3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động
Khi Dự án đi vào hoạt động cũng sẽ gây ra những yếu tố tiêu cực tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực. Các tác động được thống kê trong bảng sau:
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Bảng 3.11. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
khi dự án đi vào hoạt động
Nguồn gây tác động Các tác động Đối tượng chịu tác động Nguồn tác động có liên quan đến chất thải
- Phương tiện giao thông ra vào dự án;
- Sinh hoạt của công nhân viên tham gia hoạt động tại dự án;
- Các hoạt động từ chăn nuôi: vệ sinh chuồng trại, tắm rửa, chăm sóc vật nuôi,…
- Phát sinh bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển;
- Nước thải, chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân viên và hoạt động chăn nuôi.
- Công nhân viên làm việc tại dự án;
- Chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong khu vực;
- Người dân khu vực xung quanh.
Không liên quan đến chất thải
- Tình trạng không tốt của các máy móc, thiết bị khi vận hành hoặc làm việc quá tải;
- Mùi hôi từ hoạt động chăn nuôi
- Tiếng ồn và rung chấn của các thiết bị điện tử;
- Sức khỏe của nhân viên làm việc trực tiếp;
- Nguy cơ rò rỉ, chát nổ.
- Công nhân viên làm việc tại dự án;
- Người dân khu vực xung quanh.
Sự cố và rủi ro môi trường
- Sự cố cháy nổ;
- Sự cố từ HTXLNT;
- Các tai biến thiên nhiên, mưa, bão,…
- Tai nạn lao động tiềm ẩn và sức khỏe công, nhân viên;
- Sức khỏe, tính mạng của công, nhân viên tham gia vận hành.
- Công nhân viên làm viêkc tại dự án;
- Chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong khu vực;
- Người dân khu vực xung quanh.
3.2.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải A. Tác động đến môi trường nước thải
Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động, nước thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải chăn nuôi - Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa
Nước thải chăn nuôi
- Nước thải chăn nuôi heo:
+ Nguồn phát sinh: Phát sinh chủ yếu là nước tiểu cho heo, nước tắm, rửa chuồng từ heo.
+ Lưu lượng:
Theo tính toán ở chương 1 ở (bảng 1.6), tổng lượng nước cấp cho hoạt động chăn nuôi heo của trang trại là 162,8 m3/ngày. Như vậy lưu lượng nước thải phát sinh lấy bằng 80% lượng nước cấp. Lượng phát sinh khoảng 130,24m3/ngày.
- Nước thải chăn nuôi gà:
+ Nguồn phát sinh: Phát sinh chủ yếu là việc vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máy
móc sau mỗi đợt xuất gà.
+ Lưu lượng:
Theo tính toán chương 1 ở (bảng 1.7), lượng nước cấp để rửa 1 chuồng
(1.120m2) là 3,36m3/chuồng. Lượng nước thải phát sinh của 1 chuồng được tính bằng 80% nước cấp tức bằng 2,68m3/chuồng. Trang trại có 3 dãy chuồng (3.360m2), nên tổng lượng nước thải rửa chuồng là 8,04m3.
Theo chủ dự án, việc rửa chuồng trại được thực hiện sau mỗi đợt xuất bán gà (03 tháng/ lần) và luân phiên rửa cứ 10ngày/chuồng.
Như vậy tổng lượng nước thải phát sinh khi dự án đi vào hoạt động ổn định là:
130,24+ 2,68=132,92m3/ngày.
- Đặc trưng ô nhiễm nước thải chăn nuôi heo tương tự như bảng 3.3
- Thành phần nước thải:
Thành phần nước thải chăn nuôi heo chủ yếu có chứa phân của vật nuôi và thức ăn thừa. Đặc trưng tính chất nước thải thường chứa thành phần các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli) rất cao. Ngoài ra nước thải còn chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS) dễ phân hủy, dầu mỡ…Vì vậy nếu không xử lý đạt tiêu chuẩn thì khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí.
Nước thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: từ khu nhà vệ sinh
- Lưu lượng: Với tổng số nhân viên làm việc chính thức tại trại là 05 người, tổng
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định bằng 80% lượng nước cấp. Vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của trang trại khoảng 0,4m3/ngày.
- Tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất
rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý.
Theo tài liệu đánh giá của một số quốc gia đang phát triển thì khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường như sau:
Bảng 3.12. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người.ngày) Tải lượng (kg/ngày)
1 BOD5 45 – 54 0,45-0,54
2 COD 72 – 102 0,72-1,02
3 SS 170 – 220 1,7-2,2
4 Dầu mỡ 10 – 30 0,1-0,3
5 Tổng Nitơ 6 – 12 0,06-0,12
6 Amoni tính theo Nitơ 2,4 – 4,8 0,024-0,048
7 PO43- 0,18 - 1,35 1,8x10-3-0,0135
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – WHO, 1993
Bảng 3.13. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị Nồng độ trung bình QCVN 14:2008/BTNMT
(Cột B)
1 BOD5 mg/l 562 – 675 50
2 COD mg/l 900 – 1.275 -
3 SS mg/l 2.125 – 2.750 100
4 Dầu mỡ động thực vật mg/l 125 – 375 20
5 Tổng Nitơ mg/l 75 – 150 -
6 Amoni tính theo Nitơ mg/l 30– 60 10
7 PO43- mg/l 2,25– 4,3 10
Ghi chú: Áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Nhận xét: Kết quả tính toán trên cho thấy: các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt khi chưa xử lý đều vượt nhiều lần cấp độ xả thải được quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực sẽ kéo theo đất cát, chất cặn, nguyên liệu rơi vãi trên các lối đi. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
A. Nguồn gây tác động ô nhiễm môi trường không khí
Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển ra vào dự án
Các phương tiện giao thông ra vào Dự án là các loại xe ô tô, gắn máy và xe tải để cung cấp thức ăn, nguyên liệu thức ăn, con giống và thành phẩm không chỉ gây sự xáo trộn lôi cuốn bụi mặt đất mà quá trình đốt dầu vận hành xe cũng phát sinh ra các nguồn ô nhiễm. Các phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu Diezel, quá trình vận hành các phương tiện này sẽ thải vào môi trường không khí một lượng khí thải có chứa các chất ô nhiễm như: Bụi, NOx, SO2,…
Tải lượng và nồng độ
- Khối lượng gà con: Quá trình cung cấp gà con chỉ diễn ra 04lần/năm. Số lượng gà giống vận chuyển khoảng 21.000 con (trọng lượng khi nhập chuồng khoảng 0,05 kg/con). Như vậy tổng khối lượng cần vận chuyển 0,05 kg * 21.000 con/lứa * 4=
4.200 kg/năm = 4,2tấn/năm.
- Khối lượng heo con: Quá trình cung cấp heo con chỉ diễn ra 02lần/năm. Số lượng heo con vận chuyển khoảng 4.400 con (trọng lượng trung bình khi nhập chuồng khoảng 5 kg/con). Như vậy tổng khối lượng cần vận chuyển 5 kg * 4.400con * 2lần=
44.000 kg/năm = 44tấn/năm.
- Khối lượng bò giống: Quá trình cung cấp gà giống chỉ diễn ra 01 lần/1 năm. Số lượng bò giống vận chuyển 35con (trọng lượng khi nhập chuồng khoảng 200 kg/con).
Như vậy tổng khối lượng cần vận chuyển 200kg * 35con = 7.000 kg/năm =7 tấn/năm.
- Khối lượng thức ăn: Theo tính toán ở chương 1, tổng lượng thức ăn cho cả một năm cho trang trại là 34.362tấn/năm.
- Khối lượng gà xuất chuồng: Gà con được nhập về qua quá trình chăm sóc gà đạt trọng lượng từ 2,1kg sẽ cho xuất chuồng. Số lượng gà nuôi sẽ được xuất bán 100%.
Tổng khối lượng gà cần vận chuyển 2,1 kg* 21.000 con/lứa* 4 = 176.400kg/năm =
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Khối lượng heo xuất chuồng: heo con được nhập về qua quá trình chăm sóc gà đạt trọng lượng trung bình khoảng 100-120 kg sẽ cho xuất chuồng. Số lượng heo nuôi sẽ được xuất bán 100%. Tổng khối lượng heo cần vận chuyển 120kg* 4.400 con/năm
*2= 1.056.000kg/năm = 1.056 tấn/năm.
- Khối lượng bò xuất chuồng: Bò giống được nhập về qua quá trình chăm sóc sinh sản ra bê con, bò không đạt tiêu chuẩn bò giống trọng lượng trung bình khoảng 220 kg sẽ cho xuất chuồng. Số lượng bò sẽ được xuất bán khoảng 30%. Tổng khối lượng heo cần vận chuyển 220 kg* 35con/năm *30%= 2.310kg/năm = 2,31tấn/năm.
Nhu cầu xe vận tải ra vào cơ sở để phục vụ cho quá trình hoạt động chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.14. Nhu cầu xe tải của dự án
STT Nguyên liệu và
sản phẩm
Khối lượng sử dụng Loại xe Tổng số lượt xe ra vào
dự án
Tấn/năm Lượt/năm Lượt/tháng
1 Nguyên liệu thức ăn cho cả trang trại 34.362
15 tấn
2.290 190
2 Heo con 44 3 -
3 Gà con 4,2 1 -
4 Bò giống 7 1 -
5 Sản phẩm 1.234,71 27 4
Tổng 35.651,91 2.376 198
+ Ghi chú: Số lượng xe ra vào dự án trong 1 ngày được tính cho ngày có lượng xe ra vào lớn nhất.
Quãng đường tính toán cho việc vận chuyển từ nơi cung cấp đến Dự án với khoảng cách trung bình là 20km.
Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại Tp HCM”, lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe ô tô chạy dầu là 0,3 lit/km.
Bảng 3.15. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động xe tải trong ngày
Động cơ Số lượt xe
trong ngày
Lượng nhiên liệu tiêu thụ
(lit/km)
Tổng lượng nhiên liệu (lít)
Tổng khối lượng nhiên
liệu (kg)
Xe tải trọng nhẹ 6 0,3 x 20km 36 31,32
Ghi chú: 1 lit xăng = 0,87kg.
Theo “Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Tp HCM”, ta có thể tích khí thải phát sinh do đốt 01kg dầu DO ở điều kiện chuẩn (250C, 1atm) khoảng 20 -22 m3 khí thải/kg dầu DO.
Lưu lượng khí thải của các phương tiện vận chuyển:
Q = 21 x 26,1 = 548,1 (m3/h ở điều kiện chuẩn)
Bảng 3.16. Tính toán tải lượng phát sinh các chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển
STT Chất ô
nhiễm
Hệ số tải lượng (*)
(kg/1.000km)
Chiều dài di chuyển
(km/lượt)
Số lượt di chuyển
(lượt/ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(mg/m.s)
1 Bụi 0,9 20 6 0,108 0,108.10-3
2 SO2 2,075.S 20 6 0,001245 0,001245.10-6
3 NO2 14,4 20 6 1,728 1,728.10-3
4 CO 2,9 20 6 0,348 0,348.10-3
5 THC 0,8 20 6 0,096 0,096.10-6
Nguồn: WHO, 1993 Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,05%)
Nhận xét: Theo tính toán trên thì khí thải sinh ra do hoạt động vận chuyển, có
nồng độ các chỉ tiêu không vượt quy chuẩn. Từ đó cho thấy khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian các nguồn thải. Vì đây là nguồn phát thải di động và diện tích bị tác động lớn, cộng với thời gian bị tác động ngắn nên môi trường không khí có khả năng tự bão hòa được lượng khí thải phát sinh từ quá trình này (Khả năng tự làm sạch của môi trường không khí). Do vậy không ảnh hưởng lớn đến dân cư và môi trường dọc tuyến đường vận chuyển. Mặt khác, các tuyến đường vận chuyển khác nhau, thời gian vận chuyển khác nhau, tốc độ gió, thời tiết, địa hình...khác nhau nên tác động trên mang tính gian đoạn và không tập trung.
Ngoài ra hằng ngày dự án sẽ có khoảng 02 xe gắn máy ra vào dự án của cán bộ công nhân viên.
Bụi từ hoạt động vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu làm đệm lót chăn nuôi gà sau sử dụng
Bụi sinh ra từ các công đoạn này có tải lượng không lớn, nhưng loại bụi này thường có kích thước nhỏ khả năng phát tán cao và ảnh hưởng của bụi từ các công đoạn này cũng khá nguy hiểm. Bụi trấu rất dễ bay vào môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân viên trực tiếp làm việc nói riêng và môi trường
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định bụi có kích thước trong khoảng 0,5-5m là nguy hiểm nhất. Vì vậy chủ dự án sẽ có những biện pháp thích hợp để khống chế nguồn ô nhiễm bụi này.
Ô nhiễm không khí do mùi hôi
Mùi là một trong những nguồn gây ô nhiễm đặc trưng phát sinh từ các trại chăn nuôi. Mùi hôi phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Mùi hôi từ hoạt động chăn nuôi, từ quá trình nhập – xuất heo:
Mùi hôi sinh ra do quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ trong phân heo, nước tiểu heo, thức ăn chăn nuôi và các chất hữu cơ khác. Thành phần chủ yếu tạo ra mùi hôi là H2S, NH3 và một số chất hữu cơ thể khí. Tuy nhiên, chuồng trại được vệ sinh, thu gom chất thải thường xuyên nên hạn chế chất thải phân hủy phát sinh mùi.
Ngoài ra quá trình nhập – xuất heo diễn ra trong thời gian ngắn nên tác động này chỉ ảnh hưởng cục bộ và không đáng kể.
- Mùi hôi phát sinh từ khu vực lưu chứa phân khô:
Quá trình lưu chứa phân khô trong các bao kín đặt trong nhà chứa phân cũng làm phát sinh mùi hôi. Ngoài ra trong phân có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E.Coli gây bệnh đường ruột ở người. Nếu không có biện pháp vệ sinh các khu vực này thường xuyên sẽ tăng nguy cơ gây bệnh cho người khi ra vào khu vực này.
- Phát tán sol khí từ trạm XLNT:
Trạm XLNT được phát hiện là nơi sinh ra các sol khí sinh học có thể phát tán theo gió trong không khí trong khoảng vài chục mét đến vào trăm mét. Trong sol khí sẽ có các vi khuẩn, nấm mốc,… đây có thể là những mầm gây bệnh hau nguyên nhân gây dị ứng qua đường hô hấp. Các sol khí này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh khu vực trạm XLNT. Đối với trạm XLNT, nguồn phát thải sol khí sinh học chủ yếu tại hầm biogas, bể sinh học hiếu khí.
Bảng 3.17. Mật độ vi khuẩn trong không khí tại trạm xử lý nước thải TT Nhóm vi khuẩn Giá trị (CFU/m3) Trung bình (CFU/m3)
1 Tổng vi khuẩn 0 – 1.290 168
2 E.Coli 0 – 240 24
3 Vi khuẩn đường ruột và loài khác 0 – 1.160 145
4 Nấm 0 - 60 16
Nguồn: Hội nghị quốc tế lần thứ 7 về khoa học môi trường và công nghệ năm 2001
Ghi chú: CFU/m3 = Đơn vị khuẩn lạc (Colonu Forming Units)/m3 Lượng vi khuẩn phát sinh từ trạm XLNT khác nhau ở từng vị trí, cao nhất tại trạm XLNT nhưng lại thấp khi ở khoảng cách xa.
Bảng 3.18. Lượng vi khuẩn phát tán từ HTXLNT
Lượng vi khuẩn/1m3 không khí
Khoảng cách,m 0 50 100 >500
Đầu hướng gió 100 – 650 10 – 20 - -
Cuối hướng gió 100 - 650 50 - 200 5 - 10 -
Nguồn: 7th International Conference on Environmental Science and Technology –
Ermoupolis. Bioaerosol Formation near wasterwater treatment Facilities, 2001 Tác động này chịu ảnh hưởng trong phạm vi khu vực của trạm XLNT, mức độ thấp, dài hạn và không thể tránh khỏi.
Mùi, khí thải phát sinh từ quá trình phân giải chất thải (phân + nước thải) tại khu vực hầm biogas
Khí sinh học (biogas) là một hỗn hợp khí được sinh ra từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật trong môi trường kỵ khí. Sản lượng khí sinh học thu được phụ thuộc vào thành phần chất thải, khối lượng chất hữu cơ và điều kiện trong bể phản ứng.
Tại hầm biogas, quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ trong phân heo tạo nên các khí gây mùi. Ngoài ra còn có một số khí gây hiệu ứng nhà kính như: CH4,
H2S, CO2,… Nguyên lý hoạt động của hầm biogas là quá trình sinh khí nhờ lên men các chất hữu cơ trong phân bởi các vi sinh vật kỵ khí:
Hợp chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2O Quá trình phân hủy kỵ khí tại hầm biogas sinh khí diễn ra theo 3 giai đoạn: là thủy phân, sinh axit và sinh khí metan như sau:
C6H12O6 2CH3COCOOH + 2 H2
2CH3COCOOH + 2H2O 2CH3COOH + 2 H2 +2CO2
4H2 + CO2 CH4 + 2H2O
2CH3COOH 2CH4 + 2CO2
Theo Sổ tay Sử dụng khí sinh học và hỏi đáp về công nghệ khí sinh học của Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 – 2012; Lượng khí phát sinh khoảng 40-130 lít/kg phân/ngày. Lượng phân heo sinh ra hàng ngày ước tính trung bình khoảng 10.340kg/ngày. Khi đó lượng khí sinh học phát sinh từ hầm biogas sẽ là: 10.034 x (40 - 130) ≈ 41,36 – 130,442m3/ngày. Thành phần biogas bao gồm 75% thể tích là CH4 (31,02 – 97,83m3), 23% thể tích là CO2 (9,51 – 30 m3), các khí
VSV kỵ khí
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Đây là nguồn nhiên liệu nên cần tận thu sử dụng.
Mùi hôi từ khu chứa rác thải
Trong quá trình hoạt động chăn nuôi của trại, mùi hôi còn phát sinh từ các nguồn lưu chứa rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao nếu quá trình thu gom và xử lý không đúng quy định, các thành phần này dễ bị phân hủy sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật và tạo ra nước rỉ rác gây mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên làm việc tại trại.
Mùi hôi từ khu chứa thức ăn gia súc
Thức ăn sử dụng cho trang trại là loại thức ăn chế biến sẵn được nhập về dưới dạng đóng bao 50kg. Loại thức ăn này chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng qua từng giai đoạn. Sử dụng đến đâu khui bao đến đó. Khối lượng thức ăn sử dụng rất lớn nên được nhập mới liên tục. Vì vậy, quá trình lưu trữ thức ăn trong kho hầu như không phát sinh mùi.
Thức ăn phân phối vào máng ăn dạng khô. Trong quá trình chăn nuôi, mặc dù Chủ dự án đã tính toán để cung cấp vừa đủ lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm trong trang trại nhằm tránh tình trạng rơi vãi nhung có thể xảy ra trường hợp gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc chết nên lượng thức ăn bị dư ra và rơi vãi trên nền sàn. Và độ ẩm trong chuồng nuôi cộng với điều kiện khí hậu nóng ẩm dễ làm thức ăn dư ra bị ẩm mốc, hư hỏng. Bên cạnh đó, thức ăn hỗn hợp là những sản phẩm giàu chất dinh dưỡng nên góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy sẽ phát sinh hỗn hợp mùi của các khi như N –NH3, axit bay hơi.
Đánh giá khả năng phát tán và sự ảnh hưởng của mùi hôi từ hoạt động chăn nuôi đến các đối tượng xung quanh:
Mùi hôi do hoạt động chăn nuôi của Dự án ngoài tác động trong phạm vi khuôn viên Dự án còn phát tán theo hướng gió ảnh hưởng đến các khu vực lân cận tiếp giáp với Dự án. Thời điểm mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh nhiều nhất vào buổi sáng khi có gió. Đối tượng chịu tác động chính là công nhân làm việc tại Dự án, các hộ dân sống lân cận khu vực Dự án. Việc xác định phạm vi bán kính ảnh hưởng của mùi hôi rất khó khăn vì phạm vi bán kính này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, nồng độ chất ô nhiễm tại nơi phát sinh, nồng độ các chất ô nhiễm cũng giảm dần theo khoảng cách. Phạm vi tác động tùy thuộc vào hướng gió chủ đạo và tần suất gió.
C. Tác động môi trường từ chất thải
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình dự án hoạt động từ các nguồn sau: