4.1.1. Giới và tuổi:
Ở đối tượng thừa cân, béo phì, nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao, bệnh mạch vành xảy ra trên người cao tuổi càng nguy hiểm [11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 58,0±1,1. Tỷ lệ nhóm tuổi < 60 tuổi và ≥60 tuổi tương đương nhau. Sự khác biệt về tuổi trung bình ở hai nhóm thừa cân không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Diệu Nga, tuổi trung bình là 46,04 ± 12,34. Tỷ lệ nhóm tuổi < 60 tuổi chiếm chủ yếu, ở nhóm thừa cân và béo phì
lần lượt là 76,5% và 90,5%. Sự khác biệt về tuổi trung bình ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Sự khác biệt này có thể do phân bố tuổi của hai nghiên cứu khác nhau[16].
Qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ thừa cân, béo phì đều cao hơn nam là là 61,8% so với 38,2%; 69,6 so với 30,4%.
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Diệu Nga có tỷ lệ nam béo phì là 60,7% cao hơn nữ là 39,3%. Trong khi tỷ lệ nam thừa cân là 23,5% thấp hơn nữ thừa cân là 39,3%[16]. Nghiên cứu của Addo và cộng sự tại Ghana (2015),
thừa cân và béo phì chiếm 54,4% ở nam và 56,8% ở nữ và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,74) [19]. Như vậy, tỷ lê thừa cân béo phì theo giới khác nhau tùy vào từng nghiên cứu, có thể sự khác biệt này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn, mức độ hoạt động thể lực, điều kiện kinh tế, chủng tộc và các bệnh lý đi kèm khác.
4.1.2. Hút thuốc lá:
Qua nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy thừa cân béo phì tăng nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và béo phì, mức độ hoạt động thể lực, hút thuốc là phổ biến và chúng có liên quan đến kết quả điều trị hen [68].
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ có hút thuốc lá là 6,8%
Ở nhóm đối tượng béo phì tỷ lệ có hút thuốc lá là 10,1% cao hơn ở nhóm đối tượng thừa cân là 3,9%,
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Diệu Nga có tỷ lệ có hút thuốc lá là 20,8%
và tỷ lệ có vận động thể lực là 32,3%. Ở nhóm đối tượng béo phì tỷ lệ có hút thuốc lá là 22, 6% cao hơn ở nhóm đối tượng thừa cân là 11,8%.Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hút thuốc lá giữa hai nhóm đối tượng thừa cân và béo phì (p>0,05)[16].
Một nghiên cứu ở Trung Quốc năm 2018 của Liu và cộng sự trên 39034 đối tượng từ 18 đến 79 tuổi ghi nhận sự khác biệt về tình trạng hút
thuốc lá ở nhóm béo phì, thừa cân và nhóm BMI bình thường cũng có ý nghĩa với p < 0,001 [45].
Như vậy, hai nghiên cứu đều ghi nhận ở nhóm béo phì hút thuốc lá nhiều hơn, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 191, nhỏ hơn nhiều so với nghiên cứu của Liu và cộng sự là 39034 đối tượng tham gia nghiên cứu.
4.1.3. Vòng bụng
Béo phì trung tâm là nguyên nhân chính gây nên kháng insulin, ban đầu có sự tăng insulin máu bù đắp, dần dần điều này chịu trách nhiệm cho phần
lớn những rối loạn chuyển hóa lipid chứ không phải tất cả bất thường lipoprotein đi kèm. Có 3 yếu tố rối loạn lipid máu chính xảy ra ở người béo phì trung tâm là: tăng các lipoprotein giàu triglycerid lúc đói và sau ăn, giảm HDL-c , tăng LDL nhỏ đậm đặc [5]
vòng bụng trung bình là 91,2 ± 8,8 cm và vòng bụng trung bình ở nhóm thừa cân (88,3 ± 0,7 cm) thấp hơn nhóm béo phì (96,0 ± 7,2 cm).Tỷ lệ béo bụng dạng nam trong nghiên cứu ở nhóm thừa cân là 79,4% thấp hơn ở nhóm béo phì là 93,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga, đối tượng chủ yếu béo phì trung tâm, vòng bụng trung bình là 94,04 ± 6,12 cm và vòng bụng trung bình ở nhóm thừa cân (87,76 ± 4,28 cm) thấp hơn nhóm béo phì (95,32 ± 5,69 cm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ béo bụng dạng nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 94,1%, và tỷ lệ béo bụng dạng nam ở nhóm thừa
cân là 88,2% thấp hơn ở nhóm béo phì là 95,2%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê[16].
Nghiên cứu của của Liu và cộng sự (2018) ghi nhận vòng bụng trung bình ở nhóm béo phì là 97,10 ± 7,52 cm, cao hơn nhóm thừa cân là 87,07 ±
6,13 cm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [45].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài khi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng trung bình ở nhóm béo phì cao hơn nhóm thừa cân và tỷ lệ béo bụng dạng nam cao hơn ở nhóm béo phì.
4.1.4. Đặc điểm huyết áp
Béo phì có liên quan rõ ràng đến sự gia tăng tỷ lệ tăng huyết áp. Các yếu tố bảo vệ có thể tồn tại, sự di truyền và khác biệt chủng tộc hoặc các yếu tố môi trường, có thể làm thay đổi biểu hiện gen cũng có thể góp phần vào tính di truyền của tăng huyết áp do béo phì[9]. Đã có nhiều nghiên cứu đã
chứng minh, thừa cân, béo phì tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [33].
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng huyết áp là 66,0%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm béo phì là 67,4% cao hơn ở nhóm thừa cân là 64,7%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga, tỷ lệ tăng huyết áp là 31,7%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm béo phì là 34,5% cao hơn ở nhóm thừa cân là 17,6%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05[16].
Trong nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên (2011), tỷ lệ tăng huyết áp nhóm thừa cân là 57,53% và ở nhóm béo phì là 56,9% sự khác biệt này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế(p>0,05)[7].
Nghiên cứu của Leenen và cộng sự (2010) tại Canada ghi nhận tỷ lệ tăng huyết áp tăng khi tuổi bệnh nhân tăng và BMI càng cao, tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm thừa cân là 51%, ở nhóm béo phì độ I là 59% và nhóm độ II/III là
68% [41].
Như vậy, ở một số nghiên cứu này, tại các nước phát triển, tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng thừa cân, béo phì cao hơn ở nghiên cứu của chúng tôi.
Sự khác nhau này có thể do sự khác biệt về chủng tộc, điều kiện kinh tế cũng như các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp.
4.1.5. Nồng độ glucose máu đói
Khả năng dung nạp glucose máu giảm dần theo thời gian, một phần nhỏ
do giảm tiết insulin, chủ yếu do sự đề kháng insulin ở ngoại biên. Tăng nồng độ glucose lúc đói chủ yếu do kháng insulin tại gan và làm gan tăng sản xuất glucose, còn tăng nồng độ glucose sau ăn chủ yếu do đề kháng insulin ở các mô cơ, mô mỡ [9]
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ glucose máu đói trung bình là
6.2 ± 1,5 mmol/l, nhóm béo phì có nồng độ glucose máu đói trung bình cao hơn nhóm thừa cân (6,6 ± 0,2 mmol/l so với 5,8 ± 0,1 mmol/l), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tỷ lệ glucose máu đói từ nhóm 5,6- 6,9 mmol/l chiếm 46,6% và nhóm ≥ 7 mmol/l chiếm 16,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga nồng độ glucose máu đói
trung bình là 5,89 ± 0,99 mmol/l, nhóm béo phì có nồng độ glucose máu đói trung bình cao hơn nhóm thừa cân (5,93 ± 1,05 mmol/l so với 5,67 ± 0,66 mmol/l), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ rối loạn glucose máu đói ở đối tượng béo phì là 51,2% cao hơn ở nhóm thừa cân (41,2%).
Tương tự, tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm béo phì là 10,7% cao hơn nhóm thừa cân (5,9%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05[16].
Nghiên cứu của Trần Thừa Nguyên (2011) ghi nhận glucose máu đói trung bình ở nhóm béo phì là 5,43 ± 1,21 mmol/l cao hơn nhóm thừa cân là 5,29 ± 1,07 mmol/l, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tỷ lệ tiền đái tháo đường ở nhóm béo phì là 74,14% cao hơn ở nhóm thừa cân
là 67,12% và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [7].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với các nghiên
cứu trên về glucose máu đói, nhóm glucose từ 5,6-6,9 mmol/l (tiền đái tháo đường) và nhóm glucose ≥ 7 mmol/l là do hạn chế nghiên cứu của chúng tôi
không xét nghiệm HbA1C cũng như làm nghiệm pháp dung nạp glucose.