức làm kinh tế mới… để cải thiện cuộc sống, tham gia vào các loại hình sản xuất có mức thu nhập cao, ổn định, nâng cao tri thức…

+ Đất nông nghiệp và mặt nước trong vùng bị thu hẹp, một diện tích lưu chứa và điều tiết nước mưa khá lớn trong khu vực biến mất; Các vấn đề ngập trong đô thị có thể gia tăng nếu công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng không được triển khai đồng bộ và hoàn chỉnh; Ảnh hưởng đến cuộc sống và phát triển đô thị;

+ Quá trình mở rộng và phát triển giao thông, có thể kiến một bộ phần người dân nằm trong diện quy hoạch bị mất đất, có thể phải di chuyển chỗ ở, hoặc diện tích đất ở bị thu hẹp…; Nếu công tác đền bù và giải phóng mặt bằng không thực hiện tốt có thể gây ra các mâu thuẫn, gây bức xúc và ảnh hưởng đến cuộc sống, trật tự an ninh trong khu vực;

- Sự phát triển của hệ thống giao thông, bến xe… => tăng mật độ lưu thông => Gia tăng độ ồn, bụi, khí thải động cơ, các vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông => ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người dân trong khu vực;

- Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, vận chuyển nguyên vật

liệu cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước không khí trong khu vực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Ngoài ra việc tập trung một lượng công nhân tham gia triển khai xây dựng các công trình, sản xuất phát triển kinh tế…

có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến vấn đề trật tự, an ninh xã hội (như: nợ chịu, đánh bạc, mâu thuẫn với dân cư địa phương, sự phát sinh các hàng quán quanh khu vực xây dựng, phát triển công nghiệp…)

b/. Môi trường nước

Mặc dù môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây nhờ công tác kiểm soát ô nhiễm được thắt chặt, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố được đầu tư, phát triển và từng bước hoàn thiện; Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, trong khi hệ thống hạ tầng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, vấn đề ngập úng trong đô thị vẫn còn diễn ra khi mưa lớn

trong khi khu vực nội đô cũ có hệ thống thoát nước nửa riêng (chung và hệ thống cống bao tách nước thải) nên nguy cơ ô nhiễm môi trường nước vẫn luôn tiềm ẩn; Trong khi đô thị vẫn tiếp tục được phát triển và mở rộng rất nhanh, nếu hệ thống hạ tầng không được phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước có thể khó kiểm soát và gia tăng trong tương lai;

* Xác định nguồn gây ô nhiễm và mức độ tác động

………

Căn cứ theo hoạt động các khu chức năng trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch, xác định các thành phần chất ô nhiễm nguồn nước và mức độ tác động đến chất lượng nước trong khu vực lập quy hoạch được dự báo như sau:

Bảng: Đánh giá nguồn và thành phần các chất gâyô nhiễm môi trường nước

(Khi không có biện pháp xử lý, giám sát môi trường hiệu quả)

Hoạt động Thành phần Mức độ tác động

Tập trung vật liệu san đắp nền

- Có thể chứa các kim loại nặng, chất phóng xạ, chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất độc hại khác trong đất san nền;

- Các vật liệu thông thường như:

cát, sỏi, đất, đá… có thể bị cuốn trôi vào các thủy vực khi mưa lớn nếu không có biện pháp quản lý, bao che tốt;

Tác động mạnh tới các thủy vực, ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy trong và quanh khu vực; ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, nước biển, nước ngầm, nếu không có sự kiểm soát, tập trung và lựa chọn vật liệu san nền phù hợp

Thi công xây dựng công trình

Chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ (nước thải công nhân), dầu nhớt thải (máy móc thi công), các chất rắn, vật liệu rơi vãi vào các thủy vực ...

Mức độ tác động có thể mạnh nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và giải pháp thu gom chất thải trong quá trình thi công khu vực

Phát triển dân cư, các công trình công cộng, dvụ, hạ tầng xã hội…

Phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), cặn lơ lửng (SS); Các chất dinh dưỡng (N, P) cao; vi sinh vật gây bệnh (Ecoli, coliform, …), trứng giun, sán; rác thải; dầu mỡ, chất tẩy rửa, …

Mức độ tác động mạnh (Môi trường nước mặt, nước biển ven

bờ) nếu công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn không hoạt động tốt, hiệu quả;

Hoạt động phát triển công nghiệp

Phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ

(COD, BOD); Chất rắn; Các chất dinh dưỡng (N, P); vi sinh vật, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng …

Mức độ tác động mạnh (nếu

công tác xử lý nước thải, chất thải không được thực hiện tốt)

Công trình

thu gom, xử lý nước thải

Các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD,

COD), cặn lơ lửng (SS); Các chất dinh dưỡng (N, P) cao; vi sinh vật gây bệnh, chất HĐBM, dầu mỡ, Kim loại nặng…

Mức độ tác động có thể mạnh (nếu quá trình xử lý gặp sự cố hoặc hoạt động không liên tục, hiệu quả, thiếu sự giám sát chặt chẽ)

Khu vực phát triển nông nghiệp

Chứa thành phần chất hữu cơ như:

BOD5, COD, SS, tổng P, tổng N cao; vi sinh vật gây bệnh; chất độc hại, kim loại nặng (hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học)

- Môi trường nước mặt khu vực.

- Mức độ tác động trung bình (có thể mạnh nếu việc sử dụng hóa chất quá mức không được kiểm soát và bao bì hóa chất không được thu gom xử lý hiệu quả)

* Dự báo tải lượng chất ô nhiễm

- Theo quy hoạch, đô thị tiếp tục được mở rộng, mật độ xây dựng tăng lên nhanh chóng trong tương lai; Diện tích đất ở, thương mại, dịch vụ, công nghiệp tiếp tục phát triển tạo nhiều cơ hội phát triẻn kinh tế, tuy nhiên cũng gia tăng các áp lực về môi trường trong và quanh khu vực;

- Ngoài nước thải sinh hoạt với thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng cao, dễ phân hủy, thu hút côn trùng và vi sinh vật (nếu không được thu gom, xử lý trong ngày sẽ gây ảnh

………

hưởng mỹ quan, môi trường và dễ phát sinh dịch bệnh). Thì trong khu vực còn phát sinh

một lượng nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với khối lượng tương đối lớn, có hàm lượng chất độc hại cao, gây tác động lớn đến môi trường nếu không có các biện pháp thu gom, xử lý hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường;

Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (kg/ngày)

STT Thành phần Ô

nhiễm Không xử lý

Tải lượng chất ô nhiễm được Xử lý đạt QCVN 14-MT:2015/

BTNMT

B A

1 TSS 17.784 3.952,0 1.976,0

2 BOD5 9.880 1.976,0 1.185,6

3 Tổng N 448 1.580,8 790,4

4 Dầu mỡ 5.928 790,4 395,2

5 chất HĐBM 1.235 395,2 197,6

Bảng: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (kg/ngày)

STT Thành phần Không xử lý

Xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT

Loại A Loại B

1 COD 8.588,8 201,3 402,6

2 BOD5 3.757,6 80,5 134,2

3 TSS 5.368,0 134,2 268,4

4 Tổng N 402,6 53,7 107,4

5 Tổng P 161,0 10,7 16,1

c/. Diễn biến môi trường không khí

- Quá trình thực hiện quy hoạch bao gồm một loạt các hoạt động cải tạo và phát triển các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội… đòi hỏi phải có công tác giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng. Các hoạt động này chắc chắc sẽ làm gia tăng hàm lượng bụi, tiếng ồn, các thông số môi trường không khí có thể vượt quy chuẩn cho phép ở nhiều nơi.

Bảng: Hệ số phát thải bụi trong xây dựng

STT Nguồn phát thải bụi Hệ số phát thải

1 Hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng (Bụi đất, cát) 1–100g/m3

2 Hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng (ximăng, đất, đá, cát, sỏi

…), máy móc, thiết bị… 0,1–1g/m3

3 Hoạt động vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường (bụi

đất, cát) 0,1–1g/m3

*Nguồn:Rapidinventorytechniqueinenvironmentalcontrol,WHO1993 Bảng: Dự báo độ ồn phát sinh từ hoạt động thi công đường theo khoảng cách

STT Hoạt động Độ ồn (dBA)

10 m 50 m 70 m

1 Phá bỏ đường cũ 83 69 66

2 Dọn dẹp bề mặt, đổ đá, cát 83 69 66

3 Đào, vận chuyển đất cát 80 56 50

………

STT Hoạt động Độ ồn (dBA)

10 m 50 m 70 m

4 Thi công lớp phủ cuối 84 70 67

Hệ thống giao thông được mở rộng, xây mới, các khu chức năng được hình thành, mật độ dân số tăng lên sẽ làm gia tăng các chất ô nhiễm trong không khí như: bụi, CO, CO2, SO2, CXHy, H2S, NOx, VOC,…

- Bề mặt đất trống, cây xanh, mặt nước giảm đi, thay vào đó là các bề mặt bắt giữ nhiệt (như: bê tông, nhựa đường, gạch, ngói,…) => hiện tượng nghịch nhiệt, tích tụ chất ô nhiễm

sát mặt đất tăng lên, độ ẩm trong không khí và khả năng hấp thụ chất ô nhiễm giảm =>

Môi trường không khí trong khu vực oi bức và khó chịu hơn;

- Hoạt động công nghiệp cũng gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực. Các chất thải do hoạt động công nghiệp tạo ra có thể chứa các thành phần ô nhiễm như: bụi, CO, CO2, SO2, CXHy, NOx,... và tiếng ồn (hàm lượng, thành phần khí ô nhiễm phụ thuộc vào công nghệ và loại hình sản xuất của nhà máy)

- Sự phát triển của hệ thống giao thông, bến bãi => mật độ vận chuyển hành khách, lưu lượng tham gia giao thông trong khu vực tăng mạnh => khí thải động cơ, bụi, tiếng ồn…

gia tăng đáng kể trong khu vực.

- Các hoạt động phát triển nông nghiệp trong khu vực cũng tạo ra các khí thải phát sinh do quá trình sử dụng hóa chất, chất thải rắn nông nghiệp phân hủy…

d/. Diễn biến môi trường đất

- Quy hoạch làm thay đổi địa hình, địa mạo của nhiều nơi trong khu vực. Các đặc tính lý, hóa của đất sẽ bị thay đổi do tiếp xúc với các loại đất mới do san lấp => độ ẩm, độ rỗng, khối lượng riêng, độ mùn, khả năng chịu tải, … cũng bị thay đổi do các con đường trao đổi chất trước đây bị phá vỡ. Do đó, tại các khu vực đào đắp tập trung lớn cần chú ý tới vấn đề sụt lún ảnh hưởng đến chất lượng công trình;

- Phát triển đô thị, dân cư tập trung khiến các vùng chứa nước dần bị mất đi, hệ số thấm ngày càng giảm do bê tông hóa; Nếu công tác san nền, thoát nước không được chú trọng,

quy hoạch phát triển hợp lý; hệ thống kênh mương, mặt nước không được quản lý bảo vệ;

nguy cơ ngập úng trong khu vực có thể xẩy ra và gia tăng trong tương lai khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp;

- Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực trong tương lai sẽ kéo theo sự gia tăng lớn chất

thải, nước thải => tạo ra một sức đối với không chỉ đối với môi trường đất mà cả môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, mỹ quan và sức khỏe cộng đồng dân cư trong khu cực.

e/. Diễn biến chất thải rắn

Do sự tăng trưởng của dân số, chất lượng đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, cùng với đó là sự hình thành của các khu vực công cộng, dịch vụ, công cộng, trường học, bệnh viện… => lượng và thành phần chất thải rắn có chiều hướng tăng nhanh trong tương lai.

Theo quy hoạch với lượng dân cư và công nghiệp được dự báo như trên, lượng chất thải rắn phát sinh trong khu vực vào khoảng: gần 90.000 (tấn/năm), trong lượng rác thải

………

phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, phát triển đô thị ước tính khoảng 83.000 tấn/năm; CTR công nghiệp khoảng gần 7.000 tấn/năm;

Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai là rất lớn, đặc biệt cần chú ý đến rác thải công nghiệp, tuy có khối lượng nhỏ hơn CTR sinh hoạt, song chứa nhiều thành phần độc hại, có nguy cơ ô nhiễm, gây bệnh cao cần được phân loại và đưa đi xử lý theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh, môi trường. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao, lại có một khối lượng rất lớn, dễ phân hủy gây mùi, thu hút côn trùng và vi sinh vật gây bệnh cũng cần được thu gom xử lý hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan và sự phát triển bền vững của đô thị trong tương lai.

f/. Biến đổi khí hậu

Theo kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam năm 2020, vào cuối thế kỷ 21 tại tỉnh Bắc Giang:

- Nhiệt độ trung bình năm đến cuối thế kỷ, có thể tăng lên trung bình khoảng 2,2oC với kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp RCP4.5 so với trung bình thời kỳ cơ sở và 3,6oC với theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5; Nhiệt độ có xu hướng biến đổi lớn hơn vào mùa hè và mùa thu ;

Bảng: Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở

Danh mục Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5

2046-2065 2080-2099 2046-2065 2080-2099

Mùa xuân 1,6 ( 1,0 ÷ 2,3) 2,2 (1,3 ÷ 3,2) 2,2 ( 1,3 ÷ 3,1) 3,8 ( 2,8 ÷ 5,1) Mùa hè 1,8 (1,0 ÷ 2,7) 2,4 (1,4 ÷ 3,5) 2,3 ( 1,6 ÷ 3,3) 4,3 ( 3,1 ÷ 5,9)

Mùa thu 1,7 (0,9 ÷ 2,6) 2,1 (1,3 ÷ 3,1) 2,2 ( 1,4 ÷ 3,4) 4,1 ( 2,9 ÷ 5,7 Mùa đông 1,5 (1,0 ÷ 2,3) 2,1 (1,2 ÷ 3,1) 2,1 (1,4 ÷3,1) 3,7 (2,5 ÷ 5,1) TB năm 1,7 (1,1 ÷ 2,5) 2,2 (1,4÷ 3,2) 2,2 (1,5 ÷ 3,2) 4,0 (2,8 ÷ 5,4)

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam, 2016

- Lượng mưa trung bình năm vào cuối thế kỷ, có thể tăng lên trung bình khoảng 27,5%

với kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp RCP4.5 so với trung bình thời kỳ cơ sở

và 34,7% với theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao RCP8.5; Lượng mưa có xu hướng tăng cao vào mùa mưa (mùa hè và thu), mùa đông (mùa khô) diễn biến lượng mưa có thể tăng theo diễn biến chung, cũng có thể giảm xuống 5%-13%

Bảng: Biến đổi lượng mưa trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở

Danh mục

Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5 2046-2065 2080-2099 2046-2065 2080-2099

Mùa xuân 7,5 (-5,2÷18,0) 14,9 (1,7÷28,1) 3,8 (-13,5÷20,5) 1,5 (-16,9÷22,2) Mùa hè 13,9 (5,0÷25,2) 13,9 (-4,0÷32,6) 16,0 (-1,5÷31,9) 28,2 (6,5÷46,4)

Mùa thu 15,9 (-8,4 ÷ 42,2) 24,2 (-19,0÷62,2) 13,8 (-

10,0÷35,5)

37,2 (-

10,7÷84,9) Mùa đông 8,5 (-7,1÷25,0) 14,7 (-14,7÷40,7) 5,7 (-12,7÷24,8) 11,8 (-7,0÷32,8) TB năm 12,5 (3,4÷22,9) 16,1 (-0,7÷34,9) 12,2 (-4,2÷26,8) 22,7 (-0,7÷40,9)

* Các tác động của BĐKH:

………

Nhiệt độ gia tăng: gây các tác động tiêu cực đến đời sống sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sức khỏe cộng đồng và nhu cầu năng lượng, nước sạch;

+ Nhiệt độ gia tăng, cùng với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe cộng đồng;

+ Biến đổi nhiệt độ khiến mùa đông có thể bị rút ngắn, làm mù vụ bị thay đổi; Nắng nóng kéo dài cũng khiến tình hình khô cạn trở nên nghiêm trọng, cùng với tình hình dịch bệnh, thiên tai có thể gia tăng gây sức ép lớn đối với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương;

+ Nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát gia tăng, nhu cầu nước sạch, nước tưới gia tăng; Gây áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên;

+ Nắng nóng cũng khiến nguy cơ hỏa hoạn tăng lên, ảnh hưởng đến kinh tế và cộng đồng;

Biến động lượng mưa: Lượng mưa có xu hướng tăng cao trong mùa mưa và có thể giảm trong mùa khô gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân:

+ Lượng mưa gia tăng sẽ khiến tình hình ngập lụt có nguy cơ gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình hạ tầng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân;

+ Mưa lớn kéo dài kết thúc, nắng nóng xuất hiện thường xuyên khiến nền nhiệt thay đổi liên tục khiến sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm là người già và trẻ em;

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)