Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1) - Bộ câu hỏi mức độ HĐTL (phụ lục 2) - Bộ câu hỏi tiền sử bệnh tim mạch (phụ lục 3)
2.5.1.2. Máy đếm bước chân (Pedometer):
- Máy đếm bước chân Yamax Corporation, Tokyo, Japan (model SW 200)
- Cách sử dụng: mỗi bệnh nhân ở nhóm can thiệp được phát một máy đếm bước chân.
Bước 1: Bệnh nhân ấn nút Reset (trên máy) trước khi đi bộ vào ngày đầu tiên.
Bước 2: Đeo máy ngang hông, ở vị trí tạo với đầu gối và ngón chân cái thành một đường thẳng (ảnh 1 - phụ lục 7).
Bước 3: Đi bộ và ghi lại con số trên máy vào nhật ký HĐTL (phụ lục 4) vào cuối ngày.
Lặp lại hai bước 2, 3 trong 07 ngày. Con số trên máy đếm bước chân là cộng dồn số bước chân của các ngày đã đi và được ghi vào nhật ký HĐTL.
Bệnh nhân đến gặp trực tiếp bác sỹ tại phòng khám Nội tiết - ĐTĐ, sau khi đeo máy đếm bước chân và đi bộ hoặc thực hiện các HĐTL khác trong 07 ngày. Bác sỹ xem con số trên máy đếm bước chân (là tổng số bước chân của tuần) và nhật ký HĐTL, dựa vào hai dữ liệu này để tư vấn cho bệnh nhân thực hiện vào 07 ngày tiếp theo.
2.5.1.3. Nhật ký hoạt động thể lực (phụ lục 4):
Bệnh nhân được hướng dẫn cách ghi vào từng mục trong nhật ký và mang tới mỗi tuần khi khám lại.
Tất cả các hoạt động khác (không đánh giá được bằng máy đếm bước chân) sẽ được bác sỹ quy đổi ra số bước chân tương đương (Bảng 1.3).
2.5.1.4. Máy đánh giá sự phù hợp về tuần hoàn và hô hấp với hoạt động thể lực (CRF – cardiorespiratory fitness) – máy Ergometer:
▪ Xe đạp lực kế Ergometer Monark E928, được kết nối trực tiếp với máy tính sử dụng Window 7 (ảnh 2 - phụ lục 7) được sử dụng để thực hiện submaximal test từ đó xác định khả năng hấp thu O2 tối đa (VO2 max), đánh giá sự đáp ứng thích hợp của hệ tim mạch - hô hấp (CRF – cardiorespiratory fitness) đối với các hoạt động của cơ thể. Thông qua đó tính được đơn vị chuyển hóa tương đương - METs.
▪ Test được thực hiện 03 lần: khi bệnh nhân bắt đầu nghiên cứu, sau 3 tháng và khi kết thúc nghiên cứu.
▪ Quy trình thực hiện:
+ Địa điểm: khoa Phục hồi chức năng, bệnh viện Lão khoa Trung ương.
+ Loại test: Manual Ekblom-Bak.
+ Thực hiện test theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân:
- Thực hiện test vào buổi sáng.
- Không ăn no trước test 3 giờ - Không hút thuốc trước test 2 giờ
- Không hoạt động cường độ mạnh 01 ngày trước và trong ngày thực hiện test
- Không đi xe đạp, chạy bộ hoặc có các stress trước test
Bước 2: Bệnh nhân ngồi thoải mái trên xe (độ cao của yên xe đối với mỗi bệnh nhân được giữ nguyên trước và sau nghiên cứu) và được giới thiệu về bảng điểm Borg’s RPE (phụ lục 6).19
Bước 3: Trước test, đánh giá cường độ HĐTL của bệnh nhân khi đạt
nhịp tim mức 120-150 lần/phút (người < 50 tuổi) hoặc 110-140 lần/phút (người ≥ 50 tuổi) hay đạt điểm khoảng 14 theo bảng điểm Borg’s RPE. Từ đó xác định mức kháng trở trên máy với từng bệnh nhân tùy thuộc giới và mức độ hoạt động thể lực trước đó.
Bảng 2.1: Mức trở kháng khi thực hiện test Manual Eklom-Bak
Mức độ HĐTL trước test Mức trở kháng (kp)
Nam Nữ
Không hoạt động 1,5 1,0
Hoạt động thấp 2,0 1,5
Hoạt động trung bình 2,5 2,0
Hoạt động cao 3,0 2,5
Bước 4: Thực hiện 4 phút đạp xe Ergometer ban đầu ở mức trở kháng 0,5 kp và tần số 60 vòng/phút.
Bước 5: Xác định nhịp tim và ghi lại chỉ số tại các thời điểm các phút 3 phút 15 giây, 3 phút 30 giây, 3 phút 45 giây và 4 phút. Tính nhịp tim trung bình.
Bước 6: Tăng mức trở kháng lên theo bảng trên và duy trì tốc độ 60 vòng/phút.
Bước 7: Tại phút thứ 2 sau khi tăng trở kháng, hỏi lại bảng Borg’s RPE Bước 8: Nếu:
- RPE < 10, tăng trở kháng thêm 1,0 kp và thực hiện lại bước 7.
- RPE 10-11, tăng trở kháng thêm 0,5 kp bag thực hiện lại bước 7.
- RPE 12-16, giữ nguyên và tiếp tục bước 9.
- RPE ≥ 17, dừng test, để bệnh nhân nghỉ 20 phút và tiến hành lại test (tốt hơn là tiến hành test vào ngày khác).
Bước 9: Thực hiện 4 phút sau khi tăng mức trở kháng và ghi lại nhịp tim ở các thời điểm 3 phút 15 giây, 3 phút 30 giây, 3 phút 45 giây và 4 phút. Tính nhịp tim trung bình.
Bước 10: Sau khi thực hiện xong, hỏi lại bảng Borg’s RPE.
Bước 11: Tính VO2 max theo công thức:
VO2 max = 4,98196 – 2,88618 x (∆HR/∆PO) + 0,65015 x k – 0,01712 x tuổi
Trong công thức trên:
o k: hệ số quy ước theo giới. Nam: k = 1; nữ: k = 0 o Tuổi: năm
o ∆HR: là hiệu của giá trị trung bình nhịp tim ở bốn thời điểm khi hoạt động cường độ cao và khi hoạt động ở cường độ thấp.
o ∆PO: Quy đổi theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: ∆PO theo mức trở kháng
Mức trở kháng khi hoạt động cường độ mạnh (kp)
∆PO
1 1,5
2 2,5
3 3,5
4
32 64 95 127 159 191 222