TĂNG CƯỜNG NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu 6 Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả (Trang 168 - 200)

“Đừng nghĩ về hoạt động sáng tạo nghệ thuật, hãy chỉ sáng tạo nghệ thuật.

Để những người khác đánh giá hoạt động đó xuất sắc hay kém cỏi, bất kể

họ yêu mến hoặc ghét.

Trong khi họ quyết định, hãy sáng tạo nhiều nghệ thuật hơn nữa.”

— ANDY WARHOL TĂNG CƯỜNG NHỮNG SẢN PHẨM CÓ Ý NGHĨA

LẬP SƠ ĐỒ NĂM BƯỚC THÀNH THẠO NHỮNG KỸ NĂNG QUAN TRỌNG

"Chỉ là không đủ nhanh.”

Athena, quản lý trường học, nói bằng giọng bất lực. Chúng tôi đang ở trong văn phòng của bà, thảo luận về những mục tiêu của bà ấy và làm thế nào bà có thể tạo ra nhiều thành công như thế trong sự nghiệp. Những tập hồ sơ dày nhồi nhét trong những kệ phía sau bà. Có một cửa sổ nhỏ cạnh bàn.

Chẳng có bức tranh nào trang trí những bức tường trắng ngả vàng với thời gian. Nhưng tôi không thể ngừng cảm nhận rằng, văn phòng này - không, toàn bộ toà nhà quản lý - được xây dựng trong những năm 1970 và chưa bao giờ được sơn lại. Bà Athena làm việc trong căn phòng này đã 40 năm rồi.

“Hiện giờ, tôi bận rộn hơn bất cứ lúc nào trong toàn bộ sự nghiệp. Lúc này có rất nhiều thúc ép bởi họ sắp sửa đóng cửa hai trường học của tôi. Tôi ít

khi rời khỏi văn phòng, thậm chí lúc ăn trưa.” Bà chỉ vào hai hộp đồ ăn mang về trên bậu cửa sổ. “Tôi có những cuộc họp cả ngày với giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh, lãnh đạo cộng đồng. Tôi làm việc cả ngày đêm vì thứ gì đó như thể đã bốn năm rồi. Tôi không cảm thấy mình đang tiến triển đủ, mặc dù tôi đang xử lý từng cái một.”

Tôi quyết định đặt câu hỏi về nỗi sợ hãi lớn nhất khi thảo luận về năng suất làm việc: “Bà hạnh phúc chứ?”

Athena quắc mắt. “Tôi không muốn mình có vẻ không hạnh phúc, Brendon.

Chẳng giống như tôi đang nói cuộc đời kinh khủng hoặc sự nghiệp tồi tệ.

Tôi chỉ làm việc không hiệu quả như tôi muốn, hoặc như mọi người cần tôi như thế. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần anh ở đây - để tập trung vào việc hiệu quả hơn nữa.”

Tôi nhận ra rằng khi bạn đang trò chuyện với những người thực sự bận rộn, họ thường nhanh chóng bỏ qua chủ đề hạnh phúc.

“Được rồi. Vậy thì, Athena, bà hạnh phúc một cách hiệu quả chứ?”

Bà ấy cười. “Hạnh phúc vừa đủ, tôi đoán vậy. Không giống mỗi ngày đều là một giấc mơ. Nhưng tôi yêu việc đang làm. Chỉ là, tôi nghĩ phải có một cách thức tốt hơn.”

“Một cách tốt hơn điều gì?”

“Hơn là giết chết bản thân khi làm công việc vất vả này để đạt được thứ gì đó cảm giác như chẳng đi đến đâu cả. Tôi muốn nghỉ hưu sau 20 năm.

Nhưng chỉ còn sáu năm từ bây giờ. Tôi thậm chí không biết liệu tôi có thể xây dựng thêm hai trường khác với tốc độ này. Và thậm chí nếu tôi làm được, tôi lo sợ tôi sẽ nghỉ hưu và nhìn lại rồi nghĩ, Tất cả vì điều gì? Tôi đã thực sự hoàn thành được điều gì?”

“Bà nghĩ là vì điều gì?”

“Ồ, những ngôi trường, chắc chắn thế. Tôi hiểu rõ điều đó. Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu sự nghiệp này. Tôi biết, nếu tôi có thể xây dựng những ngôi

trường trong cộng đồng vững mạnh, tôi có thể giúp những thế hệ trẻ em có cuộc sống tốt hơn.”

“Được rồi. Nghe có vẻ như một sứ mệnh tuyệt vời. Bà nói mình có thể băn khoăn về điều thực sự hoàn thành. Bà hi vọng điều đó là gì?”

“Tôi hi vọng hoàn thành thêm một số dự án lớn, đó là những ngôi trường này có thể đem lại lợi ích cho nhiều thế hệ. Nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi có thể đạt được điều đó như thế nào - tôi đã cố gắng rất vất vả chỉ để duy trì. Tôi dành thời gian, nhưng tôi chưa tiến triển nhanh như tôi muốn. Tôi không tạo ra sự khác biệt mà tôi hi vọng, bởi vì những dự án của tôi phát triển quá chậm. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi bấp bênh. Chỉ là tôi cảm giác như thể tôi luôn luôn thúc đẩy và thúc đẩy, tung hứng và tung hứng. Tôi luôn phải lãng phí thời gian làm những thứ người ta đã làm trong từng dự án. Tôi luôn luôn giải quyết những vấn đề khẩn cấp và tranh giành để đạt được bất kỳ kết quả dài hạn nào...” Bà lặng dần đi và nhìn vào bức tường ngả vàng phía sau. “Như thể bất cứ việc gì tôi làm, tôi không hoàn thành những dự án lớn này, và tôi lo lắng tôi không tiếp cận đúng đắn. Bất kể tôi làm gì, chỉ là...”

Tôi cảm nhận một nguồn năng lượng mạnh mẽ đến từ bà. Cơn nghẹn lớn dần trong cổ họng tôi. Tôi biết chuyện này sẽ đi đến đâu. Thật đau đớn khi nhìn ai đó với tầm nhìn bị giam hãm tại đây, trong văn phòng này. “Chỉ gì cơ?”

“Mọi thứ tôi làm, chỉ không bao giờ... ," bà chớp mắt để ngăn nước mắt rơi,

“...đủ.”

#

Một trong những cảm giác tồi tệ nhất trên thế giới này là dù cực kỳ bận rộn nhưng bạn vẫn cảm thấy mình không tiến triển chút nào. Bạn đang thật sự cố gắng, nhưng phương pháp của bạn lại hủy hoại sức khỏe hoặc tổn hại đến hạnh phúc của bản thân. Những dự án dường như kéo dài mãi mãi. Tiến triển đến quá chậm. Hạnh phúc luôn luôn là đường chân trời xa xôi không bao giờ chạm tới. Athena cảm thấy điều đó. Hầu hết chúng ta đều gặp cảm giác ấy ở thời điểm nào đó.

Thật nặng nề khi nhìn Athena chịu đựng những cảm giác này bởi vì nhìn từ bên ngoài, bà như là người phụ nữ duy nhất trong đội SWAT. Bà kết thúc mỗi ngày với rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, điều bà phải học hỏi không chỉ là sự cân bằng có thể mà còn là sự tiến triển tăng lên. Bà đồng thời phải nhận ra rằng, đôi khi tất cả công việc bận rộn đó không phải là công việc của cuộc đời. Thi thoảng, làm việc hiệu quả không đủ bởi thành tựu có thể rỗng tuếch nếu không đồng bộ với con người bạn, với điều bạn thực sự muốn làm, với khả năng thực sự của bạn. Bà ấy phải nhận ra được sự khác biệt giữa chỉ hoàn thành mọi công việc và đạt năng suất làm việc cao.

Những người có hiệu suất cao thường có chủ đích trong quá trình lập kế hoạch cho mỗi ngày, dự án, và nhiệm vụ khi so sánh với những người có hiệu suất thấp. Tương tự những người có sức sản xuất cao nhất, những người có hiệu suất cao ghi điểm cao trong những tuyên bố như: “Tôi giỏi thiết lập những ưu tiên và dành thời gian cho việc quan trọng,” và “Tôi luôn tập trung và ngăn chặn những sao nhãng và cám dỗ.” (Càng đồng ý với những tuyên bố này, tổng chỉ số hiệu suất làm việc càng cao.) Sự khác biệt là khi so sánh bản thân với đồng nghiệp, những người có hiệu suất cao có sức sản xuất lớn hơn, nhưng đồng thời hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn, và được thưởng nhiều hơn trong thời gian dài.

Phát hiện về hạnh phúc đặc biệt quan trọng bởi nhiều người tin rằng họ không thể nào làm nhiều hơn mà không gây tổn hại đến hạnh phúc, sức khỏe hoặc cảm giác cân bằng. Nhưng suy nghĩ đó không đúng. Những người có hiệu suất cao luôn tìm ra cách để sản xuất nhiều hơn, đồng thời ăn uống lành mạnh hơn, rèn luyện thể chất nhiều hơn, và vẫn cảm nhận được tình yêu lớn lao hơn bởi họ đảm nhiệm nhiều thách thức mới hơn đồng nghiệp. Và họ không hoàn thành thêm công việc bận rộn với cảm giác họ thực hiện nhiều việc tùy tiện cùng một lúc - những người có hiệu suất cao hoàn thành nhiều hoạt động hơn và cho thấy nhiều sự xuất sắc được thúc đẩy hơn đồng nghiệp. Những cuộc phỏng vấn của tôi với nhiều người có hiệu suất cao và đồng nghiệp của họ trong thập niên trước đã khẳng định điều này.

Không lợi ích nào trong những lợi ích trên là do những người có hiệu suất cao là siêu nhân hoặc uống quá nhiều cà phê. Cũng không phải bởi những ý

tưởng có vẻ hay ho mà chúng ta thường nhận được để đạt sức sản xuất cao hơn. Tin rằng bạn cống hiến nhiều hơn đồng nghiệp hoặc bạn đang tạo ra sự khác biệt có thể chắc chắn tăng cường cảm giác có động lực và hài lòng, nhưng một lần nữa, những cảm giác không luôn dẫn tới năng suất tăng cường.1 Chỉ bởi vì bạn là một người cống hiến không có nghĩa là bạn giỏi thiết lập những ưu tiên hoặc ngăn chặn sự sao nhãng. Những người cho đi có thể cảm thấy nhiều đồng cảm, nhưng họ không phải lúc nào cũng hoàn thành việc họ bắt đầu.

Vì vậy, những người có hiệu suất cao sản xuất nhiều hơn nhưng vẫn duy trì niềm hạnh phúc, sức khỏe và cân bằng như thế nào? Đó là bởi họ có nhiều thói quen có chủ đích mà bạn sẽ được biết đến trong chương này.

Để đạt được kết quả tốt nhất trong chương này, quan trọng là bạn phải ngừng xem xét tất cả những quan điểm được nhận thức trước về sự cân bằng công việc - cuộc sống hoặc liệu việc tìm kiếm những thành tựu hữu hình trong cuộc sống có là một mục tiêu xứng đáng. Hãy luôn sẵn sàng tiếp thu những điều mới mẻ, bởi vì thành thục thói quen này có thể đem đến những kết quả có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt trong cách bạn cảm nhận bản thân và thế giới nói chung. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng, về mặt số liệu, nếu bạn cảm thấy mình có sức sản xuất nhiều hơn, nhiều khả năng bạn sẽ hạnh phúc hơn, thành công hơn, và tự tin hơn. Và rất có thể, bạn sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn, được thăng chức thường xuyên hơn, và kiếm nhiều tiền hơn những người cảm thấy bản thân kém hiệu quả hơn. Đây không phải quan điểm của tôi; mà là những kết quả quan trọng và có thể đo lường trong cuộc sống mà chúng tôi rút ra từ nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu.

Trong kinh nghiệm huấn luyện của tôi, rõ ràng là, những người có hiệu suất cao được coi trọng và trả lương cao nhất trong một tổ chức. Những tổ chức muốn có những lãnh đạo có hiệu suất cao bởi họ tập trung, quản lý những nhiệm vụ xuất sắc, và thành công thường xuyên hơn trong việc thực hiện và hoàn thành các dự án. Họ ít quá tải hơn, và họ cố gắng giành được những mục tiêu lâu dài hơn, với cảm giác mạnh mẽ về niềm vui và tình bạn thân thiết hơn nhiều người khác.

Rõ ràng là, bạn có khả năng làm chủ điều này trong cuộc sống. Hãy cùng nghiên cứu những ý tưởng cơ bản, sau đó chuyển sang những thói quen

nâng cao.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA NĂNG SUẤT

“Thời gian luôn thuộc về người làm việc với vẻ bình thản và những mục

đích lớn lao.”

— Ralph Waldo Emerson

Những nguyên tắc cơ bản để hiệu quả hơn là thiết lập mục tiêu, duy trì năng lượng và sự tập trung. Không có mục tiêu, không có sự tập trung, không có năng lượng - và bạn sẽ thất bại.

Năng suất bắt đầu từ mục tiêu. Khi đề ra mục tiêu rõ ràng và thách thức, bạn có xu hướng tập trung hơn và tham gia vào công việc, dẫn đến một cảm

giác về dòng chảy và sự thích thú mạnh mẽ hơn trong việc bạn đang làm.2 Sự thích thú lớn hơn mang đến cho bạn động lực nội tại, liên quan tới năng

suất cao hơn trong cả số lượng và chất lượng của sản phẩm.3 Tương tự với các nhóm. Những nhóm có mục tiêu rõ ràng và thách thức thường làm việc tốt hơn hẳn những nhóm không có mục tiêu cụ thể. Nghiên cứu luôn chỉ ra rằng, mục tiêu nhóm truyền cảm hứng cho thành viên nhóm làm việc nhanh hơn trong những giai đoạn dài hơi hơn, tập trung hơn vào nhiệm vụ quan trọng, ít phân tâm hơn, và tăng cường nỗ lực tổng thể.4

Năng lượng là một yếu tố quan trọng khác để quyết định năng suất. Như chúng tôi đã đề cập trong chương ba, hầu hết mọi việc bạn làm để chăm sóc tốt bản thân đều quan trọng đối với việc tăng cường hiệu suất làm việc. Ngủ ngon, dinh dưỡng tốt, và rèn luyện thể lực là những hoạt động nâng cao năng suất.5 Và không chỉ năng suất của bạn - ví dụ, khả năng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế có thể liên quan tới những thói quen dinh dưỡng của người dân.6

Bạn sẽ nhớ lại rằng, năng lượng không chỉ liên quan tới giấc ngủ, dinh dưỡng, và rèn luyện thể chất mà còn tới những cảm xúc tích cực. Một sự thật không thể bác bỏ là những người hạnh phúc hơn có sức sản xuất cao hơn. Thực tế, một phân tích tổng hợp về hơn 275.000 người trong 200 nghiên cứu cho thấy rằng, những người hạnh phúc không chỉ có năng suất

hơn - mà còn nhận được những đánh giá cao hơn về chất lượng công việc, sự đáng tin cậy, và sức sáng tạo.7 Một nghiên cứu khác cho biết, những sinh viên lạc quan và vui vẻ với môi trường đại học thành công hơn những bạn học trong hơn một thập niên sau khi tốt nghiệp.8 Thậm chí lời khuyên cũ

“hãy cười lên đi và bạn sẽ hoàn thành nhiều công việc hơn” vẫn đúng đắn.

Một nghiên cứu chỉ ra, xem một clip hài để tạo ra niềm vui trước khi thực hiện công việc quan trọng có thể tăng cường năng suất.9

Cuối cùng, nếu bạn muốn tăng năng suất, bạn phải duy trì sự tập trung.

Hoạt động này không dễ dàng trong kỷ nguyên hiện đại. Sự tràn ngập thông tin, những sao nhãng và gián đoạn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và năng suất của chúng ta. Quá tải thông tin gây mất tinh thần và chất lượng công việc thấp.10 Giải quyết một luồng dữ liệu đầu vào bất tận, hoặc phải dành quá nhiều thời gian trong ngày để nghiên cứu hoặc tìm kiếm thông tin khiến chúng ta khốn khổ. Đó là lý do tại sao có thuật ngữ tê liệt phân tích - chúng ta bị tê liệt bởi quá nhiều thông tin và quá nhiều thời gian thu thập và phân tích dữ liệu đó. Đây chỉ là một lý do tại sao bạn không nên kiểm tra thư điện tử đầu tiên trong buổi sáng. Cơn lũ lớn những thư điện tử gây ra sự choáng ngợp và khả năng phản ứng - đó không phải cảm xúc hay suy nghĩ mà bạn muốn gây dựng một ngày của bạn. Thay vì thế, hãy thử một số hoạt động mà chúng tôi đã bàn luận trong chương năng lượng.

Sự sao nhãng là một yếu tố gây chán nản khác. Một nghiên cứu cho biết, sự sao nhãng làm giảm 20% năng suất.11

Thậm chí còn tệ hơn nếu chúng ta làm những nhiệm vụ có tính thách thức tinh thần - theo đó, sự sao nhãng có thể làm chậm quá trình tư duy của chúng ta gần một nửa.12 Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, làm nhiều việc một lúc chính là sao nhãng. Hoạt động này không tương ứng với những trạng thái tập trung cao độ liên quan tới hiệu suất cao và chất lượng công việc.13 Khi mọi người làm nhiều việc cùng lúc, họ không thể tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ sắp tới bởi vì não bộ vẫn đang xử lý nhiệm vụ chưa hoàn thành trước đó.14

Nguyên nhân lớn cuối cùng là những gián đoạn. Hầu hết mọi người trong những tổ chức lớn bị gián đoạn trong bất kỳ nhiệm vụ, hoạt động, hoặc

cuộc họp cụ thể nào. Khi bị gián đoạn, họ gặp rắc rối trong việc tập trung và bắt kịp việc đang làm. Họ không “phục hồi” nỗ lực đầu tiên, thay vì thế, họ xoay sang nhiệm vụ hoặc dự án khác trước khi tái định hướng bản thân đến nỗ lực đầu tiên.15 Với những khách hàng trong nhóm Fortune 500, thậm chí với những người thành công cao nhất, tôi để ý thấy, một sự gián đoạn đáng kể trong ngày làm việc có thể lấy mất hai đến ba giờ của những nhiệm vụ quan trọng và đã lên lịch.

Những thông tin này sẽ khiến bạn cảm thấy thực sự cần có tính kỷ luật trong việc thiết lập những mục tiêu có tính thách thức, và khiến năng lượng và sự tập trung của bạn luôn tăng tiến. Đó là những việc vất vả, và thường thì những nỗ lực đó bị gián đoạn bởi ý nghĩ rằng điều đó là bất khả thi. Quá nhiều người nói rằng, họ không thể thiết lập những mục tiêu lớn hoặc duy trì năng lượng bởi vì sự cân bằng công việc và cuộc sống của họ trở nên quá vô lý, tôi muốn đề cập đến sự cân bằng này một cách cụ thể trước khi chuyển sang những thói quen.

TRANH LUẬN VỀ SỰ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC - CUỘC SỐNG

“Một trong những cách thức thông thường nhất để một người hiện đại duy

trì sự tự lừa dối là luôn bận rộn mọi lúc.”

— Daniel Putnam

Ngày nay, nhiều người đầu hàng với ý tưởng cân bằng công việc - cuộc sống. Nhưng không đầu hàng quá nhanh. Con người có thể tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống, mặt khác lại tin tưởng sự cân bằng là một giả định cực kỳ thiếu vững chắc và không chính xác. Huấn luyện hàng triệu người về chủ đề năng suất, tôi nhận ra rằng những người không nghĩ sự cân bằng công việc - cuộc sống là có thể tin được là bởi, hoặc (a) họ không bao giờ tạo ra một suy nghĩ có ý thức và kiên định triệt để để định nghĩa, tìm kiếm, đo lường sự cân bằng đó, hoặc là (b) họ định nghĩa “sự cân bằng công việc - cuộc sống” theo một tiêu chuẩn không thể đạt được.

Đầu tiên, hãy cùng đề cập đến ý tưởng rằng không thể có sự cân bằng công việc - cuộc sống. Gọi bất kỳ nỗ lực nào của con người là không thể, thường được chứng minh là tính tự phụ ngây thơ, và quan điểm này không có ngoại

Một phần của tài liệu 6 Thói Quen Làm Việc Hiệu Quả (Trang 168 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)