1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh đoanh
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
Ứng dụng mô hình 5 lực cạnh tranh của Micheal Porter xác định các yêu tế bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình 5P của Micheal Porter được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Áp đụng mô hình này, tác giả xác định các nhóm yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được xác định như sau:
Các đối thủ tiềm ân
(mỗi đe doa của những người mới gia nhập thị
truone)
¥
Những nhà cung cấp Các đối thủ hiện Khách hàng
(thê mặc cả của nhà hữu (canh tranh giữa |* (thê mặc cả của
cung cắp) các đấy thủ hiên có) người mua hàng)
Š
a
Các sản phẩm thay thế (mối đe doa của
sản phẩm thay thể)
Hình 1. Mô hình dụng mô hình 5 lực cạnh tranh của Micheal Porter Nguẫn: Giáo trình Quân trị Chiến lược, TS.Trương Quang Dũng [9)
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng dau thé gidi
hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa
các ngành kinh đoanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nỗi trội hơn các đối thủ có thể sử đụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh đoanh mình đang hoạt động. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quá để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Nó cung cấp cho các nhà quản trị các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động” nên mô hình này còn được áp dụng để những
khu vực cần được cải thiện nhằm sản sinh nhiều lợi nhuận hơn trong những ngành
nhất định.
1.3.2.1. Các yếu tố thị trường
a Khách hàng Khách hàng luôn là một bộ phận rất quan trọng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Chi tiêu của khách hàng tạo nên đoanh thu cho doanh nghiệp. Do vậy, các yếu tố như khả năng thanh toán của khách hàng, nhu cầu sử dụng dich vụ, khả năng chọn lựa nhà cung cấp, nhận thức và độ trung thành của khách hàng về
nhãn hiệu sẽ tác động mạnh đến đoanh thu của doanh nghiệp, từ đó góp phần quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn dịch vụ của khách hàng.
Do đó, đơn vị cần điều tra vẻ tình hình đân cư, độ tuổi, đặc tính vùng miền của khách hàng, nhu cầu của lớp khách hàng này để kịp thời cung cấp những dịch vụ tương ứng phù hợp nhất.
b. Mức độ cạnh tranh
Những doanh nghiệp cùng ngành cung cấp cùng loại địch vụ sẽ cạnh tranh để bán được nhiều dịch vụ hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn. Chính sự khác biệt, tính
độc đáo của dịch vụ và giá thành sản xuất sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ hình thành nên giá
thành bình quân thấp và tiêu chuẩn dịch vụ chung ngảy cảng cao và đây là áp lực
buộc các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Những doanh nghiệp
mới gia nhập ngành là những đối thủ cạnh tranh tiềm an của doanh nghiệp. Những
doanh nghiệp này sẽ tận dụng được ưu thế của người đi sau như: chọn lựa công nghệ tiên tiến, tránh được những tổn tại của doanh nghiệp đi trước và linh hoạt hơn trong chiến lược kinh đoanh (do đầu tư chưa nhiều, cơ cấu nhỏ gọn...).
c. Rao cần gia nhập ngành Bao gồm các các điều kiện để một doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành như: yêu cầu về vốn, lao động, kỹ thuật, hay các chính sách của Chính Phủ.
d. Nguy cơ thay thể Những sản phẩm, địch vụ cùng đáp ứng một nhu cầu thị trường sẽ góp phần làm tăng khả năng chọn lựa cho khách hàng, nghĩa là tăng nguy cơ giảm doanh thu
của doanh nghiệp. Sản phẩm dịch vụ thay thế là kết quả của sự phát triển khoa học
công nghệ. Đề cạnh tranh được với sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần cung cấp
được sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu và chất lượng ngày cảng tốt hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chọn lựa những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với
khách hàng mục tiêu.
e Nhà cung cấp Các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp thông qua những đặc quyển thương mại như: chất lượng yếu tố đầu
vào, hỗ trợ giá, ...Các nhà cung cấp có thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thu hút khách hàng và giảm thiêu chỉ phí chăm sóc khách hàng trước cũng như sau khi bán hàng.
1.3.2.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô
a. Chính sách của Bộ, Ngành có liên quan:
Day là yếu tế tác động trực tiếp, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp, là khía cạnh thuộc môi trường chính trị và kinh tế. Doanh nghiệp lớn hay
nhỏ đều chịu sự ảnh hưởng của các chính sách này.
b.. Yếu tố kinh tẾ
Các yếu tố kinh tế tác động đến doanh nghiệp bao gồm: thu nhập đầu người;
chính sách kinh tế quốc gia: như chính sách ưu đãi đầu tư; Chu kỳ của nên kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến hiệu quả ngành thông qua nhu cầu chỉ tiêu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp...
c. Yếu tố kỹ thuật
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay thì yếu tố kỹ thuật đóng vai
trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thay thế ngày càng nhanh. Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, vòng đời của công nghệ ngày càng ngắn, đòi hỏi doanh nghiệp phải:
- Nhanh chóng cải tiễn những sản phẩm hiện có theo hướng bổ sung nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên nền phát triển kỹ thuật công nghệ;
- Phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu va thi hiếu khách hang;
- Liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng thêm thế mạnh cho mình, gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp.
Tương hỗ lại, khoa học kỹ thuật hiện đại thì doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều
dịch vụ mới hơn, doanh thu tốt hơn, quản lý khách hàng tốt hơn, chỉ phí hoạt động được cải thiện, thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn, đa dạng hơn thì sẽ chiếm
được thị phan nhiéu hon va mire doanh thu cao hon.
d. Yếu tố văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa, lối sống, nhu cầu thể hiện bản thân, thỏi quen chỉ tiêu...sẽ tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp. Khách hàng
ngày nay muốn được phục vụ tại địa chỉ nhiều hơn, được quan tâm chăm sóc sau bán hàng nên doanh nghiệp cũng phải lưu ý trong việc tiếp thị khách hàng.
Các yếu tố của môi trường vi mô và vĩ mô nêu trên đều có tác động tương hỗ
nhau, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Với sự phát triển của kinh tế địa
phương, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến internet và điện thoại di động trở nên phổ biến thì việc khách hàng đến BĐVHX đọc sách, gọi điện thoại, gửi thư đã trở nên ngày càng ít. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực không đáp ứng yêu câu của hiện tại, sản phẩm dịch vụ không thay đổi theo nhu cầu khách hàng nên kết quá doanh thu, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 1.4.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Yếu tố con người luôn là nền tảng, quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, của mỗi chiến lược kinh doanh. Nhà quản trị sử dụng lao động tốt, nâng cao hiệu quá lao động thi sẽ tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp địch vụ, lao động là nguồn lực, là yêu tế đầu vào, yếu tố sản xuất và yếu tố không thể thay thế. Trong nên kinh tế mà khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển tốt đến mức nào đi nữa, mặc đù con người có thể chế tạo
nhiều máy móc, nhiều người máy, nhiều chương trình hỗ trợ thì đối với ngành địch
vụ, con người là yếu tố đầu tiên và cân thiết nhất, quyết định đến chất lượng dịch
vụ, chất lượng hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp.
Như vậy, hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành dịch vụ. Nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng của đơn vị thông qua quan hệ so sánh giữa kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh với chỉ phí lao động.
Ban chat của việc sử dụng lao động có hiệu quá là cùng một chi phí lao động bỏ ra nhưng tạo ra nhiễu lợi nhuận, tăng doanh thu và đảm bảo chất lượng phục vụ.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động là:
- Năng suất lao động: đây là chỉ tiêu tông hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất hiệu quả lao động của toàn doanh nghiệp. Nng suất lao động cho biết
trong một thời gian cụ thể, trung bình doanh thu do một lao động tạo ra là bao nhiều. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Tổng Doanh thu Năng suất bình quân lao động =
Tổng số lao động
- Mức sinh lợi của lao động:chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian nhất
định, trung bình một lao động tại ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được tính bằng
công thức:
Tổng Lợi nhuận
Mức sinh lợi của lao động =
Tổng số lao động
Chỉ tiêu nảy cho biết mức độ cống hiến của một người lao động trong một doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận.
- Đoanh thu trên 1 đồng tiền lương:chỉ tiêu này phản ánh mỗi một đồng tiền lương trả cho người lao động thì tạo ra được bao nhiêu doanh thu. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tổng doanh thu Doanh thu trên I đồng tiền luong =
Chi phí lương
- Lợi nhuận trên 1 đồng tiền lương: chỉ tiêu này phản ánh mỗi một đồng
tiền lương bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, theo công
thức:
Tổng lợi nhuận Doanh thu trên 1đồng tiền lương =
Chi phí lương