4.3.1. Tuổi và giới
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ không thay đổi được của tình trạng đề kháng insulin và các biến cố tim mạch. Tuổi càng cao nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa càng cao.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi cũng như giới và tình trạng kháng insulin theo TyG (p> 0,05). Như vậy, tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga[16].
4.3.2. Hút thuốc lá
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hút thuốc lá và tình trạng kháng insulin theo TyG (p> 0,05). Như vậy, tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga[16].
4.3.3. Vòng bụng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng và tình trạng kháng insulin theo TyG (p<
0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng và tình trạng kháng insulin theo TyG (p<0,05)[16].
Nghiên cứu của Phạm Viết Thái (2018) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng chung và phân nhóm TyG với p=0,001 [11].
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các tac 1giả trên.
4.3.4. Đặc điểm huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận ở nhóm có tăng huyết áp chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng huyết áp và tình trạng kháng insulin (p>0,05).
Nghiên cứu của Lê Thị Ánh Minh (2018) chỉ ra ở nhóm tăng huyết áp không ghi nhân mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng huyết áp và tình
trạng kháng insulin (p> 0,05) [5].
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nguyên cứu của Lê
Thị Ánh Minh đều chưa ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TyG và tăng huyết áp. Cần có nhiều nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ mối liên quan này.
4.3.5. Glucose máu đói
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm kháng insulin, chỉ số TyG trung bình ở nhóm glucose <5,6 mmol/l chiếm tỷ lệ , nhóm 6,6-6,9 mmol/l chiếm và nhóm glucose ≥ 7mmol/l chiếm , có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa glucose và tình trạng kháng insulin theo TyG (p<0,01).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga, ghi nhận chỉ số TyG trung bình không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có rối loạn glucose máu (4,40 ± 0,69) và nhóm không có rối loạn glucsose máu
(4,70 ± 0,70) với p>0,05[16].
Nghiên cứu của Phạm Viết Thái (2018) chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa glucsoe máu và phân nhóm TyG với mức ý nghĩa p<0,001 [11].
Trong nghiên cứu của Lim và cộng sự (2019 chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa glucose máu đói và tình trạng kháng insulin với p < 0,001 [43].
4.3.5. Đặc điểm một số cận lâm sàng 4.3.5.1. Bilan lipid và tỷ lệ rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu và một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng ở đối tượng thừa cân béo phì.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan này giữa tăng cholesterol máu toàn phần và kháng insulin theo TyG này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận có mối liên quan này giữa tăng cholesterol máu toàn phần và kháng insulin theo TyG có ý nghĩa thống kê với p < 0,01[16].
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan này giữa tăng triglyceride và kháng insulin theo TyG này có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận có mối liên quan này giữa tăng triglyceride và kháng insulin theo TyG có ý nghĩa thống kê với p < 0,01[16].
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan này giữa tăng HDL-c và kháng insulin theo TyG này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận. Tuy nhiên, mối liên quan này giữa tăng HDL-C và kháng insulin theo TyG cũng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05[16].
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có mối liên quan này giữa tăng LDL-c và kháng insulin theo TyG này có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận mối liên
quan này giữa tăng LDL-c và kháng insulin theo TyG có ý nghĩa thống kê
với p <0,01[16].