Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & HIỆN TRẠNG

2.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2.4.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

a. Công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai

* Công trình thủy lợi Diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, phân bố ở phường Thọ Xương, phường Xương Giang và xã Dĩnh Trì. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các kênh tưới, kênh tiêu được

………

đầu tư từ lâu, khá hoàn thiện, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích canh tác và đáp ứng yêu cầu dân sinh.

Các trạm bơm tiêu phục vụ tiêu thoát nước cho khu vực nội thành thành phố Bắc Giang

bao gồm 7 trạm bơm: trong đó có 4 trạm bơm nằm trong ranh giới của phân khu 1: Trạm bơm Châu Xuyên I: 9.600m3/h, trạm bơm Đồng Cửa: 8.000m3/h, trạm bơm Nhà Dầu:

2.592m3/h, trạm bơm Chi Ly: 20.000m3/h và 3 trạm bơm tiêu nằm ngoài ranh giới phân khu 1 nhưng có đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho khu vực nghiên cứu: trạm bơm Xuân Hương I: 26.400m3/h. trạm bơm Châu Xuyên 2: 26.400m3/h, trạm bơm Văn Sơn:

88.200 m3/h.

Các tuyến kênh tiêu chính bao gồm: kênh tiêu nông nghiệp chạy dọc đê sông Thương phường Thọ Xương với chiều rộng B=7m, chiều dài 1km và kênh tiêu dọc đường Thanh Niên với chiều rộng B=8m, chiều dài 1,6km.

Các tuyến kênh tưới có bề rộng B=1,0÷3,0m với tổng chiều dài khoảng 6,3km.

TB Đồng Cửa TB Chi Ly TB Châu Xuyên II

* Công trình phòng chống thiên tai

Đê tả sông Thương là tuyến đê cấp II, đoạn qua ranh giới nghiên cứu có chiều dài 7,1km, chiều rộng mặt đê B=4,50÷7,50m, cao độ : +(8,00÷9,40)m. Chất lượng đê tốt, đảm bảo an toàn chống lũ.

Nhận xét, đánh giá: Hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai đã được quan tâm đầu tư phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đảm bảo an toàn phòng chống lũ.

Các trạm bơm chất lượng tốt, hoạt động ổn định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Hàng năm vẫn có sự cố điện làm ảnh hưởng đến hoạt động vận hành trạm bơm tiêu.

Các trạm bơm tiêu thiếu kênh dẫn, hồ điều tiết trước trạm bơm bé. Thiếu kinh phí nạo vét khơi thông dòng chảy các kênh mương tiêu, bùn rác ứ đọng trong kênh mương, hồ điều tiết trạm bơm, cửa phai làm giảm công suất trạm bơm.

………

Sơ đồ hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai

b. Nền xây dựng

Khu vực phân khu số 1 thành phố Bắc Giang là khu vực trung tâm của thành phố, có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, xen kẽ ao hồ, kênh mương thủy lợi. Cao độ nền địa hình biến thiên từ: +(2,80÷19,40)m. Độ dốc nền địa hình phổ biến nhỏ hơn 3%.

Các khu vực xây dựng hiện trạng có cao độ nền từ: +(3,80÷12,5)m. Nền xây dựng ổn định từ lâu.

Hàng năm vào mùa mưa khi xảy ra các đợt mưa có cường độ lớn kéo dài gây ngập úng ở các khu vực ruộng trũng ở phía Bắc và các khu vực tuyến đường, khu dân cư có cao độ nền H≤4,50m: Quảng trường 3/2, Hoàng Văn Thụ, Ngô Văn Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Lưu, Chung cư Quang Minh, Xương Giang., Trần Nguyên Hãn.

………

Các tuyến phố thường xuyên bị ngập úng cục bộ

Nhận xét, đánh giá: Khu vực trung tâm thành phố có cốt nền xây dựng thấp, có nhiều nguy cơ ngập úng cục bộ khi mưa lớn kéo dài ảnh hướng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nhiều khu vực cao độ nền xây dựng các dự án và khu vực hiện trạng đấu nối chưa đồng bộ, chưa đảm bảo cao độ khống chế tối thiểu theo QHC Hxdmin ≥4,50m.

Sơ đồ các vị trí ngập úng khi trời mưa lớn kéo dài

………

Sơ đồ các vị trí có nguy cơ ngập úng do cao độ địa hình thấp trũng

c. Đánh giá đất xây dựng:

Khu vực nghiên cứu phần lớn là đất đã xây dựng ổn định. Quỹ đất trống, thuận lợi phát triển xây dựng nằm ở khu vực phía Bắc các phường: Tân Dĩnh, Xương Giang và Dĩnh

Kế. Khi xây dựng trên nền ruộng trũng, ao hồ phải tôn nền đến cao độ xây dựng tối thiểu đã khống chế theo quy hoạch chung thành phố và kết nối hài hòa với khu vực hiện trạng.

Sơ đồ đánh giá đất xây dựng

d. Hệ thống hồ điều hòa nước mưa:

………

- Trong ranh giới khu vực nghiên cứu có khoảng 21 hồ điều tiết nước mưa với tổng

diện tích các hồ khoảng 19 ha. Trong đó chỉ có khoảng 5 hồ có diện tích tương đối lớn đóng vai trò chính điều tiết nước mưa: Đầm Sen, Thùng Đấu, Nhà Dầu, 3/2, CV Hoàng Hoa Thám.

- Thông số hồ điều hòa:

Cao độ mực nước TB : +2.80  3.20m.

Cao độ đáy: +1.80  2.20m.

Chiều sâu lớp nước TB: +1.20  1.40m.

- Nhận xét, đánh giá: Dung tích điều tiết nhỏ, lưu vực nhỏ, mặt nước khai thác tự do, có nguy cơ bị thu hẹp do lấn chiếm, bùn đất ứ đọng nhiều, các cống thông hồ bị tắc nghẽn, khu vực ven hồ bị ô nhiễm do tập trung và ứ đọng rác thải.

Sơ đồ hệ thống hồ điều hòa khu vực trung tâm thành phố Bắc Giang

Hồ Thùng Đấu Hồ công viên Hoàng Hoa

Thám

Hồ công viên 3/2

e. Hiện trạng thoát nước mưa:

- Lưu vực thoát nước: Toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm 6 lưu vực chính thoát nước mặt về các tuyến cống, kênh tiêu rồi thoát về các trạm bơm tiêu sau đó nước mưa được bơm ra ngoài sông Thương.

………

+ Lưu vực 1: Thoát về trạm bơm Châu Xuyên I công suất 9.600m3/h và Châu Xuyên II công suất 32.000 m3/h, diện tích lưu vực của trạm bơm Châu Xuyên I: 390ha và Châu Xuyên II: 185 ha.

+ Lưu vực 2: Thoát về trạm bơm Đồng Cửa công suất 8.000m3/h, diện tích lưu vực:

70ha.

+ Lưu vực 3: Thoát về trạm bơm Nhà Dầu công suất 2.592m3/h, diện tích lưu vực:

11,5ha.

+ Lưu vực 4: Thoát về trạm bơm Chi Ly công suất 20.000m3/h, diện tích lưu vực:

210ha.

+ Lưu vực 5: Thoát về trạm bơm Xuân Hương I công suất 26.400m3/h, diện tích lưu vực:1250ha.

+ Lưu vực 6: Thoát về trạm bơm Văn Sơn công suất 88.200m3/h, diện tích lưu vực:

1960ha.

Sơ đồ lưu vực thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước:

Khu vực phân khu 1 thành phố Bắc Giang là khu vực nội thị của thành phố, đang sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, một số khu đô thị mới thoát riêng hoàn toàn,chế độ hoạt động tự chảy kết hợp bơm cưỡng bức.

Nhiều khu vực dân cư ở phía Bắc đang sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước thải chưa được thu gom xử lý mà thoát ra hệ thống cống chung rồi thoát ra môi trường gây ô nhiễm.

Tổng chiều dài các đường ống thoát nước khoảng 60km bao gồm cống tròn kích thước D400-D2500 và cống hộp B400-B3000.

………

Hệ thống ga thu nước Lòng kênh tiêu ứ đọng nhiều

lục bình, bèo tây

Nhiều cửa thu nước bé, ứ đọng bùn rác

Sơ đồ hiện trạng hệ thống thoát nước mưa

Nhận xét, đánh giá:

Nhiều tuyến cống chứa nhiều bùn đất, rác thải, rễ cây, thiếu kinh phí nạo vét hàng năm.

Nhiều tuyến cống xây dựng từ rất lâu, có tiết diện nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu thoát nước cho lưu vực đảm nhiệm. Khoảng 70% các tuyến cống có kích thước D600, D800.

Đấu nối cống chưa đồng bộ. Nhiều tuyến chạy vòng tròn.

………

Cống qua đường sắt tiết diện nhỏ, xuống cấp, xây từ thời Pháp.

Một số khu vực tuyến cống sau có tiết diện bé hơn tuyến cống trước dẫn đến tình trạng thắt nút cổ chai, ảnh hưởng tiêu thoát nước.

f. Đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

* Thuận lợi:

- Hệ thống hạ tẫng kỹ thuật, hệ thống thoát nước mưa qua nhiều thời kỳ đã được nghiên cứu, đầu tư xây dựng.

- Khu vực có đê sông Thương bảo vệ, không bị ảnh hưởng bởi ngập lũ.

- Quỹ đất xây dựng bằng phẳng.

* Hạn chế:

- Nhiều khu vực dân cư còn sử dụng hệ thống thoát nước chung, lòng mương, cống, hồ, kênh tiêu ứ đọng nhiều bùn rác hạn chế khả năng thoát nước.

- Nhiều khu vực dân cư hiện hữu có cốt nền thấp hơn cao độ nền khống chế tối thiểu theo Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đã được phê duyệt qua các thời kỳ, dẫn đến các khu vực xây mới có cao độ nền cao hơn khu vực hiện trạng, làm cho các khu vực hiện trạng thành các khu vực thấp trũng, dễ bị ngập úng cục bộ khi mưa lớn kéo dài.

- Các khu vực có quỹ đất phát triển xây dựng mới phần lớn là ruộng trũng dẫn tới trong quá trình đầu tư cần chi phí đắp nền lớn.

- Hệ thống thoát nước khu vực nội thị cũ có nhiều hạn chế: tiết diện nhỏ, nhiều bùn rác, thắt nút cổ chai, đấu nối cao độ cống chưa đồng bộ, thiếu diện tích ao hồ điều hòa...Sẽ là thách thức lớn khi đầu tư nghiên cứu cải tạo hệ thống thoát nước.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)