1. Thông tin về dự án
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
1.2.1. Thực trạng chăn nuôi hiện hữu của Dự án
Dự án đã đi vào hoạt động với công suất chăn nuôi là chăn nuôi heo thịt 2.200 con/lứa, quy mô 03 dãy chuồng và gà thịt 14.000 con/lứa, quy mô 02 dãy chuồng chăn nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam.
Công văn số 5049/UBND – KT ngày 30/07/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, báo cáo bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tại Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.
Chấp hành các yêu cầu theo quy định về bảo vệ môi trường Hộ kinh doanh Bùi Thị Minh Vân tiến hành hoàn thiện các thủ tục hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Các hạng mục công trình chính a. Các hạng mục công trình phục vụ chăn nuôi chính của dự án
Bảng 1.1. Danh mục các hạng mục công trình chính
TT Thành phần Số lượng Diện tích (m2) Ghi chú
I Hạng mục phục vụ chăn nuôi 12.906,8
1 Chuồng nuôi heo 6 8.640,0 Hiện hữu + Xây mới
2 Chuồng nuôi gà 3 3.360,0 Hiện hữu + Xây mới
3 Chuồng nuôi bò 1 340,4 Xây mới
4 Nhà kho 1 345,4 Hiện hữu
TT Thành phần Số lượng Diện tích (m2) Ghi chú
5 Nhà làm việc 1 221,0 Hiện hữu
II Hạng mục bảo vệ môi trường 4.541,7
1 Hầm biogas 1 1.350,0 Cải tạo
2 Hồ lắng cặn sau biogas 1 360,0 Hiện hữu
3 Hệ thống XLNT 70m3 1 136,7 Hiện hữu
4 Hệ thống XLNT 70m3 1 2.204,0 Xây mới
5 Nhà điều hành 1 24,4 Hiện hữu
6 Hồ sự cố 1 414,0 Hiện hữu
7 Sân phơi bùn 1 17,6 Hiện hữu
III Đất trồng cỏ, cây xanh + hồ nước - 13.216,5
IV Đất giao thông + HTKT 26.039,0
b. Máy móc, thiết bị
Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án STT Tên máy móc, thiết bị ĐVT Số lượng Xuất xứ Tình trạng
1 Máng ăn tự động loại lớn Cái 240 Việt Nam 88%
2 Núm uống tự động cho heo Cái 528 Việt Nam 88%
3 Máng ăn lớn cho gà Cái 960 Việt Nam 100%
4 Máng uống tự động cho gà Cái 600 Việt Nam 100%
5 Mô tơ bơm nước làm mát Cái 9 Việt Nam 88%
6 Đèn Led chiếu sáng Cái 200 Việt Nam 100%
7 Quạt hút thông gió loại lớn Cái 48 Việt Nam 100%
8 Cân đồng hồ loại lớn
>100kg Cái 3 Việt Nam 100%
9 Xe rùa bánh đặc Cái 10 Việt Nam 100%
10 Tấm làm mát COOLPAD Cái 9.000 Việt Nam 100%
11 Máy băm cỏ (750W) Cái 01 Việt Nam 100%
12 Máy phát điện dự phòng Cái 1 Đài Loan 100%
13 Bộ bàn nước + bàn làm
việc Cái 2 Việt Nam 100%
14 Bộ máy vi tính Cái 02 Việt Nam 100%
15 Thiết bị văn phòng Cái 02 Việt Nam 100%
16 Máy xịt rửa chuồng Cái 10 Việt Nam 100%
Nguồn: Chủ dự án,2022
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - Mô tả về kiến trúc và kết cấu các hạng mục:
1) Trại heo: kiểu chuồng lạnh, số lượng 06 dãy chuồng; cao đỉnh cột 3m, cao đỉnh
mái 5,7m, cos nền sàn cao +0,4 m so với cos mặt bằng.
Thông số kết cấu dãy chuồng:
- Móng, cột BTCT đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ - Móng tường xây đá chẻ 15x20x25 VXM #50 - Nền chuồng tạo dốc 3 - 5% ra mương thoát láng VXM #100, dày 3cm - Nền sàn lồng tấm đan BTCT đúc sẵn có lỗ
- Hệ dầm giằng BTCT đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ - Lan can dọc chuồng bằng ống sắt tráng kẽm U 34-60 - Kèo thép hình tổ hợp hàn, sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện - Xà gồ thép C150x50x10x2 sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện - Mái lợp tole múi dày 0,45mm
- Trần đóng tôn phẳng - Hệ giằng mái chống bão sắt lập là dày 3mm.
2) Trại gà: kiểu chuồng lạnh, gồm 03 dãy chuồng có kết cấu khung thép, mái lợp
tôn, xà gỗ thép. Diện tích chuồng trại lắp đặt theo công nghệ hiện đại, diện tích
3.360m2 (3 dãychuồng).
3) Trại bò: chuồng hở, chuồng nuôi có kết cấu khung thép, mái lợp tôn, xà gồ thép
mặt nền láng nhám độ dốc 5%, diện tích 340,4 m2 (01 dãychuồng).
4) Nhà ở công nhân
Thiết kế nhà cấp 4 ;
Móng, trụ BTCT đá 1x2 #200, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng, trát hai mặt. sơn vôi hoàn thiện;
Mái lợp tole màu dày 0,45mm, xà gồ thép, trần đóng tole;
Nền bê tông đá 4x6 M75 dày 100, lát gạch ceramic loại 300x300
5) Kho cám + chứa thuốc thú y
Nhà cấp 4. Số lượng: 01 cái
Móng, trụ BTCT đá 1x2 #200, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng., trát dày 15, vữa XM 50, sơn lăn 2 lớp.
Mái lợp tôn sóng vuông dày 0,42mm, xà gồ thép hộp, tường thu hồi, trần tôn phẳng.
Nền bê tông đá 4x6 M100 dày 100, láng nền dày 3 cm VXM 75 đánh màu
6) Nhà vệ sinh + nhà khử trùng
Nhà cấp 4. Số lượng: 01 cái
Móng, trụ BTCT đá 1x2#250, móng tường xây đá chẻ 15x20x25 vxm 350, tường xây gạch rỗng, trát dày 15, vxm #50, sơn lăn 2 lớp.
Mái lợp tole sóng vuông dày 0,42mm, xà gồ thép hộp, tường thu hồi, trần tôn phẳng
1.2.3. Các hạng mục công trình phụ trợ a. Giai đoạn hiện hữu
- Hệ thống cấp nước
- Nguồn cấp nước cho hoạt động của dự án từ 01 giếng khoan trong khuôn viên dự án.
- Nước sạch được bơm lên bể chứa bằng xi măng có diện tích 150m2 trong dự án và phân phối tới các dãy chuồng trại bằng đường ống nhựa PVC 27.
- Hệ thống cấp điện
- Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch đấu nối từ đường dây 22KV hiện có của điện lực khu vực.
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Khu vực đã có tuyến cáp viễn thông. Thuận lợi cho việc liên lạc bằng điện thoại.
- Hệ thống giao thông
Hiện tại, từ dự án đến đường bê tông DH36 dài khoảng 1,5km, là đường bê tông với bề rộng mặt đường là 3m. Các xe vận tải chuyên chở nguyên liệu, sản phẩm ra vào trại là chủ yếu.
b. Giai đoạn nâng công suất
Các hạng mục phụ trợ hiện hữu sẽ được tiếp tục sử dụng sau khi dự án nâng công suất. Ngoài ra, chủ dự án xây dựng bổ sung thêm một số hạng mục công trình:
03 dãy chuồng heo;
01 dãy chuồng gà;
01 dãy chuồng bò;
01 hệ thống xử lý nước thải, công suất 70m3/ngày.
1.2.4. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án a. Giai đoạn xây dựng
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - Nước mưa chảy tràn: Hiện tại khu vực chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy
trên địa hình tự nhiên sau đó chảy tràn.
- Nước thải sinh hoạt: Được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn chống thấm phía sau nhà
vệ sinh. Khi bể tự hoại có dấu hiệu đầy sẽ tiến hành thuê đơn vị tới hút đưa đi xử lý.
- Đối với nước thải chăn nuôi: được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa
nước thải từ chuồng trại thu gom ra hố ga rồi theo đường ống nước thải tiếp tục dẫn về hầm biogas có lót bạt chống thấm, chảy qua tiếp hồ lắng, sau đó dẫn về HTXLNT.
- Kết cấu của các công trình như sau:
(1) Hầm biogas + Gồm 1 hầm biogas, kích thước 30m x 45m x5,5m, tổng thể tích 7.425m3 + Hầm biogas được làm kín bằng tấm HPDE dày 1mm trải dưới đáy và phủ trên bề mặt.
(2) Hồ lắng + Số lượng: 1 hồ. Kích thước là (36m x 10m x 4m), tổng thể tích là 1.440m3. (3) Hồ sự cố
Số lượng: 1 hồ. Kích thước là (20m x 20,7m x 5m), tổng thể tích là 2.070m3. (4) Hệ thống xử lý nước thải
Vận hành hệ thống xử lý nước thải có công suất 70m3/ngày.đêm.
Công nghệ xử lý của hệ thống như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của trang trại
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải sau khi ra khỏi chuồng trại sẽ chảy vào bể Thu gom. Từ bể Thu gom, hỗn hợp nước thải và phân sẽ chảy vào bể Biogas.
Sân phơi bùn Bùn dư
Chlorine
Bùn tuần hoàn
Bể keo tụ - tạo bông + Bể lắng 2
Xả ra nguồn tiếp nhận Đạt QCVN 62 – 2016, cột B
Hồ lắng Bể Biogas Nước thải từ chuồng
trại Bể thu gom
Bể điều hòa
Bể sinh học thiếu khí + hiếu
khí
Bùn dư hút định kì
Bể khử trùng
Hố ga lấy mẫu sau xử lý Bể lắng 1
Hóa chất keo tụ Đường
bơm về Hồ sự cố nếu nước thải sau xử lý không đạt
Hồ sự cố
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Tại bể Biogas quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải sau Biogas sẽ chảy sang Hồ lắng, tại đây những phần cặn còn sót lại sau Biogas sẽ được lắng nhờ trọng lực.
Nước thải sau khi qua Hồ lắng sẽ được bơm qua bể Điều hòa, nhằm mục đích điều hòa lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm. Từ bể Điều hòa nước thải được bơm vào bể sinh học thiếu khí Anoxic, tại đây vi sinh phân hủy các hợp chất Nitơ và một phần chất hữu cơ COD, BOD. Trước khi vào bể xử lý sinh học hiếu khí.
Tại bể sinh học hiếu khí (Arotank). Trong điều kiện được sục khí liên tục các vi khuẩn hiếu khí tồn tại và phát triển nhờ hệ thống cung cấp và phân tán khí oxy được lắp đặt ở đáy bể sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có thể tóm tắt theo qui trình phản ứng như sau:
Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 → Tế bào mới + CO2 + H2O.
Lượng oxy hòa tan giúp vi sinh vật tồn tại và phát triển.
Tại bể arotank có hệ thống bơm tuần hoàn sẽ có nhiệm vụ bơm tuần hoàn nước thải về bể Anoxic để phục vụ cho quá trình xử lí Nitơ.
Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải sẽ tự chảy đến Bể lắng 1 (Lắng sinh học), bể này có tác dụng tách bùn hoạt tính ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực, bùn sẽ được lắng xuống đáy bể, nước trong bên trên bề mặt sẽ chảy qua cụm Bể keo tụ tạo bông và Lắng 2. Tại Bể Keo tụ tạo bông hóa chất keo tụ được châm vào để khử tiếp phần chất ô nhiễm còn lại sau khi qua quá trình xử lý sinh học.
Nước thải sau khi qua bể Lắng 2 sẽ chảy vào bể Khử trùng. Trong bể Khử trùng thì hóa chất chlorine sẽ được châm vào nhờ bơm định lượng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh còn lại trong nước thải như Ecoli, Colifom.
Nước thải sau xử lý có tất cả các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh đạt quy chuẩn nước thải chăn nuôi QCVN 62- 2016/BTNMT, cột B.
Trong trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép thì nước thải từ bể Khử trùng sẽ được dẫn về Hồ sự cố để lưu trữ, từ đây nước thải được bơm về bể Điều hòa để xử lý lại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn sinh ra trong quá trình lắng sinh học (Bể lắng 1) được bơm tuần hoàn về bể thiếu và bể hiếu khí để duy trì nồng độ sinh khối từ 2500-3500 mgMLSS/l, phần còn lại sẽ được bơm qua Sân phơi bùn bởi hệ thống máy bơm đặt tại bể lắng 1.
Bùn thải từ Hồ lắng và các bể lắng được bơm về Sân phơi bùn và được thu gom định kỳ.
Nước thải sau khu qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 62- MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sẽ chảy ra kênh chính Hồ Núi Một phía Đông trang trại.
a.2. Công trình bảo vệ môi trường do tác động của khí thải
Toàn bộ khí biogas sẽ được tận dụng làm nguyên liệu đốt nấu ăn cho công nhân viên; Đường ống dẫn khí Biogas được sử dụng vật liệu chống ăn mòn (PVC) đảm bảo hạn chế hư hỏng đường ống phát tán khí Biogas ra môi trường.
Trong quá trình sử dụng khí biogas, phần dư nếu không tận dụng hết sẽ được sử dụng đốt bỏ. Khí Biogas trước khí vào đầu đốt khí sẽ được dẫn qua thiết bị tách ẩm và bồn lọc khí biogas để tăng hiệu suất đốt khí. Trên hệ thống đốt khí Biogas có lắp đặt cảm biến áp suất và van khí tự động, khi áp lực khí Biogas sinh ra tăng lên đủ lớn lập tức cảm biến áp suất sẽ kích hoạt van khí mở ra cấp khí vào đầu đốt khí Biogas để thực hiện quá trình đốt khí biogas. Khí CH4 khi đốt sẽ được chuyển hóa thành khí CO2:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.
Quá trình đốt khí sẽ ngưng khi áp lực khí trên đường ống giảm xuống đến giá trị cài đặt ban đầu, khi đó Cảm biến áp suất sẽ kích hoạt Van khí đóng lại và ngưng quá trình đốt khí đồng thời tránh gây rò rỉ khí ra môi trường xung quanh.
a.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom vào bao và chôn lấp trong khuôn viên Trang
trại.
- Phân heo: Phân heo và dòng nước phát sinh do hoạt động tắm heo, nước rửa, vệ sinh chuồng trại, nước tiểu heo được thu gom dẫn về hố thu phân theo phương thức chảy tràn. Nước thải từ hố thu phân sẽ được bơm về bể biogas lót bạt sau đó được chảy tràn qua bể lắng bơm về hố gas trước khi qua trạm xử lý nước thải công suất 70m3/ngày.đêm.
- Phân gà: Bán cho đơn vị có nhu cầu sử dụng.
- Chất thải nguy hại như: kim tiêm, vỏ thuốc đã sử dụng được tập kết vào thùng chứa và hiện tại được lưu chứa trong kho cám. Định kỳ hàng tháng, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam đến thu gom loại chất thải này.
- Heo, gà chết không do dịch bệnh: được tiêu hủy trong hố hủy xác có vật liệu chống thấm.
b. Giai đoạn đi vào hoạt động
Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Trong giai đoạn nâng cấp công suất chủ trang trại vẫn tiếp tục sử dụng các công trình xử lý chất thải hiện hữu và hoàn thiện thêm một số công trình bảo vệ môi trường như: cải tạo hầm biogas, hố hủy xác, hệ thống đốt thải bỏ khí biogas có kiểm soát,...
Đối với nước thải - Nước thải chăn nuôi:
Lắp đặt đường ống thoát nước thải sau xử lý ra nguồn tiếp nhận.
Vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện hữu có công suất 70m3/ngày.đêm. Xây dựng thêm một hệ thống xử lý nước thải với công suất 70m3/ngày.đêm, với quy trình công nghệ giống như hệ thống hiện hữu.
Đối với thu gom, lưu chứa chất thải rắn - Rác thải sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tập trung tại các nơi quy
định chủ dự án sẽ hợp đồng với vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định;
- Hố hủy xác: Xây dựng hố hủy xác chết không do dịch bệnh theo QCVN 01-
41:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật với kích thước như sau:
Kích thước: DxRxS = 9m x 3m x 1,2m; thể tích 32,4 m3.
Hố xây chìm dưới mặt đất 1,2m; lớp đất phủ trên mặt hố cao 0,6m. Tường thành hố xây gạch, tô 2 mặt, quét hồ dầu chống thấm, đáy hố phủ HDPE chống thấm.
Sơ đồ mặt cắt ngang hố chôn:
Hình 1.3. Sơ đồ mặt cắt ngang hố hủy xác
- Chất thải nguy hại: lượng CTNH phát sinh tại trang trại bố trí để riêng trong khu vực lưu chứa CTNH và sẽ có kế hoạch thu gom vận chuyển linh hoạt tùy theo lượng chất thải phát sinh với đơn vị thu gom.
1.2.5.Tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới
9m
Xác động vật 0,6m (đất phủ trên
mặt hố)
1,2m
1,0m
3m
Đối với công trình hiện hữu, Chủ dự án không thực hiện tháo dỡ hay thay đổi công năng các hạng mục nên không làm thay đổi hiện trạng công trình quy hoạch xây dựng. Khi nâng công suất và xây dựng các công trình mới, chủ dự án sẽ sử dụng đồng thời các hạng mục công trình hiện hữu, đầu tư các hạng mục công trình mới để phục vụ hoạt động xử lý chất thải phát sinh từ dự án.
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.
1.3.1. Nhu cầu về con giống
Hộ kinh doanh Bùi Thị Minh Vân hiện đang nuôi gia công cho Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.
- Heo giống được nhập về có trọng lượng 6kg/con.
- Gà giống nhập về là gà con 1 ngày tuổi khỏe mạnh, lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập.
- Bò giống là bò có dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai. Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
1.3.2. Nhu cầu thức ăn, thuốc thú y
- Đối với hoạt động chăn nuôi heo
Bảng 1.3. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi heo tại Trang trại Stt Loại thức ăn ĐVT Nguồn cung cấp
Số lượng (con) Lượng dùng kg/ngày
Hiện hữu Nâng
công suất Hiện hữu Nâng công suất Sau khi nâng công
suất
1 Cám CP 851/951, 852L/952L dành cho heo con tập ăn (7 ngày tuổi - 20 kg thể trọng)
0,3 – 0,5 kg/con/ngày
Công ty Cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam
2.200 2.200 660 - 1.100 660 - 1.100 1.320-2.200
2 Cám CP 852S/952S dành cho heo con 20 – 60 kg thể trọng
1 – 1,5 kg/con/ngày
Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam
2.200 2.200 2.200 -3.300 2.200 -3.300 4.400 – 6.600
3 Cám CP 852/952 dành cho heo thịt 65 – 100 kg thể trọng
1,8 – 2,2 kg/con/ngày
Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam
2.200 2.200 3.960 – 4.840 3.960 – 4.840 7.920 – 9.680
4 Cám CP 853/953 dành cho heo chuẩn bị xuất chuồng (>100 kg thể trọng)
2,5 – 3,0 kg/con/ngày
Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam
2.200 2.200 5.500 – 6.600 5.500 – 6.600 11.000 – 13.200
Nguồn: Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam
- Đối với hoạt động chăn nuôi gà
Thức ăn: phải đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà trong từng giai đoạn.