Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1. Điều kin v địa lý

Xã Nhơn Tân cách trung tâm thị xã An Nhơn khoảng 12km về phía Tây Nam, bao gồm 5 thôn có địa hình bán sơn địa.

Dự án được thực hiện tại thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.1.1.2. Điều kin v địa cht

Dự án nằm trong khu vực xã Nhơn Tân, nơi vùng đất có tầng B tích sét với khả năng trao đổi cation dưới 24 me/100g sét và có độ no bazơ dưới 50%, tối thiểu là ở một phần của tầng B của lớp đất 0 - 125 cm, không có tầng E nằm đột ngột ngay ở trên một tầng có tính thấm chậm. Hầu hết đất xám bạc màu, phần lớn đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ khác nhau và một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn của đất chua, độ no bazơ thấp, hoạt tính thấp (Acrisols) đều nằm vào nhóm đất này. Đất xám chia ra các đơn vị: xám điển hình, xám gờ lây, xám loang lổ, xám feralit, xám kết von và xám nhiều đá.

2.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng

Khí hậu của An Nhơn nói chung và tại khu vực dự án nói riêng được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, chế độ mưa ẩm phong phú và có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt giữa các mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa (mùa khô) từ tháng 1 đến

tháng 8.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 260C – 280C. Vào mùa đông, các tháng lạnh nhất là tháng 12, tháng 01 và 02 của năm sau với nhiệt độ trung bình tháng là 22 – 240C. Vào mùa hè, các tháng nóng nhất là tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình trong tháng là 29 ÷ > 300C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngày từ 6 – 80C.

Bảng 2.1. Bảng thống kê nhiệt độ trung bình năm Năm

Tháng

Nhiệt độ trung bình (0C)

2015 2016 2017 2018

Trung bình 27,4 26,9 27,7 27,3

Tháng 1 24,5 22,9 23,7 22,5

Năm Tháng

Nhiệt độ trung bình (0C)

2015 2016 2017 2018

Tháng 2 25,7 23,8 24,5 23,9

Tháng 3 26,2 23,8 24,5 23,9

Tháng 4 28,3 26,3 27,9 26,5

Tháng 5 29,9 28,9 29,7 29,4

Tháng 6 30,2 30,5 31,2 30,2

Tháng 7 29,6 30,4 30,0 30,3

Tháng 8 29,4 30,2 30,6 30,0

Tháng 9 29,1 29,3 28,3 29,4

Tháng 10 26,9 27,0 27,4 28,2

Tháng 11 24,6 26,2 27,1 27,2

Tháng 12 24,5 23,6 25,9 25,6

Nguồn: Trung tâm KTTV Bình Định

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao và biến đổi theo mùa. Trung bình hàng năm là 75 – 80%. Ba tháng mùa hạ (6,7,8) có độ ẩm thấp nhất trong năm. Độ ẩm trung bình cao vào các tháng 11 và 12 là 80 – 85%.

Bảng 2.2. Bảng thống kê độ ẩm trung bình năm (Đơn vị: %) Năm

Tháng

Độ ẩm trung bình (%)

2015 2016 2017 2018

CẢ NĂM 81 77 76 74

Tháng 1 83 80 81 80

Tháng 2 84 79 82 77

Tháng 3 82 83 79 81

Tháng 4 81 82 82 79

Tháng 5 79 78 76 60

Tháng 6 79 66 61 64

Tháng 7 76 72 74 62

Tháng 8 75 71 65 68

Tháng 9 78 73 78 75

Tháng 10 82 83 76 80

Tháng 11 89 81 81 85

Tháng 12 81 80 77 82

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Lượng mưa

Tổng số ngày mưa trung bình là 100 – 125 ngày/năm. Với lượng mưa trung bình năm 1.500 – 1.800 mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10,11 với lượng mưa trung bình là 350 – 900 mm/tháng. Vào các tháng ít mưa nhất trong năm (tháng 2,3,4) lượng mưa trung bình < 10 -170 mm/tháng.

Bảng 2.3. Bảng thống kê lượng mưa các tháng trong năm Năm

Tháng

Lượng mưa trung bình (mm)

2015 2016 2017 2018

CẢ NĂM 2.684,9 1.524,9 1.483,1 1.277,3

Tháng 1 110,4 24,0 104,4 63,0

Tháng 2 - 10,7 40,1 19,0

Tháng 3 6,4 71,0 17,4 22,0

Tháng 4 9,1 5,0 170,8 41,0

Tháng 5 54,9 64,5 9,7 3,3

Tháng 6 54,2 14,8 51,2 18,0

Tháng 7 125,9 84,8 114,2 18,0

Tháng 8 140,3 36,6 103,2 85,0

Tháng 9 105,6 266,1 378,4 78,0

Tháng 10 539,6 448,2 177,4 141,0

Tháng 11 1511,2 359,1 229,2 540,0

Tháng 12 27,3 140,1 87,1 249,0

Nguồn: Trung tâm KTTV Bình Định

Bức xạ mặt trời

Bức xạ mặt trời trung bình hàng năm tại khu vực vào khoảng 143,6 kCal/cm2. Từ tháng 3 đến tháng 9 là t hời kỳ nhiều nắng, trung bình hàng tháng là 200 – 300 giờ nắng/tháng. Số ngày âm u không nắng trong tháng không quá 4 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau là thời kỳ nắng ít, trung bình 100 -180 giờ nắng/tháng. Mỗi tháng có khoảng 5 – 8 ngày trời âm u hoàn toàn không có nắng.

Bảng 2.4. Bảng thống kê số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) Năm

Tháng

Số giờ nắng (giờ)

2015 2016 2017 2018

CẢ NĂM 2.528,6 2.178,7 2.562,2 2.885,3

Năm Tháng

Số giờ nắng (giờ)

2015 2016 2017 2018

Tháng 1 186,3 58,0 119,9 207,0

Tháng 2 239,8 202,1 183,7 224,0

Tháng 3 247,7 108,1 222,1 256,5

Tháng 4 268,6 252,6 275,2 275,0

Tháng 5 306,9 280,4 299,9 302,0

Tháng 6 272,7 249,4 220,7 229,0

Tháng 7 262,1 261,5 240,9 268,0

Tháng 8 260,6 272,3 248,1 307,0

Tháng 9 210,3 164,8 196,2 253,0

Tháng 10 115,5 147,4 185,9 225,0

Tháng 11 23,0 143,2 199,2 175,0

Tháng 12 135,1 38,9 170,9 163,8

Nguồn: Trung tâm KTTV Bình Định

Gió

Khu vực dự án chịu tác động của hai hướng gió chính là:

- Mùa đông là hướng Đông Bắc với tốc độ gió trung bình khoảng 2,9 m/s.

- Mùa hè là hướng Đông Nam với tốc độ gió trung bình là 1,8m/s.

- Tốc độ gió trung bình hàng năm là 2,2 m/s.

Bảng 2.5. Tần suất gió theo các tháng tại trạm An Nhơn Hướng

Tháng

Lặng gió Bắc Đông

Bắc Đông Đông

Nam Nam Tây

Nam Tây Tây

Bắc

1 22,5 37,1 12,2 1,5 2,1 0,3 0,0 1,5 22,7

2 29,4 29,7 10,7 3,0 8,7 1,9 0,0 0,8 15,8

3 33,4 19,8 7,3 3,4 20,9 5,5 0,1 0,4 9,1

4 38,5 12,1 4,4 4,2 27,3 7,6 0,1 0,4 5,3

5 46,8 8,1 3,1 3,4 21,6 6,8 0,7 3,5 5,9

6 42,5 4,3 1,3 1,9 18,1 6,7 1,5 13,1 10,4

7 41,3 4,4 0,8 1,4 14,8 5,3 1,9 17,3 12,6

8 38,5 5,3 1,7 1,2 11,3 5,3 2,6 20,9 13,3

9 44,5 13,4 5,1 2,2 10,7 3,6 1,0 6,5 13,0

10 30,2 25,4 11,4 2,4 5,2 1,5 0,3 2,9 20,6

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

12 13,3 43,0 15,6 1,0 0,5 0,1 0,0 1,6 24,7

Nguồn: Trạm quan trắc An Nhơn, 2018

Bảng 2.6. Tần suất gió theo hướng thịnh hành

Trạm An Nhơn

Tháng Hướng Tần suất (%) Tháng Hướng Tần suất (%)

1 2 3 4 5 6

Bắc Bắc Bắc Đông Nam Đông Nam Đông Nam

37,1 29,7 19,8 27,3 21,6 18,1

7 8 9 10 11

12

Tây

Tây Bắc Bắc Bắc Bắc

17,3 20,9 13,4 25,4 38,9 43,0

Nguồn: Trạm quan trắc An Nhơn, 2018

Từ tháng IV đến tháng IX có cấp gió từ 0 – 1 m/s thường chiếm tần suất lớn nhất. Từ tháng X đến tháng III năm sau, tốc độ gió > 2 – 5 m/s đạt tần suất cao nhất trong năm chiếm tới 52 – 72%.

Biểu đồ hoa gió tại khu vực như sau:

Hình 2.1. Biểu đồ hoa gió khu vực

Các điều kiện thời tiết bất thường

- Áp thấp nhiệt đới và bão Mùa bão ở Bình Định được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11, nhưng cũng có năm từ giữa tháng 6 đã có bão đổ bộ (bão

số 2 ngày 12/06/2004, bão số 2 ngày 30/06/1978 đều đổ bộ vào Bình Định)

Đặc biệt ở các tỉnh Trung Bộ nói chung và Bình Định nói riêng, mùa bão xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên cũng hoạt động ở vĩ độ này. Do đó tổ hợp ảnh hưởng giữa bão, ATNĐ với các hình thế thời tiết khác như không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới hay các

Địa chỉ: Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - Dông

Theo số liệu quan trắc được ở các địa phương Bình Định, hàng năm trung bình vùng đồng bằng phía nam tỉnh có từ 37 - 52 ngày dông; còn ở vùng núi, thung lũng và phía bắc tỉnh có số ngày dông xuất hiện nhiều hơn 70 ngày dông. Năm có số ngày dông cao nhất lên đến 65 - 70 ngày ở vùng đồng bằng phía nam, từ 90 - 110 ngày dông ở vùng núi và phía bắc tỉnh. Năm có số ngày dông ít nhất cũng từ 25 - 35 ngày ở vùng đồng bằng phía nam và từ 50 - 60 ở vùng núi và phía bắc tỉnh. Mùa dông bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 11, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 5 và tháng 9 là thời kỳ tranh chấp mạnh mẽ giữa các khối không khí, điều kiện nhiệt - ẩm cũng thuận lợi cho sự hình thành mây dông, nên đây cũng là hai tháng nhiều dông nhất trong năm. Tháng 1 và tháng 12 đôi khi cũng quan trắc thấy dông trong những đợt không khí lạnh kèm front lạnh tràn về.

2.1.3. Điều kiện về thủy văn, hải văn

Dự án có vị trí tại thôn Thọ Tân Bắc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thị xã An Nhơn là thị xã đồng bằng có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với mực nước biển. Mạng lưới thủy văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao, đáng kể là hệ thống hạ lưu sông Kôn chia thành hai nhánh phía Nam và phía Bắc, tiếp với sông An Tượng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã cùng với hồ Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp.

Về phía phía Đông có kênh chính hồ Núi Một. Kênh này được làm bằng bê tông, dùng cho tưới tiêu nông nghiệp. Kênh chính hồ Núi Một có chiều rộng khoảng 5m, xây bằng bê tông. Với kiểu gia cố mương (bê tông), vận tốc dòng chảy lớn nhất của dòng nước vào mùa mưa là 4m/s.

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Điều kin v kinh tế

- Thực tế khảo sát, phần lớn dân cư trong vùng lân cận dự án làm nông, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ ở chợ, đi làm ăn xa hoặc không có việc làm ổn định. Nhà cấp 4. Mức thu nhập thấp. Bình quân khoảng 9 triệu đồng/người/năm.

- Chăn nuôi: khu vực đa phần phát triển chăn nuôi gà, bò, heo với quy mô hộ gia đình. Đàn bò từ 3 -5 con; gà từ 20 – 30 con/hộ; heo từ 3 – 5 con/hộ.

b. Điều kin v xã hi

Khu vực chủ yếu là người dân tộc Kinh sinh sống. Hiện nay đã có 100% hộ được dùng lưới điện quốc gia. Khu vực dự án có vị trí giao thông thuận lợi với đường bê tông liên khu chăn nuôi và Quốc lộ 19 cách dự án khoảng 5 km.

Dân cư lân cận khu vực dự án khá thưa thớt, chủ yếu tập trung về phía Đông, Đông Nam, nhà cửa được xây dựng kiên cố. Cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn cũng đã được xây dựng và phát huy hiệu quả như trường tiểu học Nhơn Tân, trường THCS Nhơn Tân,..

Đánh giá sự phù hợp của vị trí thực hiện dự án đối với tình hình kinh tế - xã hội

địa phương Thuận lợi:

- Xã Nhơn Tân là xã có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng phì nhiêu, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt.;

- Địa chất công trình thuận lợi cho việc xây dựng;

- Hiện trạng là đất trống, không tốn kém chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, không có di tích văn hoá, lịch sử và công trình vật kiến trúc có giá trị;

- Kinh tế địa phương phần lớn vẫn dựa vào phát triển nông nghiệp, chăn nuôi. Theo định hướng chung của địa phương, ngành chăn nuôi được khuyến khích phát triển theo hướng công nghiệp hóa, chuyên sâu, tập trung theo mô hình trang trại, gia trại.

Phấn đấu tăng trưởng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp để gia tăng giá trị sản xuất, tạo thu nhập cao hơn cho người lao động. Như vậy việc phát triển dự án tại địa phương là hoàn toàn phù hợp với chủ trương và kinh tế - xã hội tại địa phương.

Khó khăn:

Hạ tầng cơ sở khu vực chưa đầy đủ, chưa có hệ thống cấp nước tập trung cũng như hạ tầng kỹ thuật thu gom và thoát nước mưa, nước thải. Vì vậy chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốn kém nhiều.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO, GÀ, BÒ THỊT THƯƠNG PHẨM (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)