Quy hoạch giao thông

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 6. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

6.1. Quy hoạch giao thông

6.1.1. Cơ sở thiết kế và nguyên tắc thiết kế

a. Cơ sở thiết kế:

- Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông thành phố Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- QCVN 01: 2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

- QCVN 07: 2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- TCXDVN 104: 2007 - Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế.

- TCVN 4054: 2005 - Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.

- Các quy hoạch ngành, các dự án về giao thông liên quan đến quy hoạch xây dựng.

- Bản đồ đo đạc địa hình 1/2000 (hệ cao độ quốc gia).

- Tài liệu, số liệu hiện trạng liên quan.

b. Nguyên tắc thiết kế:

Phù hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.

Trên cơ sở phân khu chức năng và quy hoạch phát triển không gian đô thị để phục vụ

tốt cho việc liên hệ thuận lợi giữa các khu chức năng trong và ngoài đô thị, quy hoạch mạng lưới đường khu vực thiết kế đảm bảo:

Kế thừa và phát huy tính hiệu quả của các quy hoạch xây dựng đô thị cấp trên, và các quy hoạch chuyên ngành khác.

Phải tạo nên một mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ trong đô thị hiện tại cũng như lâu dài, phải gắn liền với sự phát triển các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.

Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội và đối ngoại nhằm đảm bảo tốt sự liên hệ giữa đô thị với các vùng phụ cận và các đô thị bên ngoài.

Mạng lưới cần đơn giản, phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.

Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường...

6.1.2. Giải pháp quy hoạch

a) Giao thông đối ngoại

a1. Đường bộ - Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (CT): quy mô 34m, hành lang tuyến 100-110m, tuyến

đường gom 2 bên đường cao tốc rộng 15,5m.

………

Phần xe chạy (6 làn): 2 x (3x3,75) = 22,5m Dải phân cách giữa 1x9,0 = 9,0m

Lề đường 2x0,75+1 = 2,5m

a2. Đường sắt

- Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn: duy trì hoạt động tuyến, nâng cấp ga Bắc Giang phục vụ du lịch và hàng hóa. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp tuyến Hà Nội – Lạng Sơn.

- Đường sắt chuyên dùng: Khôi phục đoạn tuyến đường sắt nối đường sắt Hà Nội –

Lạng Sơn với nhà máy đạm và hoá chất Hà Bắc, nâng cấp các ga và bãi bốc xếp hàng hoá đáp ứng nhu cầu.

- Trong khu vực thành phố Bắc Giang quy hoạch xây dựng 1 ga đường sắt tổng hợp mới quy mô 20 ha nằm trong khu vực giao giữa đường vành đai V – vùng Thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Ga Bắc Giang chuyển đổi chức năng chủ yếu phục vụ hành khách.

- Tĩnh không cầu đường sắt Mỹ Độ qua sông Thương hiện tại không đảm bảo cho việc di chuyển của tàu thuyền khi nước dâng lên, vì vậy cần quy hoạch cầu đường sắt mới đảm bảo tĩnh không cho việc tàu thuyền qua lại.

a3. Đường thủy

- Tuyến sông Thương (Phả Lại – Á Lữ) chảy qua thành phố Bắc Giang đạt cấp III, chiều rộng luồng >40 m, chiều sâu mớn nước trên >2,8 m.

- Cảng Á Lữ: chuyển cảng Á Lữ thành cảng hành khách phục vụ du lịch TP Bắc Giang, công suất 50 nghìn hành khách/năm, diện tích 1ha, hướng tiếp cận từ đường đê sông Thương và đường cầu Á Lữ.

- Cảng nhà máy đạm Hà Bắc: diện tích khoảng 1ha, đón được tàu trọng tải 400T, công suất 150T ngàn tấn/năm.

- Cảng xăng dầu: tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất 400T, công suất 575 ngàn tấn/năm.

b.) Giao thông đô thị

Mạng lưới giao thông trong khu vực có dạng ô cờ, hệ thống đường phát triển trên hai trục giao thông chính đi qua là đường tỉnh 295B và quốc lộ 1A. Đường trong khu vực chủ yếu là các đường phố cũ, một số khu vực chưa được đầu tư đồng bộ.

* Đường chính đô thị

- Đường Xương Giang: Điểm đầu từ cầu Mỹ Độ điểm cuối Ngã 3 Quán Thành, tuyến vừa đóng vai trò là đối ngoại, vừa là đường chính đô thị của khu.

+ Đoạn 1: Từ cầu Mỹ Độ đến đường Hùng Vương. Lộ giới 45m, chiều dài 1,3km, lòng đường chính mỗi bên 15m, dải phân cách giữa 3m, vỉa hè mỗi bên 6m.

+ Đoạn 2: Từ đường Hùng Vương đến đường Giáp Hải ngã 3 Quán Thành. Lộ giới 24m, chiều dài 1.1km, lòng đường 18m, vỉa hè beeb khu dân cư rộng 6m.

………

+ Đoạn 3: Từ đường Giáp Hải đến ngã 3 QuánThánh. Lộ giới 38-41m, chiều dài 1km, lòng đường chính 18m, lòng đường gom rộng 12-15m, dải phân cách giữa đường gom và đường chính rộng 2m, vỉa hè bên khu dân cư rộng 6m.

- Đường Hùng Vương: là tuyến đường nối từ đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đến đường Xương Giang. Quy mô tuyến đường lộ giới từ 36-48m.

+ Đoạn 1: Từ đường Cao tốc đến đường Lê Lợi, lộ giới 48m trong đó: lòng đường 2x15m=30m, phân cách giữa 6m, vỉa hè 2x6m=12m.

+ Đoạn 2: Từ đường Lê Lợi đến đường Xương Giang, lộ giới 36m trong đó: lòng đường 2x10.5m=21m, phân cách giữa 3m, vỉa hè 2x6m=12m.

- Đường Nguyễn Thị Minh Khai – Trần Quang Khải: Điểm đầu từ cầu Bến Hướng, điểm cuối đường cao tốc tại hầm chui Minh Khai, chiều dài 3.8km, lộ giới 27m, lòng đường rộng 15m, vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

* Đường liên khu vực

- Đường đê sông Thương: đoạn từ vành đai 2 đến cầu Á Lữ với chiều dài 5,3km nâng cấp đê lên cấp II trong đó lòng đường nâng cấp đường trên đê rộng 7m, đường dưới đê quy hoạch đường rộng 12m. Đoạn từ cầu Á Lữ đến cầu Xương Giang dài 1,6km đường trên đê rộng 7m, đường dưới đê rộng 7,5m.

- Đường Lý Thái Tổ - Lê Lợi: tuyến gồm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Đường Lý Thái Tổ có điểm đầu từ đường Xương Giang điểm cuối đường Á Lữ. Lộ giới 24m, chiều dài 500m, lòng đường 12m, vỉa hè 2x6m=12m.

+ Đoạn 2: Đường Lê Lợi có điểm đầu tại đường Á Lữ, điểm cuối tại ngã 3 Kế. Lộ giới 24m, chiều dài 4,2km, lòng đường 12m, vỉa hè 2x6m=12m.

- Đường Hoàng Văn Thụ và Hoàng Văn Thụ kéo dài sang phân khu Đông Bắc gồm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đường Nguyễn Văn Cừ đến nút giao đường Hoàng Văn Thái lộ giới 27m trong đó;

Lòng đường : 7,5mx2 = 15 m

Hè đường : 6mx2 = 12 m

Chỉ giới đường đỏ : = 27 m

+ Đoạn 2: từ nút giao đường Hoàng Văn Thái đến hết ranh giới khu vực nghiên cứu lộ giới rộng 35m trong đó;

Lòng đường : 10,5mx2 = 21 m

Dải phân cách : 2m = 2 m

Hè đường : 6mx2 = 12 m

Chỉ giới đường đỏ : = 35 m

- Đường Nguyễn Chí Thanh: tuyến từ đường vành đai 2 qua xã Xuân hương đi sát nhà máy đạm, cắt qua đường Xương Giang và đường cao tốc, tuyến gồm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: từ vành đai 2 đến đường Xương Giang mặt cắt ngang rộng 35,5m + Đoạn 2: từ đường Xương Giang đến đường cao tốc mặt cắt ngang rộng 35m.

* Đường chính khu vực, khu vưc: Quy hoạch mạng lưới đường chính khu vực đảm

nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô

………

liên khu vực. Các tuyến chính khu vực là thành phần của hệ thống đường khung thứ yếu thành phố, được nghiên cứu đấu nối trực tiếp với trục đường chính đô thị. Hệ thống đường chính cấp khu vực kết nối đến các khu chức năng đảm bảo dòng giao thông chủ yếu trong khu vực. Các tuyến quy hoạch mới đảm bảo lộ giới 21 – 35,5m, quy mô 4 làn xe. Điển hình một số tuyến đường như đường Nguyễn Văn Cừ, Quách Mẫn, Lê Hồng Phong, Giáp Hải, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Doãn Địch, Nguyễn Khắc Nhu, Trần Đăng Tuyển....

*Đường phân khu vực: Mạng lưới đường phân khu vực được xây dựng là các tuyến

liên kết các khu ở, các khu chức năng tạo nên mạng lưới giao thông chính đồng bộ đảm bảo dòng giao thông chủ yếu trong khu vực. Cơ cấu mặt cắt ngang đường có lộ giới biến thiên từ 15,5 – 19,5m.

c) Giao thông đô thị xanh:

Giao thông xanh đô thị là tổng thể hệ thống cây xanh đường phố có chức năng hấp thụ

tiếng ồn, giảm thiểu khí nhà kính, làm giảm phản xạ bức xạ mặt trời ra xung quanh. ấp thụ các khí độc hại và đảm bảo vệ sinh môi trường....Các thành phần của cây xanh đường phố bao gồm: Cây vỉa hè, cây ở dải phân cách, cây trồng phủ xanh taluy đường.

Đối với cây xanh trên các tuyến đường nên trồng một loại cây nhằm tạo nên nét đặc trưng của tuyến. Trên đoạn đường đi qua giữa trung tâm cần chú ý phát triển cây xanh hai

bên vỉa hè. Nếu điều kiện cho phép nên phát triển những đai cây xanh cách ly giữa tuyến đường này với khu dân cư. Những đai cây xanh này ngoài những cây thân gỗ còn có thể phối kết với các cây bụi, bồn hoa, thảm cỏ. Chúng vừa có tác dụng tạo cảnh quan vừa góp phần chống ồn, chống rung, ngăn cản bụi, làm giảm tác động xấu đến đời sống khu dân cư.

Tại các vòng xoay, đảo giao thông trên các tuyến đường trong thành phố có thể xây dựng các bồn nước động, phối kết với bồn hoa hoặc thảm cỏ, tránh trồng các loại cây cao dễ làm che khuất tầm nhìn, nhằm tăng vẻ sinh động và tạo cảnh quan cho đô thị.

Thiết kế cây xanh trên các trục đường d) Công trình giao thông

………

* Bến xe Bắc Giang quy mô khoảng 0,8ha, tiêu chuẩn bến xe loại 3, hàng ngày có khoảng 400 chuyến xe xuất bến, bình quân trên 3.500 hành khách/ngày. Nâng cao cơ sở hạ tầng chất lượng vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

* Bãi đỗ xe : Hiện nay tồn tại những bất cập đối với vấn đề đỗ xe của thành phố đó là:

thiếu bãi đỗ xe công cộng đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị trong khi các bãi đỗ xe đã quy hoạch chưa được chú trọng xây dựng. Đây là vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian

tới, đồng thời ưu tiên bổ sung quỹ đất bãi đỗ xe theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Diện tích bãi đỗ xe được tính trên cơ sở 70% diện tích sàn đỗ xe, với tiêu chuẩn 25m2/xe. Nhu cầu vãng lai khoảng 10 – 20%.

Bảng. Chỉ tiêu tính toán diện tích đất bãi đỗ xe

TT Quy mô dân số (1000 người)

Tỷ lệ theo đất xây dựng đô thị (%)

Chỉ tiêu theo dân số (m2/người)

1 > 150 5,0-6,0 4,0

2 50 - 150 3,0-4,0 3,5

3 < 50 2,0-3,0 2,5

Tại các công trình công cộng, khu vui chơi giải trí đều bố trí bãi đỗ xe bên trong ranh giới đất của mỗi công trình để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của khu.

Bố trí bãi đỗ xe công cộng nhỏ kết hợp với khu cây xanh vườn hoa trong các khu ở và khu vực sân của các khu ở cao tầng, công cộng. Bố trí các bãi đỗ xe cho phân tán trong đô thị để phục vụ nhu cầu để xe.

* Cầu vượt sông Thương :

- Cầu vành đai 2: xây dựng cầu vượt sông Thương kết nối huyện Lạng Giang với xã

Song Mai. Quy mô cầu 15m, có tổ chức đường hai bên nối với 2 tuyến đường Tả Hữu đê sông Thương.

- Cầu Phủ Lạng Thương: do tĩnh không cầu đường sắt hiện tại không đảm bảo cho tàu thuyền qua lại khi nước dâng, vì vậy quy hoạch cầu đường sắt mới nâng cao tĩnh không đảm bảo cho tàu thuyền qua lại.

- Cầu Á Lữ: Xây dựng tại vị trí đường Á Lữ vượt qua sông Thương nối vào khu vực phường Lê Lợi. Quy mô cầu 15m, có tổ chức đường hai bên nối với 2 tuyến đường Tả Hữu đê sông Thương.

- Xây dựng thêm một nhánh cầu tại cầu Xương Giang.

* Cầu vượt đường bộ : Xây dựng mới 2 cầu vượt đường Xương Giang và đường sắt tại đường Nguyễn Chí Thanh và đường Đặng Thai Mai đảm bảo tĩnh không cho phương tiện qua lại.

e) Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

e1) Chỉ tiêu kỹ thuật các tuyến đường:

Bán kính bó vỉa:

+ Tại các ngả giao nhau giữa các đường trục chính, các đường khu vực, bán kính bó vỉa thiết kế từ 12-20m.

………

+ Tại các ngả giao nhau giữa các đường khu vực bán kính bó vỉa thiết kế từ 6-10m.

Độ dốc ngang đường: để đảm bảo cho việc thoát nước được nhanh chóng, độ dốc ngang mặt đường thiết kế là 2%, độ dốc ngang hè là 1,5%.

Bán kính cong bằng của các tuyến đường đảm bảo  50m, đối với đường phân khu vực R 15m.

Độ dốc dọc đường thiết kế đảm bảo cho việc đi lại êm thuận và thoát nước mặt tốt 0,03  i  0,003.

e2) Cắm mốc, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:

* Cắm mốc:

Toạ độ các mốc lấy theo bản đồ nền hiện trạng khu vực thiết kế do chủ đầu tư cấp.

Bản vẽ cắm mốc xác định toạ độ các điểm nút giao thông thiết kế.

Khi tiến hành cắm mốc ranh giới và mốc tim đường giao thông làm cơ sở cho các mạng lưới khác, nhất thiết phải sử dụng máy đo trắc địa để tránh sai số cộng dồn. Các mốc lô và thửa đất còn lại có thể tiến hành bằng phương pháp nội suy dựa trên quy định độ rộng của mặt cắt ngang đường giao thông.

*Xác định chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:

Chỉ giới đường đỏ của các tuyến tuân thủ quy định cụ thể theo mặt cắt ngang đường thiết kế đã được thể hiện chi tiết trong bản đồ quy hoạch giao thông.

Chỉ giới xây dựng được xác định phụ thuộc vào cấp hạng đường và tính chất công trình xây dựng. Đối với các trục đường nội bộ, chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH QUY HOẠCH PHÂN KHU SỐ 1 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỶ LỆ 1/2.000 ĐỊA ĐIỂM: THÀNH PHỐ BẮC GIANG (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)