Tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG và HOMA - IR

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG INSULIN Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ (Trang 65 - 68)

Để xác định tình trạng kháng insulin, phương pháp kìm giữ đẳng đường tăng insulin máu được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá nhạy cảm insulin và xác định kháng insulin [15 ]. Nhưng đây là một phuơng pháp phức

tạp và nhiều nhuợc điểm nên khó áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng. Định lượng nồng độ insulin và glucose máu lúc đói và thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose. Thuật ngữ “kháng insulin” không có nghĩa để nhận dạng một thực thể lâm sàng đặc hiệu cũng không hướng đến một chẩn đoán lâm sàng đặc hiệu [9]. Kháng insulin không phải là một bệnh mà là một tình

trạng lâm sàng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển các bệnh lý như đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, ung thư...[3].

Hiện nay, nhiều chỉ số gián tiếp được xây dựng và nghiên cứu để đánh giá tình trạng kháng insulin. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tình trạng kháng insulin qua chỉ số TyG, HOMA IR .

4.2.1. Chỉ số HOMA-IR

Mô hình đánh giá cân bằng nội mô (HOMA = Homeostasis model assessment) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong các nghiên cứu đánh giá

chức năng tế bào beta và tình trạng đề kháng insulin và được đề xuất vào năm 1985, đây là một mô hình đánh giá tương tác giữa động học insulin và glucose, được sử dụng để tiên đoán nồng độ insulin và glucose trong trạng thái ổn định (lúc đói) [64].

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận HOMA-IR trung bình là 2,4 ± 2,3.

Ở nhóm béo phì, tỷ kệ kháng insulin theo HOMA-IR chiếm 69,4% cao hơn nhóm thừa cân là 30,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga có HOMA-IR trung bình là 4,23

± 3,71. Ở nhóm béo phì, tỷ kệ kháng insulin theo HOMA-IR chính 54,5% cao hơn nhóm thừa cân, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05[16].

Như vậy, kết quả tỷ lệ kháng insulin theo HOMA-IR ở nghiên cứu của

chúng tôi cao nghiên cứu Nguyễn Thị Diệu Nga có thể do cỡ mẫu, cũng như đặc điểm mô hình bệnh tật tại mỗi bệnh viện.

4.2.2. Chỉ số triglyceride và glucose (TyG)

Chỉ số TyG được đề xuất bởi Guerrero-Romero và cộng sự (2008), là một chỉ điểm gián tiếp cho tình trạng đề kháng insulin và nhiều nghiên cứu

hiện nay cho thấy chỉ số TgG có giá trị dự đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa. Chỉ số TyG được tính toán đơn giản và thuận tiện dựa vào triglycerid máu đói và glucose máu đói [29].

Hiện nay có nhiều điểm cắt TyG, được đưa ra tùy vào từng nghiên cứu,

nhóm đối tượng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy điểm cắt là 4,11 dựa theo nghiên cứu của Er và cộng sự (2016) ở Đài Loan trên bệnh nhận không mắc bệnh ĐTĐ ghi nhận chỉ số TyG có giá trị trong việc chẩn đoán tình trạng kháng insulin với điểm cắt 4,11 [29].

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận TyG trung bình là 4,32 ± 0,87. Ở nhóm béo phì, tỷ kệ kháng insulin theo TyG chiếm 59,5% cao hơn nhóm thừa cân là 40,5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tương tự, nhóm béo phì có TyG trung bình là 4,47 ± 0,01 và cao hơn nhóm thừa cân với TyG là 4,19±0,10, sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Nga ghi nhận TyG trung bình là 4,57

± 0,62. TyG trung bình ở nhóm béo phì là 4,56 ± 0,64 tương tự với TyG trung bình ở nhóm thừa cân là 4,62 ± 0,49. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ kháng insulin cao với tỷ lệ 74,3%. Tỷ lệ kháng insulin theo TyG ở nhóm béo phì là 72,6% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>

0,05) so với nhóm thừa cân có tỷ lệ kháng insulin theo TyG là 82,4%[16].

Năm 2018, Lê Thị Ánh Minh nghiên cứu các chỉ số TyG đánh giá tình

trạng đề kháng Insulin ở 69 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có hoặc không tăng huyết áp tại bệnh viện trung ương Huế ghi nhận TyG trung bình là 4,56 ± 0,52, TyG trung bình ở nhóm có kháng insulin và không kháng insulin theo HOMA-IR lần lượt là 4,73 ± 0,6 và 4,42 ± 0,52 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [5].

Nghiên cứu Lim và cộng sự (2019) tại Hàn Quốc trên 11149 đối tượng tham gia, gồm 8362 đối tượng không đề kháng insulin theo HOMA-IR và 2787 đối tượng có đề kháng insulin theo HOMA-IR, ghi nhận rằng chỉ số TyG ở nhóm kháng insulin và không kháng insulin theo HOMA-IR lần lượt là 8,76 ± 0,60 và 8,35 ± 0,57, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [43].

Trong nghiên cứu của Salazar và cộng sự (2017), tại Venezuelan, chỉ số

TyG trung bình là 4,6 ± 0,3 (nam: 4,66 ± 0,34, nữ 4,56 ± 0,33), điểm cắt để đánh giá tình trạng kháng insulin của TyG là 4,49 với độ nhạy 82,6% và độ đặc hiệu là 82,1% [57].

Như vậy, kết quả nghiên cứu có sự khác nhau này có thể sự khác biệt về cỡ mẫu, đối tượng nghiên cứu,chủng tộc, điều kiện phát triển kinh tế và các yếu tố nguy cơ đi kèm khác.

Vì vậy, hiện nay nhiều nghiên cứu sử dụng chỉ số TyG để đánh giá tình trạng kháng insulin ở nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau, và điểm

cắt hiện tại khác nhau tùy vào nghiên cứu. Việc đánh giá và tìm điểm cắt TyG đánh giá tình trạng kháng insulin cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG INSULIN Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)