Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 24 - 27)

Nước thi Giai đoạn xây dựng - Nước thải sinh hoạt: Sử dụng nhà vệ sinh hiện hữu của dự án.

- Nước thải xây dựng: Nước thải từ hoạt động rửa cốt liệu, nước rò rỉ từ quá trình trộn bê tông thành phần chủ yếu là chất lơ lửng không chứa thành phần độc hại và lượng phát sinh không nhiều nên cho tự chảy ra bên ngoài theo độ dốc bề mặt địa hình tự nhiên.

- Nước thải chăn nuôi hiện hữu: Chủ dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước

thải chăn nuôi với công suất 70m3/ngày.

Giai đoạn đi vào hoạt động - Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn chống

thấm. Định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến hút bùn đi xử lý khi có dấu hiệu đầy.

- Nước thải chăn nuôi: Ngoài việc vận hành hệ thống hiện hữu, Chủ dự án đã đầu tư

xây dựng thêm 1 hệ thống xử lý nước thải mới với công suất 70m3/ngày. Với quy trình: Nước thải chuồng trại Bể thu gom Bể biogas Hố lắng Bể điều hòa Bể sinh học thiếu khí + hếu khí Bể lắng 1 Bể keo tụ tạo bông + bể lắng 2 Bể khử trùng.

Khí thi Giai đoạn xây dựng - Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện vận tải: Thực hiện một số biện pháp

giảm thiểu như: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện giao thông.

- Giảm thiểu quá trình hàn: Trang bị bảo hộ lao đông cho công nhân; bố trí thời gian

làm việc hợp lý.

Giai đoạn đi vào hoạt động - Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông: Thực hiện một số biện

pháp giảm thiểu như: phân cụm và bố trí các công trình trong khu vực hoạt động như

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định khu chuồng trại, khu văn phòng, nhà kho, đường nội bộ, hệ thống cây xanh và các công trình phụ trợ khác được bố trí thuận tiện, hạn chế các phương tiện vận chuyển.

- Giảm thiểu từ quá trình nhập nguyên liệu thức ăn: Thực hiện một sốt biện pháp

giảm thiểu như: trang bị khẩu trang ý tế, các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp nhập cám và cho heo ăn để hạn chế bụi phát sinh, trông cây xung quanh khu vực dự án.

- Biện pháp xử lý khí gas từ hầm biogas: lượng khí gas phát sinh từ hầm biogas sẽ

được tận dụng để làm nhiên liệu nấu ăn cho trang trại, trường hợp sau khi sử dụng còn thừa, chủ dự án sẽ đốt bỏ có kiểm soát.

- Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ quá trình xử lý nước thải và chăn nuôi dự án: khu

vực nuôi bố trí hợp lý chiều cao chuồng trại, quản lý nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống làm mát chuồng; tăng cường trồng cây xanh xung quanh khu vực nuôi, thường xuyên dọn rửa chuồng trại, mỗi tháng cần xịt thuốc sát trùng diệt con trùng, vi sinh vật gây bệnh.

5.4.2. Các công trình, bin pháp qun lý cht thi rn, cht thi nguy hi

Giai đoạn xây dựng

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi

quy định chủ dự án sẽ hợp đồng với vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải rắn xây dựng: Thu gom chất thải rắn xây dựng phát sinh, tận dụng san

nền tại chỗ với đất, đá, gạch... Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển đem đi xử lý theo các quy định hiện hành đối với chất thải xây dựng không thể tận dụng và thu hồi.

- Chất thải rắn chăn nuôi hiện hữu:

+ Chất thải rắn chăn nuôi heo: Phân heo sẽ đã thu gom dẫn về hầm biogas định kỳ

thuê chức năng đến hút đưa đến nơi xử lý theo quy định.

+ Chất thải rắn chăn nuôi gà: Toàn bộ lượng phân và trấu sẽ được thu gom sau mỗi lần xuất chuồng nuôi (03 tháng) được đóng bao 25kg. Tại đây sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi phun trực tiếp lên phân gà với tần suất 1 lần/ngày. Phân gà thu gom được bán cho các đơn vị có nhu cầu làm phân hữu cơ.

- Chất thải nguy hại: Được Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam – đơn vị mà chủ trại

đang nuôi heo gia công, định kỳ 1 tháng/lần đến thu gom và đưa về cơ sở có kế hoạch xử lý theo quy định.

Giai đoạn đi vào hoạt động

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi

quy định chủ dự án sẽ hợp đồng với vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải rắn chăn nuôi + Chất thải rắn chăn nuôi heo: Phân heo sẽ đã thu gom dẫn về hầm biogas định kỳ

thuê chức năng đến hút đưa đến nơi xử lý theo quy định.

+ Chất thải rắn chăn nuôi gà: Toàn bộ lượng phân và trấu sẽ được thu gom sau mỗi lần xuất chuồng nuôi (03 tháng) được đóng bao 25kg. Tại đây sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi phun trực tiếp lên phân gà với tần suất 1 lần/ngày. Phân gà thu gom được bán cho các đơn vị có nhu cầu làm phân hữu cơ.

+ Chất thải rắn chăn nuôi bò: Công ty sẽ thu gom toàn bộ lượng phân phát sinh.

Sau đó được lưu chứa tại nhà chứa phân để bón cho cây trồng trong trang trại.

+ Xác heo, gà, bò chết không do dịch bệnh sẽ được tiêu hủy tại hố hủy xác theo đúng quy trình và an toàn.

+ Các bao bì đựng thức ăn gia súc được thu gom tại khu vực riêng, dùng chứa phân khô hoặc bán cho đơn vị thu mua.

- Chất thải nguy hại: Chủ dự án sẽ bố trí khu vực chứa chất thải nguy hại có nền cao,

tường bao mà mái che, trang bị dụng cụ lưu chứa riêng biệt, có dán nhãn CTNH. Đối với chất thải nguy hại từ sinh hoạt như bóng đèn thải, bao bì chứa chất tẩy rửa,…khi lượng phát sinh lớn, chủ trại sẽ ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định. Đối với CTNH từ chăn nuôi như kim tiêm, vỏ thuốc đã sử dụng,… được Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam – đơn vị mà chủ trại đang nuôi heo gia công, định kỳ 1 tháng/lần đến thu gom và đưa về cơ sở có kế hoạch xử lý theo quy định. Xác heo bị dịch bệnh chết với số lượng lớn, chủ trại sẽ thông báo dịch với các đơn vị chức năng của địa phương để kịp thời nắm bắt thông tin, có giải pháp quản lý, kiểm soát tình hình và hướng dẫn, phối hợp triển khai công tác xử lý tiêu hủy một cách hiệu quả, an toàn và đúng quy định của các cơ quan nhà nước về công tác xử lý heo bị dịch bệnh.

5.4.3. Công trình, bin pháp gim thiểu tác động do tiếng n và ô nhim khác

Giai đoạn xây dựng - Biện pháp giảm thiếu tác động do tiếng ồn: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu

như không quá lạm dụng còi ô tô, sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây tiếng ồn.

- Biện pháp giảm thiếu tác động của dự án đến kinh tế xã hội: thực hiện các biện

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định quá trình xây dựng của công nhân để có hướng giải quyết thích hợp khi xảy ra mâu thuẫn.

Giai đoạn đi vào hoạt động - Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn: Thường xuyên các máy móc thiết bị định kỳ 3 tháng/lần, chuồng trại được che chắn giảm thiểu việc phát tác tiếng ồn của heo, gà, bò.

Trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án.

- Giảm thiểu tác động do giao thông: Nhắc nhở các phương tiện vận tải phục vụ hoạt

động vận chuyển hàng hóa, sản phẩm phải chạy với vận tốc chậm khi đi trong khu vực dân cư vừa giúp an toàn, vừa hạn chế bụi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)