Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 69 - 92)

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá tác động ca vic chiếm dụng đất, di dân, tái định cư và hoạt động gii phóng mt bng

Dự án đi vào hoạt động, thuộc khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân và đã hoàn thiện việc xây dựng một số các hạng mục chính, một số hạng mục bảo vệ môi trường.

Do đó, các tác động do việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư và giải phóng mặt bằng đối với dự án được đánh giá là không có.

3.1.1.2. Đánh giá dự báo tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án 3.1.1.2.1. Tác động liên quan đến chất thải

Khi triển khai thi công xây dựng một số hạng mục công trình mới, ngoài các tác động gây ra từ quá trình thi công xây dựng, cũng có tác động từ hoạt động chăn nuôi hiện hữu của dự án. Các tác động bao gồm:

A. Nguồn phát sinh nước thải

Nước mưa chảy tràn

Lưu lượng dòng thải này xuất hiện không đều, tồn tại trong thời gian ngắn với khoảng dao động lớn và phụ thuộc vào các tháng trong năm. Vào các tháng mùa khô lượng thải ít hơn so với các tháng mùa mưa.

Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án đối với môi trường xung quanh, bằng các sử dụng phương pháp tính toán thoát nước của hệ thống thủy lực (Nguồn: Sổ tay Kỹ thuật Môi trường, 2005), xác định lưu lượng nước mưa chảy tràn tối đa như sau:

Q = C x I x A/1000 Trong đó:

Q: lượng nước mưa chảy tràn tối đa (m3/ngày);

C: Hệ số dòng chảy. Theo TCXDVN 51:2006 hệ số dòng chảy đối với mặt đất

sân C = 0,25.

I: Giá trị của lượng mưa tối đa (mm), lượng mưa trung bình của tháng có lượng mưa lớn nhất là 540mm/tháng tương đương 18mm/ngày.

A: Diện tích lưu vực (m2). A= 56.704m2. Q = 0,25 x 18x 10-3m/ngày x 56.704m2 = 255m3/ngày.

Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ mang theo các vật chất dơ bẩn, rác thải và các vật chất khác có trên bề mặt công trường, gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.

Do đó, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công tiến hành thu gom lượng chất thải rắn phát sinh trên công trường hàng ngày nên tác động do nước mưa chảy tràn gây trong giai đoạn thi công là không đáng kể.

Nước thải sinh hoạt của công nhân

Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn này được lấy nguồn nước giếng khoan do đó lượng nước thải được tính bằng 80% nước cấp.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Với 10 công nhân thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 0,8m3/ngày.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân của giai đoạn hiện hữu: Với 02 công nhân thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 0,16m3/ngày.

 Tổng lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt được tính bằng 80%

lượng nước cấp= 0,8m3/ngày + 0,16m3/ngày = 0,96m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt của công nhận chủ yếu chứa các chất rắm lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ ( đặc trưng bởi BOD và COD), các chất dinh dưỡng ( N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.

Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được ước tính tại bảng sau:

+ Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) = Tải lượng theo định mức (s/người/ngày)* 12 (người)/1000.

+ Nồng độ (mg/l) = tải lượng (kg/ngày)/lưu lượng (m3/ngày)*1000.

Khối lượng chất ô nhiễm do sinh hoạt công nhân thải vào môi trường (nếu không có biện pháp xử lý) được trình bày như bảng sau:

Bảng 3.1. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai

đoạn xây dựng

Chất ô nhiễm

Tải lượng theo định mực (g/người/ngày)

Tải lượng (g/ngày)

Nồng độ (mg/l)

QCVN

14:2008/BTNMT (cột B)

BOD5 45-54 630-756 667-800 50mg/l

COD 72-102 1.008-1.428 1.067-1.512 -

Amoni 2,4-4,8 33,6-67,2 35-71 10mg/l

TSS 70-145 980-2.030 1.038-2.150 100mg/l

NO3- 6-12 84-168 88-177 50

PO43- 0,8-4 11,2-56 11-59 10

Coliform 106-109MNP/100ml 5.000MPN/100ml

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Nguồn: Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ - Trần Đức Hạ - NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 2002

Nhận xét: Như bảng trên cho thấy các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

khi chưa xử lý cao hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép trong quy chuẩn về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B. Tuy mức độ ô nhiễm lớn, nhưng lượng nước thải không nhiều do đơn vị thi công sử dụng lao động địa phương, không có hoạt động lưu trú và nấu nước tại dự án nên lượng nước thải sinh hoạt sẽ giảm đáng kể.

Nước thi xây dng

Quá trình thi công trên công trường có sử dụng nước cho các công việc xây lắp như: trộn bê tông, trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, rửa máy móc, thiết bị thi công,…

Do vậy, sẽ phát sinh một lượng nước thải xây dựng khoảng 0,2m3/ngày. Lượng nước thải tạo ra từ quá trình thi công xây dựng là không nhiều, không đáng lo ngại,… thuộc loại ít độc, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước của dự án. Thành phần của nước thải từ rửa thiết bị trộn bê tông và các thiết bị xây dựng khác được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả quan trắc nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị trộn bê

tông và các thiết bị xây dựng khác của Công ty CP Constrexim Bình

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT

(Cột B)

1 pH - 8,49 5,5 – 9

2 Hàm lượng SS mg/l 304 100

3 Hàm lượng COD mg/l 24 150

Ngun: Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm Bình Định Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

Số liệu nêu ở bảng trên cho thấy đặc trưng dòng thải này là có độ đục cao nên khi thải ra môi trường nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ tạo ra hiện tượng lắng đọng các chất bẩn thành dạng vệt dài theo địa hình dòng chảy, dễ gây ra các hiệu ứng bồi lắng, ảnh hưởng đến chất lượng của mực nước ngầm tầng nông.

Nước thi chăn nuôi giai đoạn hin hu - Nguồn phát sinh: Từ vệ sinh chuồng, tắm heo và vệ sinh chuồng gà. Nước thải luôn

trộn lẫn với phân, thức ăn, các vi sinh vật thể rắn như đất, cát…

- Lưu lượng:

- Nước thải từ hoạt động chăn nuôi heo: nước cấp cho hoạt động chăn nuôi heo ở giai đoạn này khoảng 81,4 m3/ngày. Lượng nước thải chăn nuôi phát sinh tính bằng 80% nhu cầu cấp nước tương đương 70,4m3/ngày x 80% = 65,12m3/ngày.

- Nước thải từ hoạt động chăn nuôi gà: Nước thải từ vệ sinh chuồng khi xuất gà 03 tháng lần mỗi lần rửa. Tính thời điểm lưu lượng nước rửa chuồng đạt cao nhất là

3,36m3/ngày x 80%= 2,68m3/dãy chuồng.

Như vậy tổng lượng nước thải ra môi trường là khoảng 67,8m3/ngày.

Thành phần nước thải chăn nuôi phần lớn là nước thải từ hoạt động chăn nuôi heo, chứa nhiều chất rắn lơ lửng (phân, thức ăn gia súc), các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P), vi khuẩn gây bệnh,...Tham khảo kết quả nước thải chưa xử lý từ kết quả mẫu nước thải chăn nuôi của Hộ kinh doanh Đoàn Như Quỳnh cho thấy:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 62-MT:2016/BTNMT,

cột B NT1

1 pH - 8,12 5,5 - 9

2 TSS mg/L 1.417 150

3 BOD5 mg/L 1.385 100

4 COD mg/L 2.800 300

5 Tổng Nito mg/L 748 150

6 T. Coliform MPN/100ml 9,3 x 107 5.000

Nguồn: Công ty TNHH TM-DV-Công nghệ Môi trường Khải Thịnh, 2021

Ghi chú:

- QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi;

- Cột B: nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi chưa xử lý đều vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép.

Như vậy, lượng nước thải này nếu không được xử lý triệt để thì đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng cho khu vực.

B. Tác động đến môi trường không khí

Bi và khí thi t phương tiện vn chuyn nguyên vt liu xây dng

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Khi vận chuyển do rung động và gió làm phát sinh bụi. Tùy theo điều kiện chất lượng đường, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà bụi phát sinh nhiều hay ít.

Ô nhiễm bụi xảy ra trong suốt quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng như đất, đá, cát sỏi, xi măng, sắt thép,.... Mức độ ô nhiễm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chiều dài tuyến đường vận chuyển, độ ẩm nền đường, yếu tố thời tiết. Đáng lưu ý là khi vận chuyển cát xây dựng. Cát có tỷ trọng nhỏ, độ ẩm thấp nên thường bị cuốn bay theo gió, đặc biệt là những phương tiện vận chuyển không sử dụng bạt che phủ thùng xe.

Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày trời nắng, phạm vi phát tán có thể lên đến 200m nếu gặp những ngày có gió lớn.

Khí thải như CO2, NO2, SO2, VOC, CxHy,... Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu do các loại phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, máy móc thi công và phương tiện tham gia giao thông gây tác động trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.

+ Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển được xác định theo công thức của Air Chief, cục môi trường Mỹ, 1995 như sau:

5 , 7 0

, 0

4 7

, 2 48 7 12

,

1 



 

 









 

  s S W w

k L

Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe) k: kích thước hạt (chọn 0,2)

s: Lượng đất trên đường (lấy 5,7%) S: tốc độ trung bình của xe (30km/h) W: trọng lượng có tải của xe (15 tấn) w: số bánh xe (10 bánh)

Theo trình bày tại chương 1, khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho công trình là

1.500 tấn ≈ 25 tấn/ngày (gồm xi măng, cát, đá, sắt thép,…). Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu khoảng 2 tháng. Vận chuyển với loại xe trọng tải 10 tấn thì số lượt xe vận chuyển mỗi ngày khoảng 3 lượt. Nếu tính lượt xe không tải quy về có tải (02 lượt không tải bằng 01 lượt có tải), thì tổng lượt xe vận chuyển có tải là 4 lượt.

Trên cơ sở đó xác định được hệ số phát sinh bụi do xe vận chuyển vật liệu là 0,0053kg/km/lượt xe, tính toán đại diện cho đoạn đường phát sinh bụi từ vị trí dự án đến trục đường chính DH36 khoảng 1,2 km, lượng bụi đường phát sinh khoảng:

0,0053 kg/km/lượt xe x 4lượt x 1,2km = 0,025 kg/ngày ≈ 0,29mg/s

Áp dụng mô hình SUTTON để tính toán nồng độ bụi phát sinh do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng cụ thể như sau:

C = 0,29x E x

𝑒𝑥𝑝[−(𝑧+ℎ)2 2 (𝜎𝑧2)]+ 𝑒𝑥𝑝[−(𝑧−ℎ)2

2 (𝜎𝑧2)] 𝜎𝑧 𝑥 𝑢

Trong đó:

+C : Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

+ E : Nguồn thải (mg/s);

+ z : độ cao điểm tính;

+σz : hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi σz=0,53 x x0,73

+ u : tốc độ gió trung bình (m/s) u= 2,5 m/s

+h : độ cao của mặt đường so với mặt bằng đất xung quanh (m) lấy h=0,5.

Kết quả tính toán nồng độ bụi theo khoảng cách x(m) và độ cao z(m) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu Khoảng

cách x (m)

Nồng độ bụi (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT Z=1,5m Z=2m Z=2,5m Z=3m

10 0,21 0,23 0,27 0,3

15 0,14 0,15 0,17 0,19 0,3

30 0,008 0,09 0,09 0,09

50 0,006 0,06 0,06 0,06

Nhận xét:

Từ kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ bụi phát sinh do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng đều nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1h).

Bi trong quá trình thi công xây dng và bc d nguyên vt liu xây dng

Trong quá trình thi công xây dựng, bụi phát sinh do bốc dỡ, xây lắp chỉ gây tác động cục bộ, chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường.

Mức độ ô nhiễm bụi từ các công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như phương pháp thi công. Nếu thời tiết khô, nắng, có gió nhiều thì bụi sẽ sinh ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn so với khi thời tiết ẩm.

Tác hại của bụi khác nhau đối với các đối tượng khác nhau và được trình bày cụ

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - Đối với sức khoẻ con người.

+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây bệnh viêm cuốn phổi.

+ Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm họng, viêm khí phế quản,…

+ Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm khô da, phát sinh các bệnh ngoài da như:

trứng cá, viêm da,…

- Đối với sản xuất.

+ Trong môi trường có độ ẩm cao, bụi là nguyên nhân gây rỉ sét và ăn mòn KL.

+ Nó làm giảm mỹ quan và gây tác hại cho các thiết bị điện và các mối hàn điện.

+ Ngoài ra bụi bám vào lá cây làm hạn chế quá trình quang hợp của cây trồng, làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng.

- Đối với môi trường nước.

Bụi làm tăng độ đục của nước, giảm khả năng xuyên thấu của ánh sáng,.. gây ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh. Tuy nhiên, đây là nguồn phát sinh tức thời, chỉ diễn ra cục bộ tại các vị trí đổ, bốc dỡ nguyên vật liệu do đó bụi chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mặt khác khu vực có mặt thoáng rộng nên bụi dễ phát tán và pha loãng vào không khí.

Bi và khí thi t các thiết b thi công

Hoạt động của các phương tiện và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như: SO2, NO2, CO. Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào, đắp đất,.. Các thiết bị thi công được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp định mức sử dụng nguyên liệu của một số thiết bị xây dựng

TT Loại thiết bị Số lượng

(chiếc)

Định mức (lít/h)

Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít/h)

1 Máy đào 1 8 8

2 Ô tô tải 1 20 20

Tổng 2 - 28

Ngun: Định mức tiêu hao nhiên liệu thiết bị công trường của Bộ Giao thông vận tải, 2011

Khối lượng dầu DO sử dụng trong một giờ (khối lượng riêng của dầu DO = 0,87 kg/lit) là: m = 28x0,87 = 24,36 kg/h.

Theo “Viện kỹ thuật nhiệt đới và BVMT Tp HCM”, ta có thể tích khí phát sinh do đốt 01 kg dầu DO ở điều kiện chuẩn (250C, 1 atm) khoảng 20 – 22 m3 khí thải/kg dầu DO.

Lưu lượng khí thải của các phương tiện thi công:

Qk = 24,36x21 = 511,56 (m3/h ở điều kiện chuẩn)

Bảng 3.6. Tải lượng và nồng độ các khí ô nhiễm của phương tiện thi công

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (*) kg/tấn

Tải lượng ô nhiễm (g/h)

Nồng độ khí thải (mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

(mg/Nm3)

Bụi 0,71 0,017 16 200

SO2 20S 0,00024 0,23 500

NOx 9,62 0,234 228 850

CO 2,19 0,053 52 1.000

Ngun: (*) Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – WHO, 1993 Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,05%).

Nhận xét: So sánh nồng độ khí thải từ phương tiện thi công với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B cho thấy nồng độ bụi, SO2, NOx, CO nằm trong giá trị cho phép.

Khí thi t hoạt động cơ khí

Quá trình hàn các kết cấu thép, cốt thép, sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx. Nồng độ của chúng có thể tính như sau:

Bảng 3.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2.5 3,25 4 5 6

Khói hàn (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578

CO (mg/que hàn) 10 15 25 35 50

NOx (mg/que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Môi trường Không khí, Phạm Ngọc Đăng, 2000

Khi biết được số lượng que hàn và chủng loại que hàn, ta sẽ tính được tải lượng ô nhiễm do khí thải phát sinh từ que hàn gây nên. Tác động từ khí thải từ khói hàn không cao do chất ô nhiễm được phân tán trong môi trường rộng, thoáng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có các phương tiện bảo hộ cho công

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Mùi hôi và khí thi phát sinh t hoạt động chăn nuôi hiện hu

Ngoài các tác động do bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động xây dựng thì các hoạt động chăn nuôi của trang trại cũng gây tác động cộng hưởng đến môi trường trong giai đoạn này, trong đó tác động mùi hôi, khí thải là chủ yếu nhất. Các tác động bao gồm:

- Mùi hôi từ hoạt động chăn nuôi: Mùi hôi phát sinh ra do quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ trong phân, thức ăn và các chất hữu cơ khác. Thành phần chủ yếu tạo ra mùi hôi là H2S, NH3 và một số chất hữu cơ thể khí. Tuy nhiên chuồng trại được vệ sinh, thu gom chất thải thường xuyên, hạn chế chất thải phân hủy phát sinh mùi.

- Khu vực kho chứa thức ăn: trong quá trình lưu trữ thức ăn tại kho do thời gian lưu trữ và tại kho chứa tập trung nhiều loại thức ăn riêng cho từng loại nên tại kho chứa sẽ phát sinh một số mùi đặc trưng riêng của thức ăn gia súc và ảnh hưởng cục bộ tại khu vực kho chứa ảnh hưởng mang tính cục bộ ở mức độ thấp.

- Các thùng lưu chứa chất thải rắn: Chất thải rắn từ khu vực thu gom rác thải sinh hoạt, bao bì đựng thức ăn gia súc,... nếu không được thu gom hợp lý và thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, làm phát sinh mùi hôi, dịch bệnh, gây mất vệ sinh và giảm chất lượng môi trường không khí khu vực dự án, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người lao động và vật nuôi.

Đánh giá khả năng phát tán và sự ảnh hưởng của bụi, mùi trong giai đoạn xây dựng và hoạt động chăn nuôi đến các đối tượng xung quanh theo hướng gió chủ đạo tại khu vực:

- Vào các tháng 9 - 02: hướng gió chính là Bắc. Khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án là phía Nam. Phía Bắc, khu dân cư cách trang trại gần nhất là 680m.

- Vào các tháng 3 - 6: hướng gió chủ đạo là Đông Nam. Khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án là phía Nam và Đông Nam.Phía Đông Nam, khu dân cư gần nhất cách khoảng

trên 650m.

- Vào các tháng 7 - 8: hướng gió chủ đạo là Tây. Khu vực bị ảnh hưởng bởi Dự án là phía Đông và Đông Nam. Phía Đông Nam, khu dân cư gần nhất cách khoảng trên 650m.

- Trại có bố trí hành lang cách ly bằng keo lai để hạn chế ảnh hưởng mùi hôi.

Ngoài ra hoạt động thi công xây dựng cũng gây tác động đến môi trường không khí xung quanh xuất phát từ các hoạt động như: từ quá trình hàn, từ phương tiện thi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 69 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)